Có thể đến năm 2018, hiệp định này mới được thực hiện. Từ nay đến lúc đó, các công ty trong những ngành như sản xuất sợi, vải vẫn có đủ thời gian để đầu tư và tận dụng lợi ích từ TPP.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 19 phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, trong đó bổ sung 106 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015 và 109 DN cổ phần hóa giai đoạn 2016 - 2020.
Thông tin trên đưa ra tại Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2016 của Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tái cơ cấu DNNN vẫn được tiếp tục thực hiện theo hai hướng: Đẩy mạnh cổ phần hóa và đổi mới hệ thống quản trị DNNN. Đặc biệt trong năm 2015, các DN nói chung và DNNN nói riêng bắt đầu chuyển đổi hoạt động theo Luật DN sửa đổi năm 2014.
Kế hoạch trong năm 2015, cả nước còn phải cổ phần hóa 289 DN. Tuy nhiên, hết 6 tháng đầu năm nay cả nước cổ phần hóa 61 DN (trong đó có 5 Tổng công ty và 56 DN, bộ phận doanh nghiệp), 46 DN thực hiện đấu giá cổ phần lần đầu và thoái vốn thông qua sở giao dịch chứng khoán, bằng 28% số lượng cả năm 2014.
Trong số 221 DN thực hiện cổ phần hóa trong năm 2015 theo kế hoạch, có 44 DN đã công bố giá trị doanh nghiệp, 127 DN đang xác định giá trị doanh nghiệp.
Tình hình thoái vốn (ra khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm: bất động sản, chứng khoán, tài chính ngân hàng, bảo hiểm và quỹ đầu tư, tính từ thời điểm Quốc hội ban hành Nghị quyết số 21/2011/QH13 ngày 26/11/2011), 2 quý đầu năm 2015, thoái được 7.522 tỷ đồng, thu được 11.161 tỷ đồng, bằng 1,48 lần giá trị sổ sách.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc các DN cổ phần hóa bắt buộc phải niêm yết trên thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sớm được giao dịch cổ phiếu sau khi cổ phần hóa.
Qua đó cũng góp phần tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu của DN và tạo cơ hội cho các DN tập dượt về các chế độ như công bố thông tin, báo cáo tài chính… trước khi lên sàn niêm yết.
Đến nay, đã có 23 Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án sắp xếp DNNN theo tiêu chí, danh mục phân loại DN 100% vốn Nhà nước. Thủ tướng đã phê duyệt 19 phương án, trong đó bổ sung 106 DN cổ phần hóa năm 2015 và 109 DN cổ phần hóa giai đoạn 2016 – 2020.
Có thể đến năm 2018, hiệp định này mới được thực hiện. Từ nay đến lúc đó, các công ty trong những ngành như sản xuất sợi, vải vẫn có đủ thời gian để đầu tư và tận dụng lợi ích từ TPP.
Các dự án BOT không chỉ gỡ nút thắt về vốn, về hạ tầng mà nó còn tạo động lực phát triển KT-XH...
Trao đổi với PV Thanh Niên, ngay sau khi đàm phán TPP chính thức kết thúc, TS Nguyễn Đình Cung (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng: TPP cần phải được hiểu như là một hiệp định đề ra luật chơi mới trong thương mại đầu tư quốc tế, áp dụng trong một khối kinh tế khá năng động, chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại toàn cầu. Cho nên, việc VN được tham gia hiệp định này có ý nghĩa rất lớn và là cơ hội lớn để thúc đẩy cải cách, phát triển kinh tế cho dù bên cạnh thuận lợi thì TPP cũng đặt ra những thách thức rất lớn.
Sáng 6-10, Bộ Công thương đã chính thức có bản phân tích về hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Theo Bộ Công thương, TPP là bước ngoặt của thế kỷ 21.
“Tại đây, 12 đối tác TPP đã đạt được những điều mà trước đó tưởng chừng là điều không thể đạt được”
Con số tăng trưởng về xuất khẩu của tháng 8/2015 chính là biểu hiện rõ khả năng thích ứng của nền kinh tế nước ta và hiệu quả của những điều chỉnh linh hoạt, kịp thời của Chính phủ trước sự thay đổi tỉ giá của đồng Nhân dân tệ thời gian qua.
Mặc dù kết quả đàm phán TPP tại Atlanta (Mỹ) chưa có kết quả cuối cùng, nhưng các chuyên gia kinh tế Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện này.
Hơn 1.400 nghìn tỷ đồng là số tiền mà Chính phủ đã sử dụng từ nguồn vốn vay trong và ngoài nước để đưa vào cân đối ngân sách nhà nước (NSNN), phục vụ đầu tư phát triển trong giai đoạn 2010-2015.
Chỉ trong chín tháng đầu năm 2015, với khoảng 740.000 tấn cao su xuất khẩu, ngành cao su Việt Nam bị mất hơn… 40.000 tỷ đồng nếu so với giá bình quân cùng thời điểm vào năm 2011.
Bộ LĐ-TB&XH vừa công bố hàng loạt vi phạm trong hợp đồng lao động, an toàn lao động của Tổng thầu Trung Quốc tại Công trình thi công đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự