Tờ Financial Times nhận định Việt Nam là một trong những điểm sáng ít ỏi hiện nay ở khu vực thị trường mới nổi, với tăng trưởng cao và ổn định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi ổn định với tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2015. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng khoảng 6,7% so với năm 2015.
Trong năm 2015, hiệu quả đầu tư và khả năng cạnh tranh đã được cải thiện. Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm và tương đối ổn định là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, những tác động của việc phá giá đồng NDT đang được xử lý bằng nhiều giải pháp, chính sách và không ảnh hưởng lớn đến xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế.
Do đó, mục tiêu trong năm 2016, sẽ tiếp tục giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, kinh tế phát triển bền vững.
Đẩy mạnh các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế khi hội nhập.
Dự kiến, các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2016 bao gồm: GDP tăng khoảng 6,7%; kim ngạch xuất khẩu tăng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở mức 5%; bội chi ngân sách 5%; vốn cho đầu tư phát triển chiếm khoảng 31% GDP và chỉ số giá tiêu dùng khoảng 5%.
Để thực hiện các mục tiêu trên, sẽ tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, chủ động kiểm soát lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, phối hợp chính sách tài khóa; thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực.
Thực hiện đa dạng hóa thị trường, tận dụng và phát huy lợi thế của hội nhập; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Tờ Financial Times nhận định Việt Nam là một trong những điểm sáng ít ỏi hiện nay ở khu vực thị trường mới nổi, với tăng trưởng cao và ổn định.
Bloomberg nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được hỗ trợ tích cực từ giá năng lượng thấp.
Tờ Financial Times của Anh nhận định, kinh tế Việt Nam đang ngấp nghé bờ vực giảm phát khi chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm...
Để tạo bước ngoặt cho cuộc cải cách kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu "gập ghềnh phục hồi", Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng; khắc phục “bẫy thu nhập trung bình”...
Nhiều lúc doanh nghiệp (DN) nói, cơ quan quản lý không tiếp thu, ngược lại cơ quan quản lý nói, DN lại không hiểu. Trong môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay, có thực tế đáng buồn là doanh nghiệp và cơ quan quản lý đang ở hai chiến tuyến khác nhau, họ như đang nói hai thứ ngôn ngữ mà không bên nào hiểu cả…
Theo công bố của Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2015 giảm 0,21% so với tháng trước; bằng 100% so cùng kỳ năm trước; tăng 0,4% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 9 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,74%.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 19 phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, trong đó bổ sung 106 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015 và 109 DN cổ phần hóa giai đoạn 2016 - 2020.
Theo nhận định của ANZ, “Việt Nam tiếp tục khẳng định sự bình ổn đáng kể của mình khi là nền kinh tế duy nhất ở châu Á không có ghi nhận tăng trưởng âm về xuất khẩu và nhập khẩu”.
Báo cáo thẩm tra Đoàn thư ký kỳ họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra rằng, nợ công đang có xu hướng tăng cả về quy mô và tốc độ. Tốc độ tăng nợ công nhanh hơn tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trong khi tốc độ tăng GDP thấp ảnh hướng tới tính bền vững.
Từ hình thức “mềm dẻo” như thông báo bằng văn bản, cán bộ Thuế trực tiếp thuyết phục cho đến hành động cưỡng chế, tạm dừng hóa đơn, công khai DN nợ thuế… Đó là các biện pháp mà cơ quan Thuế đang thực hiện để chống thất thu ngân sách năm 2015.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự