Các mỏ dầu khí chủ lực đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông...

Tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, hệ thống tiền tệ thế giới thắt chặt hay căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ mang lại những rủi ro cho kinh tế Việt Nam trong năm 2019, theo BVSC.
Báo cáo mới nhất của công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết trong năm 2019, kinh tế Việt Nam sẽ đối diện với 3 rủi ro mang tính ngoại biên.
Thứ nhất là sự giảm tốc tăng trưởng của các nền kinh tế lớn. Theo dự báo, GDP toàn cầu sẽ giảm 0,2 điểm phần trăm trong năm 2019.
Thứ hai là Ngân hàng Trung ương các nước như Mỹ, châu Âu, và Anh sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Điều kiện tài chính toàn cầu thắt chặt khi các gói QE không còn nữa
Trong khi đó, rủi ro từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn hiện hữu và đe doạ đến kinh tế trong nước.
Tuy nhiên, BVSC cho rằng nền kinh tế trong nước có thể giảm được những tác động tiêu cực từ các rủi ro này nhờ vào việc tích cực tham gia các Hiệp định thương mại tự do.
Với hiệp đinh CPTPP, BVSC cho rằng tác động tích cực đến Việt Nam là có, nhưng không quá lớn. Dẫn ra số liệu của World Bank, theo đó, hiệp định này có thể mang lại 1,1% GDP cho Việt Nam tính đến năm 2030.
Trong các nhóm ngành, xuất khẩu dệt may, , da giày, thiết bị điện tử sẽ được hưởng lợi nhờ CPTPP.
Hiệp định CPTPP cũng giúp Việt Nam khai thác thêm hai thị trường giàu tiềm năng khác là Canada và Mexico.
Một hiệp định thương mại khác không kém phần quan trọng là giữa Việt Nam với EU (EVFTA). Đây là cơ hội lớn cho xuất khẩu Việt Nam khi hàng hoá luôn xuất siêu vào thị trường này.
Khác với CPTPP, Việt Nam chưa có bất cứ FTA nào với các đối tác tại khu vực châu Âu. Do đó, nếu EVFTA được Quốc hội châu Âu phê chuẩn vào tháng 3/2019 sẽ là một tin vui cho xuất khẩu trong nước. Ước tính xuất khẩu Việt Nam có thể tăng 4-6% mỗi năm trong vòng 10 năm tới nhờ EVFTA
BVSC cũng cho rằng Việt Nam vẫn rất hấp dẫn với các ông lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc trong điều kiện tài chính toàn cầu chưa quá thắt chặt với những nước này.
Mặt khác, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không phải lúc nào cũng mang lại rủi ro. Việc căng thẳng leo thang giữa hai cường quốc sẽ giúp nền kinh tế hơn 90 triệu dân được hưởng lợi từ quá trình sắp xếp lại các chuỗi cung ứng.
N.Dương
Theo Trí thức trẻ
Các mỏ dầu khí chủ lực đã chuyển sang giai đoạn suy giảm sản lượng hay có độ ngập nước cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro, như mỏ Bạch Hổ, Tê Giác Trắng, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Rạng Đông...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và có khả năng cung cấp nhiều việc làm thu nhập cao cho người dân.
Giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng nợ công của Việt Nam ở mức bình quân 18,1%/năm thì giai đoạn 2016 - 2018 đã xuống bình quân còn 8,6%/năm.
Nhiều nghiên cứu cho rằng tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2019 có thể dao động từ 6,7-6,9%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đã giao (6,6-6,8%). Để đạt kết quả này, Việt Nam cần tận dụng mọi cơ hội từ các FTA, nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và đặc biệt là tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú nhận định, điểm nổi bật của thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2018 chính là sự cạnh tranh. Mặc dù cạnh tranh sẽ đem đến nhiều điểm lợi cho người tiêu dùng, song cũng làm xuất hiện nhiều mảng tối.
Doanh nghiệp cần có giải pháp chống thâu tóm hoặc tìm cách phát triển bền vững hơn để không bị lấn sân, mất cơ hội ngay trên sân nhà
Bức tranh có gam màu sáng chủ đạo với mức tăng GDP cao nhất 10 năm trong khi lạm phát thấp hơn dự kiến...
GDP Việt Nam được dự đoán vẫn ở mức cao trong năm 2019, tuy nhiên, nhiều dự báo cho rằng sẽ thấp hơn mức kỷ lục 7,08% của năm vừa qua.
Năm 2019, kinh tế Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng xuất phát cả từ trong và ngoài nước, tuy nhiên cũng không phải không còn những thách thức.
Năm 2018, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,08%, đây là mức tăng cao nhất từ năm 2008, và là tiền đề quan trọng để kinh tế Việt Nam có thể bứt phá trong năm 2019 và các giai đoạn phát triển sau.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự