Lẽ ra Bộ GTVT phải tích cực thoái vốn khỏi các tổng công ty, DNNN để lấy tiền xây dựng các công trình giao thông, thì đằng này Bộ lại làm ngược.

Nhân định của chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam là một học trò rất dốt học bởi trước đó đã có rất nhiều bài học về quản lý vốn nhà nước từ quốc tế nhưng trên thực tiễn không làm được gì cả.
Đó là chia sẻ của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đưa ra tại hội thảo "Đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN)" ngày 19/7.
Theo bà Lan, chưa nói đến hệ thống quản trị và nhiều mặt khác chỉ riêng cơ chế giám sát DNNN đã có nhiều vấn đề, nhiều câu hỏi được đặt ra. "Phải chăng, Việt Nam là một học trò dốt học biết bao nhiêu người thầy, bài vở mà thực tiễn không làm được gì cả", bà Phạm Chi Lan nhận định.
Vị chuyên gia nhìn nhận từ báo cáo đánh giá của Viện Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đưa ra tại hội thảo, suốt 21 trang đầu tiên nói về kinh nghiệm của các nước, kinh ngiệm chuẩn mực của OECD, World Bank, Việt Nam có rất nhiều bài học.
Tuy nhiên, thực tế, theo báo cáo của ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM), dù đã có hoạt động quản lý giám sát nhưng trong giai đoạn 2011-2016, tỷ trọng DNNN thua lỗ không giảm. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 cho thấy 23/91 tập đoàn, tổng công ty, nhóm công ty mẹ - con lỗ lũy kế trên 17.000 tỷ đồng.
Ông Trung dẫn báo cáo của đoàn giám sát Quốc hội 2018 cũng cho biết: "Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả là môt trong các nguyên nhân dẫn đến những vi phạm trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp".
Bà Lan cho rằng hiện nay Việt Nam kông làm rõ được nội hàm vai trò của cơ quan giám sát, làm cho các cơ quan không hiểu được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, quá nhiều cơ quan được phân công nghiệm vụ tương tự nhau nên không ai chịu trách nhiệm trước các vấn đề thua lỗ, thất thoát trong quản lý vốn nhà nước.
"DNNN chịu nhiều tròng giám sát nhưng không ai thực sự chịu trách nhiệm sẽ chỉ đưa ra những báo cáo giám sát mờ nhạt chồng chéo lên nhau, như thầy bói xem voi", bà Lan bày tỏ.
Hồi tháng 3/2018, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp" (hay thường được gọi là "Siêu ủy ban") được chính thức thành lập. Ủy ban này được kỳ vọng sẽ giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khả năng giám sát, đầu tư và hiểu quả của Siêu ủy ban này vẫn là điều mà các chuyên gia băn khoăn.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, Siêu ủy ban, dù mang tên gọi "Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp" (hay thường được gọi là "Siêu ủy ban") nhưng không nên thực hiện chức năng quản lý nước. Ủy ban quản lý này chỉ nên thực hiện chức năng như nhà đầu tư.
Ông Cung cho rằng nếu Siêu ủy ban tiếp tục chức năng quản lý nhà nước thì mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn và tài sản nhà nước sẽ khó đạt được.
"Để cơ quan này hoạt động tốt đừng áp dụng những quy chuẩn nhà nước cùng đừng tìm nhân tài từ hệ thống công chức nhà nước", TS Cung bày tỏ quan điểm.
"Hệ thống công chức cứ đúng quy trình làm việc sẽ không bao giờ có cách làm khác, sáng tạo đổi mới được", ông Cung nhận định. Theo đó, nhiệm vụ cho nhân sự của Siêu ủy ban nên ở mức rất cao, yêu cầu đầu tư đưa doanh nghiệp tăng trưởng 30-40% để tạo động lực cho phát triển thay vì chỉ yêu cầu tăng 1-2% so với mức đang thua lỗ hiện nay.
Đặc biệt, ai sẽ là người giao nhiệm vụ và nhiệm vụ cụ thể cho Siêu ủy ban là câu hỏi lớn mà Viện trưởng CIEM cho rằng cần phải tìm ra.
Khối doanh nghiệp này hiện có tổng giá trị vốn và tài sản đạt khoảng 5,4 triệu tỷ đồng.
Dự kiến sẽ có 30 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế sẽ chuyển giao cho Ủy ban này quản lý, trong đó có 9/10 tập đoàn kinh tế (ngoại trừ Viettel là doanh nghiệp quốc phòng) và 21 tổng công ty đang thuộc sự quản lý của các bộ.
Danh sách 30 Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước dự kiến chuyển giao cho Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước:
1. Tập đoàn Dệt May Việt Nam
2. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam
4. Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
5. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
6. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam
7. Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam
8. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam
9. Tập đoàn Bảo Việt
10. Tổng công ty Cà phê
11. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
12. Tổng công ty Đường sắt
13. Tổng công ty Hàng hải Việt Nam
14. Tổng công ty Hàng không Việt Nam
15. Tổng công ty Lương thực miền Bắc
16. Tổng công ty Lương thực miền Nam
17. Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam
18. Tổng công ty Giấy Việt Nam
19. Tổng công ty Thép Việt Nam
20. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy
21. Tổng công ty Sông Đà
22. Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)
23. Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện
24. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
25. Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp
26. Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp
27. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam
28. Tổng công ty Dược Việt Nam
29. Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn(Sabeco)
30. Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội (Habeco)
N.A
Theo Ndh.vn
Lẽ ra Bộ GTVT phải tích cực thoái vốn khỏi các tổng công ty, DNNN để lấy tiền xây dựng các công trình giao thông, thì đằng này Bộ lại làm ngược.
Lưới điện Mini là một dải pin năng lượng mặt trời và được kết nối với các ngôi nhà, đảm bảo cung cấp điện 24/7, tách biệt lưới điện quốc gia.
Con đường đúng đắn nhất là trả lại nền kinh tế cho thị trường, Nhà nước chỉ tham gia vào những lĩnh vực tư nhân không thể hoặc không được làm.
Bên cạnh các thách thức, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội dựa trên mức tăng trưởng GDP của năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018.
Cụ thể nhà đầu tư được lựa chọn là Liên danh Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Long Vân – Công ty cổ phần Mặt trời Vân Đồn – Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Công Thành.
Sau 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), doanh nghiệp trong nước không chỉ không chen chân được mà đang bị “gạt” ra ngoài sân chơi lớn mang tên FDI.
Có không ít doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) báo lỗ 10, thậm chí 20 năm nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, một hiện tượng được coi là bất thường.
Các chuyên gia cho rằng đại chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến hàng Trung Quốc tràn qua Việt Nam, vì vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho cuộc chiến sinh tồn này, nhất là hàng tiêu dùng, nông sản, công nghiệp hỗ trợ.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung về mặt lý thuyết sẽ đem lại cơ hội nhiều cho ngành dệt, da giày, may mặc Việt Nam. Tuy nhiên, đó vẫn đang là “cơ hội”.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam vì khi bị Mỹ áp thuế cao đối với hàng hóa, Trung Quốc sẽ xả hàng sang các nước khác và ức ép hàng Trung sẽ rất khủng khiếp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự