Các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam cùng lên tiếng cảnh báo về hiện trạng nguồn nước sông Mê Kông, đồng thời kêu gọi hành động nhằm bảo vệ nguồn sống chung của khu vực.

Nợ công tăng nhanh, đến cuối năm 2016 ở mức 63,7% GDP, tăng gần 2% so với con số "chốt" năm 2015 được Chính phủ công bố.
Trình bày tờ trình về dự thảo Luật quản lý nợ công ngày 25/5, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, đến cuối 2016 tỷ lệ nợ công ở mức 63,7% GDP, tăng gần 2% so với số "chốt" nợ công năm 2015 vừa được Chính phủ công bố.
Các dữ liệu về tỷ lệ nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2016 cũng đều tăng so với một năm trước đó. Cụ thể, nợ Chính phủ năm 2016 là 52,6% GDP, tăng 2,6%, nợ nước ngoài Chính phủ 2016 đạt 44,3% GDP tương đương tăng 1,2%...
% GDPChỉ tiêu nợ của Việt Nam qua các nămNợ côngNợ Chính phủNợ nước ngoàiNăm 2014Năm 2015Năm 2016020406080Năm 2014● Nợ công: 58.02
"Nợ công đang tăng nhanh", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thừa nhận, đồng thời cho hay, chỉ tính riêng quy mô dư nợ nước ngoài của Chính phủ đến cuối 2015 (trong đó có vay ODA, vay ưu đãi chiếm trên 94%) đã tăng 6,5 lần so với năm 2001. Khoản dư nợ này tập trung chủ yếu vào 3 nhà tài trợ chính là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tăng 20,3 lần, Ngân hàng Thế giới (WB) tăng 11,5 lần, Nhật Bản tăng 6,8 lần..."Áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ", Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhìn nhận và cho rằng, một phần nguyên nhân là do quản lý vốn vay thời gian qua bất cập, phát sinh rủi ro từ các dự án sử dụng vốn vay Chính phủ hay bảo lãnh, dẫn tới Chính phủ phải trả nợ thay...
Tới giai đoạn 2015-2016, nhờ cơ cấu lại các khoản nợ tốt hơn, lãi suất trái phiếu Chính phủ giảm xuống chỉ còn 6% một năm thay vì 2 con số như trước, nên áp lực trả nợ cho ngân sách đã giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, để quản lý nợ bền vững hơn, những điều chỉnh siết chặt nợ vay, quản lý vốn vay... quy định cụ thể trong dự thảo Luật quản lý nợ công sẽ phần nào "kìm" được tốc độ tăng nợ công trong tương lai. Cụ thể, phạm vi nợ công được quy định tại dự thảo luật gồm: nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. Phạm vi này vẫn được giữ như quy định hiện hành.
Ngoài kiểm soát nợ, dự luật còn đưa ra quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp Nhà nước không đủ khả năng trả nợ thì thực hiện thủ tục phá sản theo quy định.
% thu ngân sáchTỷ lệ bội chi ngân sách qua các năm(*) Dự toán được Quốc hội giaoBội chiNăm 2014Năm 2015Năm 2016*02468Năm 2014● Bội chi: 6.33
Thẩm tra dự luật của Chính phủ trình, Uỷ ban Tài chính ngân sách của Quốc hội cho biết, đa số ý kiến thống nhất với phạm vi nợ công thể hiện trong dự thảo luật, theo đó không tính vào nợ công các khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ, nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
"Nếu cộng cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ khiến gia tăng nghĩa vụ trả nợ công rất lớn, ảnh hưởng tới an ninh tài chính quốc gia. Quy định nợ doanh nghiệp Nhà nước không thuộc phạm vi nợ công cũng phù hợp thông lệ quốc tế", ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách đánh giá.
Mặc dù vậy, ông Hải cũng lưu ý, việc không trả được nợ nước ngoài của doanh nghiệp Nhà nước có thể ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm của quốc gia và thực tế đã có trường hợp Nhà nước phải trả nợ thay. Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định nhằm tăng cường quản lý, giảm thiểu rủi ro đối với khoản nợ này.
Anh Minh
Theo Vnexpress
Các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam cùng lên tiếng cảnh báo về hiện trạng nguồn nước sông Mê Kông, đồng thời kêu gọi hành động nhằm bảo vệ nguồn sống chung của khu vực.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nhất thiết phải giao một đầu mối quản lý, chịu trách nhiệm về nợ công, thay vì phân tán, cắt khúc cho 3 cơ quan như hiện nay.
Nếu được Quốc hội thông qua tại kỳ họp vào tháng 10 tới, khung thuế bảo vệ môi trường sẽ tăng lên mức tối đa 8.000 đồng một lít, gấp đôi so với hiện tại.
Kim ngạch nhập khẩu các dây chuyền, thiết bị công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc đang tăng mạnh, tạo ra sự lo ngại cần thiết.
công nghệ lạc hậu từ Trung Quốcnhập khẩu máy móc từ trung quốc
Nghị quyết xử lý nợ xấu có phải là một sự ưu ái đối với ngành ngân hàng hay không? Điều gì sẽ xảy ra nếu 2.000 giám đốc ngân hàng, chi nhánh có quyền ký quyết định trưng dụng, thu giữ tài sản?
Hãng tin Nikkei của Nhật Bản phân tích lý do Việt Nam ủng hộ TPP 11.
Sức mua của người dân yếu không thể gánh thêm gánh nặng thuế là một trong 3 lý do được ông Nguyễn Đức Hùng Linh, đưa ra lý giải vì sao không thể tăng thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu lên 8.000 đồng/lít.
Kiểm toán Nhà nước vừa hoàn thành báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2015. Đây là tổng hợp kết quả kiểm toán của 276 báo cáo kiểm toán tại 204 đơn vị được kiểm toán trong năm 2016 đối với niên độ ngân sách năm 2015.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã từng đánh giá: 15 năm, nợ công tăng gần 15 lần. Đi sâu vào câu chuyện nợ công, các chuyên gia kinh tế đã đưa ra nhiều phân tích, gợi ý, đóng góp cho dự thảo Luật Quản lý nợ công sắp được bàn thảo.
Để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời băn khoăn của cử tri gửi đến Quốc hội.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự