Để nợ công không vượt trần vào cuối năm 2016 thì ngay từ bây giờ, Việt Nam phải kiểm soát thật chặt nguồn vốn vay, trong đó phải bố trí nguồn vốn khác để trả được nợ gốc thay vì phải đi vay mới, còn nợ lãi thì nên trích từ ngân sách...

Vấn đề huy động được nguồn lực trong dân (gồm cả vàng và tiền), tạo nguồn vốn phục vụ tăng tưởng kinh tế, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xem xét và báo cáo Chính phủ trong phiên họp sau.
Ngày 01/7/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì phiên họp của Chính phủ trực tuyến với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Kết luận phiên họp, Thủ tướng đã đề ra các định hướng, giải pháp cụ thể để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch 2016.
Tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quán triệt các điểm lớn thể hiện tinh thần chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cụ thể: Quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, trong sạch, liêm chính, chống tham nhũng, lãng phí, kỷ luật, kỷ cương, phục vụ người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn; Tập trung nhiều hơn vào xây dựng thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý tốt hơn để người dân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh; Cùng với đó, tăng cường minh bạch, trách nhiệm thực thi, hạn chế tối đa, tiến tới xóa bỏ cơ chế xin - cho trong tất cả các lĩnh vực, chống lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm trong hành động và chính sách; Đẩy mạnh xã hội hóa, coi khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của tăng trưởng, tạo việc làm mới. Các ngành, các địa phương đều phải có đề án xã hội hóa, huy động sự tham gia đóng góp của người dân, doanh nghiệp; Mặt khác, các ngành, các cấp thực hiện xử lý công việc và chịu trách nhiệm theo thẩm quyền, không đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên, đặc biệt lưu ý công tác phối hợp để giải quyết các vấn đề liên ngành.
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, việc tăng cường kỷ luật kỷ cương phải được coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách hàng đầu của Chính phủ, từng thành viên Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới hiện có diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, Thủ tướng nêu rõ quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là trước mắt chưa điều chỉnh chỉ tiêu Quốc hội đã giao, điều hành quyết liệt, ưu tiên tập trung xử lý các điểm nghẽn để tái cơ cấu kinh tế một cách thực chất, tạo lập nền tảng vững chắc cho tăng trưởng dài hạn. Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề ra hàng loạt giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phấn đấu đạt tiêu đề ra, đó là:
Tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, khuyến khích khởi nghiệp, trong đó hết sức lưu ý rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật; ban hành các Nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng; xóa triệt để "giấy phép con".
Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và xã hội hóa, tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, ưu tiên của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong năm 2016 và giai đoạn 2016-2020. Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty có kế hoạch, lộ trình cụ thể đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành, trong đó thể hiện rõ chủ trương tăng tỷ lệ vốn bán ra, bán cả doanh nghiệp lãi cao, bán hết phần vốn nhà nước đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ.
Đẩy mạnh việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư; tập trung hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất bởi nông nghiệp, tận dụng mọi thị trường xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Thủ tướng lưu ý không vì môi trường đầu tư mà bỏ qua môi trường sống của người dân.
Vấn đề huy động được nguồn lực trong dân (gồm cả vàng và tiền), tạo nguồn vốn phục vụ tăng tưởng kinh tế, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu, xem xét và báo cáo Chính phủ trong phiên họp sau…
(Trithuctre)
Để nợ công không vượt trần vào cuối năm 2016 thì ngay từ bây giờ, Việt Nam phải kiểm soát thật chặt nguồn vốn vay, trong đó phải bố trí nguồn vốn khác để trả được nợ gốc thay vì phải đi vay mới, còn nợ lãi thì nên trích từ ngân sách...
Hạn chế tình trạng xin lùi thời hạn trình văn bản; chủ động điều hành chính sách tiền tệ; kiên quyết không cấp phép đối với các dự án không bảo đảm môi trường; đổi mới phương thức chỉ đạo, điều hành bằng những việc làm cụ thể, đột phá;...là những nội dung quan trọng tại Nghị quyết 59/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2016.
Cơ cấu chuyển từ nước ngoài về nội địa, tốc độ tăng nợ nhanh những năm gần đây cùng với áp lực lên thị trường vốn của doanh nghiệp... là những vấn đề đặt ra sau khi con số nợ 86 tỷ USD của Chính phủ được công bố.
Lạm phát tiềm ẩn khả năng diễn biến bất thường vì từ nay đến cuối năm có nhiều yếu tố dự báo sẽ gây áp lực lên chỉ số giá tiêu dùng.
Tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh đã lên tới trên 459.000 tỷ đồng (gần 21 tỷ USD), chiếm khoảng 17,6% tổng dư nợ công và bằng 11,1% GDP.
Tỷ giá trung tâm ngày 6/7 tăng nhẹ. Đấu giá nhập khẩu 85.000 tấn đường theo hạn ngạch thuế quan. Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 20 tỷ USD…
Trong sáu tháng đầu năm 2016, kinh tế thế giới và Việt Nam đều ghi nhận một số động thái kinh tế mới, với xu hướng chung.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia dự báo lạm phát sẽ tăng 4-4,5% trong năm nay.
Những tác động của Brexit tại Việt Nam đã xảy ra gần như đồng thời với các thị trường tài chính trong khu vực, trái với dự báo của giới chuyên gia.
Dư nợ của Chính phủ tăng từ 72 tỷ USD trong năm 2013 lên 86 tỷ USD trong năm 2014.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự