Sau 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp trong nước không chỉ không chen chân được mà đang bị “gạt” ra ngoài sân chơi lớn mang tên FDI.

TP.HCM có 26.000 ha đất nông nghiệp. Nếu chuyển thành đất nhà xưởng, dịch vụ thì tính sơ bộ, nếu đem đấu giá thì giá trị là 1,5 triệu tỉ đồng, là nguồn lực rất to lớn.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nêu nội dung này trong phát biểu bế mạc Hội nghị Thành ủy lần thứ 17, diễn ra chiều 6-7.
Hội nghị lần này sơ kết công việc của một nửa nhiệm kỳ qua, bàn giải pháp cho nửa nhiệm kỳ tới, nên phần kết luận của Bí thư Thành ủy kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ với rất nhiều nội dung.
Trong đó, sơ kết lại 7 chương trình đột phá, Bí thư Thành ủy đặc biệt nhấn mạnh hai chương trình gặp khó khăn lớn về vốn. Đó là chương trình giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông và chương trình giảm ngập nước.
Chương trình giảm ùn tắc, giảm tai nạn giao thông, bí thư cho biết có rất nhiều chỉ tiêu thành phần mới đạt rất thấp, như tới nay mới xây được 3/76 cây cầu, chỉ tiêu đất giành cho giao thông mới được 16%, vận tải hành khách công cộng, mục tiêu là 15-20%, nhưng chỉ đạt 9,5%, là rất thấp.
Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết chương trình này hiện cần 156.000 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách cân đối dự kiến 35%, ODA 14,5%, trung ương 23%. Phần huy động hợp tác công tư mới chiếm 1,3%, trong khi mục tiêu là phải chiếm 39%.
"Mà giao thông, không sử dụng vốn xã hội không thể làm được", bí thư trăn trở.
Với chương trình chống ngập, vừa qua đã khắc phục được một số điểm. ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng chương trình này nếu quyết liệt, đến cuối nhiệm kỳ cũng có thể hoàn thành mục tiêu. Nhưng đến nay vốn cho ngập nước là chưa cân đối được.
Phải nghe dân, để dân đánh giá chính quyền, tiến tới để dân đánh giá về tổ chức đảng. Lâu nay chúng ta chưa có cơ chế để nhân dân giám sát Đảng.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân
Bí thư Thành ủy nêu lên ba giải pháp: hoàn thiện thể chế, giải quyết vốn, xác định đầu việc dứt điểm từng quý để thực hiện.
Đột phá lớn nhất về thể chế là phải coi nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, coi sáng tạo của người lao động là động lực mạnh mẽ nhất để phát triển nhất.
Ngoài ra, tới đây TP sẽ phải bổ sung thêm một đề án là quy trình bồi thường tái định cư, kết nối nhà khoa học, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời chuyển đổi nguồn đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp tạo ra vốn cho TP phát triển
Đặc biệt, bí thư nhấn mạnh phải nghe dân, để dân đánh giá chính quyền, tiến tới để dân đánh giá về tổ chức đảng. Lâu nay chúng ta chưa có cơ chế để nhân dân giám sát Đảng.
Về bố trí vốn, do những khó khăn kể trên, bí thư Thành ủy nói sẽ phải cân đối lại. Những dự án nào thấy rằng không thể hoàn thành được, nên sắp xếp lại ưu tiên những dự án có thể hoàn thành được để người dân được hưởng thành quả.
MAI HOA
Theo Tuoitre.vn
Sau 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp trong nước không chỉ không chen chân được mà đang bị “gạt” ra ngoài sân chơi lớn mang tên FDI.
Nhân định của chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam là một học trò rất dốt học bởi trước đó đã có rất nhiều bài học về quản lý vốn nhà nước từ quốc tế nhưng trên thực tiễn không làm được gì cả.
Có không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) báo lỗ 10, thậm chí 20 năm nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, một hiện tượng được coi là bất thường.
Các chuyên gia cho rằng đại chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến hàng Trung Quốc tràn qua Việt Nam, vì vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho cuộc chiến sinh tồn này, nhất là hàng tiêu dùng, nông sản, công nghiệp hỗ trợ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung về mặt lý thuyết sẽ đem lại cơ hội nhiều cho ngành dệt, da giày, may mặc Việt Nam. Tuy nhiên, đó vẫn đang là “cơ hội”.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam vì khi bị Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa, Trung Quốc sẽ xả hàng sang các nước khác và ức ép hàng Trung sẽ rất khủng khiếp.
Doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Mỹ trong trường hợp chiến tranh thương mại lan rộng...
Theo chuyên gia, cơ quan chức năng Việt Nam khó kiểm soát được việc doanh nghiệp vay nợ ngắn hạn nước ngoài, do đó, phía Việt Nam dễ bị thiệt thòi.
Đánh giá của các chuyên gia kinh tế tại Hội thảo "Định hướng xây dựng kinh tế số Việt Nam" diễn ra ngày 28/6 chỉ ra rằng, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế số.
Tăng thuế VAT ảnh hưởng lên tất cả các hộ gia đình. Đối với người nghèo và cận nghèo thì tăng VAT có ảnh hưởng đáng kể. Các hộ cận nghèo có thể bị giảm chi tiêu thực tế và rơi vào nghèo.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự