Tạp chí kinh tế The Economist vừa có bài viết về những thành tựu thời gian vừa qua cũng như tiềm năng phát triển rất lớn của kinh tế Việt Nam.

Thay vì đầu tư theo kiểu cào bằng hay tập trung vào 3 đặc khu, cần dồn lực thúc đẩy phát triển hai trung tâm kinh tế lớn là vùng Hà Nội và vùng TP.HCM.
Ông Huỳnh Thế Du, Giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam, một chuyên gia về đô thị cho rằng muốn "ra tấm ra món" thì phải tạo ra các cú hích, trong đó hai "đầu tàu" là Hà Nội và TP.HCM phải được tập trung để kéo theo cả một khu vực phát triển.
* Trên thực tế có rất nhiều ưu đãi vượt trội được đưa ra để tập trung phát triển ba đặc khu, với kỳ vọng tạo động lực phát triển kinh tế?
- Muốn phát triển đặc khu, cần phải gắn liền với vùng Hà Nội hay vùng TP.HCM để bung ra. Phát triển đặc khu cần có người giỏi, nhưng thử hỏi giữa hai vùng đô thị trung tâm và ba khu được chọn thì hầu hết mọi người sẽ chọn nơi nào nếu cùng một mức thu nhập?
Các đặc khu có thể thành công ở một số lĩnh vực nào đó, nhưng để tạo ra cú hích lớn, làm động lực cho phát triển kinh tế đất nước, tạo tính lan tỏa ra cả vùng, thì rất khó.
Cần nhìn bài toán kinh tế Việt Nam 20 năm tới là gì, có phải là giữ những nguồn lực, đặc biệt là giữ người tài ở lại Việt Nam để đầu tư, kinh doanh trên chính Việt Nam. Tình trạng chảy máu chất xám, số lượng du học sinh đi học ngày càng đông nhưng không trở về Việt Nam ngày càng nhiều, vậy thì liệu những đặc khu này có giữ chân được những người tài?
Theo quan điểm của tôi, tạo ra cú hích vẫn nên tập trung nguồn lực vào hai đô thị trung tâm, với thể chế vượt trội, xây dựng các vườn ươm, hay chọn một vùng trong hệ sinh thái, một nơi đặc biệt của hai trung tâm này để thu hút nguồn nhân lực.
* Vậy theo ông Hà Nội và TP.HCM có lợi thế vượt trội gì so với các nơi khác?
- Một đặc khu hay một địa phương để tạo ra động lực phát triển thì cần nhìn vào các nhân tố cơ bản. Đó là nơi phải thu hút được doanh nghiệp (nhà đầu tư), người tài, người giàu, và cũng phải có thị trường đủ lớn, với các yếu tố cơ bản cho phát triển.
Cho đến nay, chỉ có vùng TP.HCM và Hà Nội có đầy đủ các yếu tố nền tảng và vượt trội hơn này. Là thành phố tập trung lực lượng lao động có kỹ năng, trí tuệ là nền tảng cốt lõi, nơi thu hút lượng lớn doanh nghiệp, được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn, giáo dục, y tế tốt hơn… Đây cũng là trung tâm sáng tạo, phát triển nhân tố mới.
Kinh nghiệm các nước muốn phát triển và thành công thì cần tập trung vào nơi có hội đủ các yếu tố căn bản, có nghĩa là đầu tư cho "ra tấm, ra món", thì mới tạo ra các cú hích.
Còn nếu không cứ phát triển "mành mành", dàn trải và biến Hà Nội, TP.HCM trở thành thành phố không đáng sống với việc tắc nghẽn, kẹt xe, ô nhiễm, hạ tầng tụt hậu… thì những người có trí tuệ của Việt Nam sẽ không gắn bó lâu dài được và mất đi nguồn lực quốc gia.
Như TP.HCM chỉ suốt ngày đi lo kẹt xe, tắc đường hay kinh tế vỉa hè, mà không tập trung giải quyết các vấn đề gốc rễ, nền tảng để thúc đẩy tăng trưởng, tạo động lực… thì rất khó để bứt phá.
* Thực tế so với các địa phương khác, Hà Nội và TP.HCM cũng đã có được những ưu đãi nhất định song vẫn khó có sự bứt phá?
- Nút thắt khiến cho Hà Nội và TP.HCM chưa phát triển xứng tầm là do chưa được xem là trọng lực thực chất phát triển cho quốc gia, chưa xem quá trình đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa, cùng các yếu tố then chốt để tạo ra sự phát triển của đất nước.
Ví dụ, cơ chế ngân sách hiện nay với các thành phố này còn hạn chế. Nếu như chi ngân sách bình quân cả nước so với GDP là 30% mà Hà Nội chỉ được 15-16%, còn TP.HCM thì bằng phân nửa Hà Nội hay ¼ cả nước là quá thấp.
Trong khi ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, như Thượng Hải và Bắc Kinh tỉ lệ chi là 21% và 22%, gần tương đương chi ngân sách bình quân của quốc gia.
Muốn thoát nghèo, thúc đẩy phát triển và tạo sự lan tỏa, thì phải tập trung đô thị. Thế nhưng chính sách của mình đang là "hàng hai", tức là không tập trung nguồn lực cho "ra tấm ra món" mà có xu hướng đầu tư dàn trải.
*Ông nghĩ gì chuyện cơ chế đặc thù cho TP.HCM sẽ giúp thành phố phát triển ra tấm ra món?
- Trên thực tế đã có nhiều cơ chế và Nhà nước luôn khẳng định dành nguồn lực cho thành phố này phát triển. Nhưng để hiện thực hóa cơ chế, gỡ các nút thắt cụ thể, đưa ra các quy định thực sự tạo khuyến khích, như vấn quyền tự chủ như thế nào, tỉ lệ ngân sách ra sao, thì chưa rõ. Hay cơ chế mở để thu hút người tài, cho những người dám nghĩ dám làm, liệu tinh thần "cởi trói" ấy có được hiện thực hóa hay không?
Cũng có lo ngại nếu tập trung đô thị hóa ở TP.HCM có thể gây kẹt xe do đông dân, nên phải giãn dân hoặc phát triển các vùng xung quanh. Tuy nhiên, trên thế giới chưa có đô thị nào triển khai phương án này thành công. Nhiều đô thị vẫn xây dựng các nhà cao tầng, nhưng gắn với đó là đầu tư hạ tầng giao thông công cộng đồng bộ.
Thập niên 80, dân số đô thị của Trung Quốc tương đương với Việt Nam là 20%, nhưng giờ tỉ lệ này đã gần 60% trong khi Việt Nam chỉ có 35%. Quan điểm phát triển không nên là phân tán nguồn lực nữa, mà cần tập trung cho những thành phố có ưu thế nhất, sau đó phát triển lan tỏa ra.
Tình trạng "vắt kiệt" sức lực của TP.HCM, đầu tư theo kiểu rải mành mành khắp mọi nơi nên không có nơi nào "ra tấm ra món", nguy cơ sẽ dẫn tới người giỏi đi hết, những du học sinh không muốn về Việt Nam, thì không thể tạo ra nguồn đầu tư, công ăn việc làm trong tương lai.
NGỌC AN
Theo Tuoitre.vn
Tạp chí kinh tế The Economist vừa có bài viết về những thành tựu thời gian vừa qua cũng như tiềm năng phát triển rất lớn của kinh tế Việt Nam.
Cần quan tâm đến việc quản lý và sử dụng vốn ODA như thế nào quan trọng hơn là xem xét nguồn vay vốn ODA từ Trung Quốc hay bất cứ nước nào.
Để tạo đòn bẩy cho khu vực Tây Nguyên phát triển, hàng loạt trục giao thông quan trọng đã được đầu tư nâng cấp mở rộng như những cánh tay nối dài đưa Tây Nguyên gần hơn với phía Nam, Duyên hải miền Trung và các nước trong khu vực.
Giải pháp thành lập ủy ban này là kết quả đúc kết từ quá trình cải cách quản trị tài sản Nhà nước và quản trị DNNN trong hàng chục năm qua trên thế giới với những lợi ích đã được thừa nhận và kiểm chứng, tuy nhiên, đang có những mối lo ngại về tính khả thi của ủy ban này.
Việc thành lập cơ quan này thay thế cho bộ chủ quản của các bộ chuyên ngành hiện nay là chủ trương phù hợp và đúng đắn, cần triển khai sớm trong nhiệm kỳ này.
"Siêu uỷ ban" sắp thành lập của Chính phủ đang được cho là một trung tâm quyền lực khó kiểm soát và có thể gây lạm quyền.
Thành lập một cơ quan mới, có thể sẽ đi kèm những phát sinh không nhỏ trong bộ máy, nhưng nếu đó là chìa khóa hữu hiệu vào lúc này để giải bài toán quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản công thì vẫn là lựa chọn không thể chần chừ. Đây là điều ông chủ đích thực là Nhà nước đang rất cần.
Việc tiêu thụ sản lượng thép của Formosa trong bước 1 của giai đoạn đầu tư đầu tiên (7,5 triệu tấn/năm) trên thị trường hiện nay không phải là vấn đề họ phải đối phó. Vấn đề là họ sẽ cạnh tranh về giá như thế nào.
Tiếp tục có những hối thúc về việc sớm ban hành nghị định về kinh doanh casino, thậm chí còn có những đề xuất về việc nên lựa chọn một casino đang hoạt động làm mô hình thí điểm cho người Việt Nam vào chơi, khi các chuyên gia đưa ra con số 800 triệu USD được người Việt mang ra nước ngoài hàng năm để đánh bạc.
Không phải ngẫu nhiên mà sự e ngại dồn tích quyền lực lại đè nặng lên mô hình Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Hình ảnh bộ chủ quản một tay điều tiết chính sách, một tay điều hành doanh nghiệp nhà nước đang hằn sâu vào ý thức của cả một thế hệ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự