Thủ tướng cho biết, với thực trạng trên, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng dự án Luật quy hoạch nhằm khắc phục triệt để sự chồng lấn, lãng phí trong xây dựng quy hoạch.

Triển vọng kinh tế Việt Nam ngày càng tốt hơn dù tăng trưởng toàn cầu có thể vẫn ở mức thấp. Việt Nam sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ.
Ngân hàng Standard Chartered vừa công bố báo cáo về Triển vọng kinh tế Việt Nam 2016. Theo đó, Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2016 sẽ đạt 6,9%, cao hơn so với dự báo 6,6% trước đó.
Kết quả này có được là nhờ vào hai ngành đang tăng trưởng tốt là sản xuất và xây dựng trong bối cảnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục khả quan. Với dự báo ấy, Việt Nam sẽ là nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai ở châu Á, chỉ sau Ấn Độ.
Báo cáo nhận định, triển vọng kinh tế Việt Nam ngày càng tốt hơn dù tăng trưởng toàn cầu có thể vẫn ở mức thấp 2,9% trong năm 2016.
Ông Marios Maratheftis - Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered cho biết, dù mức tăng trưởng toàn cầu thấp, nhưng lòng tin và yếu tố tâm lý – hai nguyên nhân chính khiến các thị trường mới nổi phát triển chậm lại trong năm 2015 – sẽ được cải thiện.
“Chúng ta bước vào năm 2016 khi thế giới bớt lo lắng hơn về tình hình kinh tế Trung Quốc chững lại và kỳ vọng về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)” – ông Maratheftis nói.
Bên cạnh đó, các nhà kinh tế của Standard Chartered lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam, hy vọng Việt Nam sẽ tiếp tục đón dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ.
Trên thực tế, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong năm 2015, với tốc độ tăng 6,7% cao hơn chỉ tiêu, cũng như cao hơn so với nhiều dự báo 6,6%. Đây là tốc độ cao nhất từ khi Việt Nam áp dụng cách tính GDP mới.
“Chúng tôi tin Việt Nam là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn và hy vọng Việt Nam vẫn sẽ thu hút nhiều vốn FDI trong năm 2016. Chúng tôi cũng tin rằng Việt Nam là một trong số những nền kinh tế có nhiều cơ hội đầu tư tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không mấy sáng sủa” - Ông Nirukt Sapru, Tổng Giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam cho biết.
Ngoài ra, báo cáo cũng nhận định, lĩnh vực tiêu dùng có thể sẽ tiếp tục đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2016, theo sau đó sẽ là lĩnh vực đầu tư.
Thủ tướng cho biết, với thực trạng trên, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng dự án Luật quy hoạch nhằm khắc phục triệt để sự chồng lấn, lãng phí trong xây dựng quy hoạch.
Việc cải cách có thể đi vào thực chất hơn và những cơ hội từ các hiệp định thương mại sẽ thể giúp GDP Việt Nam đạt mức 6,82% trong năm 2016.
Trong bối cảnh ngành viễn thông đang có nhiều thay đổi mạnh mẽ, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải cải tiến để tồn tại.
Thế hệ lãnh đạo sau Đại hội Đảng đang được kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam tăng tốc, hiện đại hóa nền kinh tế cũng như mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp.
Theo các nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn AmInvestment có trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia) ngày 27/1, Công ty dịch vụ dầu khí Malaysia SapuraKencana và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đang cùng chung đấu thầu hợp đồng xây dựng giàn khoan dầu ngoài khơi bờ biển phía Tây của Ấn Độ.
Trong cơ cấu đầu tư của quỹ BHXH, tỷ lệ cho ngân sách nhà nước và mua trái phiếu chính phủ có xu hướng tăng dần, trong tỷ trọng cho vay ngân hàng thương mại nhà nước giảm dần.
Giá tour quá cao là nguyên nhân chính khiến khách quốc tế đến VN sụt giảm không phanh trong nhiều năm gần đây.
Theo thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN, kế toán là một trong 8 lĩnh vực, ngành nghề đầu tiên được di chuyển tự do sau thời điểm thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Đây là thời cơ nhưng cũng là thách thức lớn nếu ngành kế toán, kiểm toán nước ta không nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu và thông lệ quốc tế.
Theo The Nation, tập đoàn vật liệu xây dựng số 1 Thái Lan SCG, doanh nghiệp đã đầu tư 700 triệu USD vào Việt Nam kể từ năm 1992, đang có kế hoạch tăng cường đầu tư hơn nữa vào Việt Nam, đặc biệt là trong mảng xi măng và hóa dầu đầu dòng.
Mục tiêu đến năm 2035 thu nhập bình quân đầu người Việt Nam sẽ đạt 15.000-18.000 USD; tức là tăng gấp 7-8 lần so với hiện nay...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự