Liên quan tới việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), nguyên Chủ tịch HĐQT Sabeco Phan Đăng Tuất khẳng định: "đúng quy trình và không có gì sai cả".

Nếu năm 2006, mỗi người Việt Nam chỉ gánh 279 USD nợ công thì nay đã tăng gần 4 lần, lên mức 1.039 USD, theo đồng hồ đo nợ công toàn cầu của tạp chí The Economist.
Nợ công tăng cao là vấn đề mang tính lịch sử
Trong bối cảnh nợ công căng thẳng, mới đây, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi các Bộ, cơ quan Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố và Ngân hàng phát triển Việt Nam, ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam và các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước đề nghị các đơn vị nêu trên sử dụng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài thực hiện một số công việc nhằm xây dựng ngưỡng an toàn vay ODA, vay ưu đãi không ảnh hưởng trần nợ công.
Cũng trong tuần qua, trao đổi với báo chí liên quan đến vấn đề nợ công, ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, nợ công tăng cao như hiện nay là vấn đề mang tính lịch sử, nợ công dồn lại do từ nhiều năm trước, cách nhìn nhận về sử dụng nguồn vốn vay vẫn còn hạn chế, chẳng hạn cho rằng vốn rẻ, thời hạn dài nên trong sử dụng và quản lý không thật chặt chẽ.
Ông Tiến cũng cho biết, liên quan đến việc trả nợ, Việt Nam có thể đàm phán với các chủ nợ để hỗ trợ xoá nợ, cho vay đảo nợ hoặc các chủ nợ này cũng có thể mua lại nợ. Trường hợp bán vốn nhà nước để trả nợ cũng là một phương án nhưng chỉ là giải pháp khi không còn giải pháp nào nữa.
Giải thích thêm về việc tỷ lệ nợ công tăng nhanh chóng trong năm qua, vị đại diện này cho biết, cần nhìn nhận ở góc độ mang tính kỹ thuật.
Cụ thể, đây là vấn đề liên quan đến việc thực hiện song song kế hoạch tài chính và kế hoạch đầu tư trong khi GDP trên thực tế đạt được thấp hơn so với dự báo thì công tác chi đầu tư lại được xây dựng trên GDP dự báo.
Theo thống kê, trong giai đoạn 2011- 2015, nợ công gia tăng nhanh chóng với mức 16,7%/năm. Theo đó, cuối năm 2015, về số tuyệt đối, dư nợ công lên đến 2.608 nghìn tỷ đồng, gấp 1,9 lần so với cuối năm 2011 (1.393 nghìn tỷ đồng). Về số tương đối, cuối năm 2015, nợ công/GDP ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội.
Trong báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV dẫn ý kiến của nhiều chuyên gia cho biết, quy mô nợ công thực tế có thể đã cao hơn so với mức công bố do cách thức xác định nợ công của Việt Nam và một số tổ chức quốc tế uy tín có sự khác biệt.
Cụ thể, nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam dựa trên nguyên tắc: trách nhiệm thanh toán thuộc về chủ thể đi vay; còn nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế được xác định trên cơ sở: chủ sở hữu thực sự hay pháp nhân đứng sau chủ thể đi vay phải có trách nhiệm thanh toán.
Theo đó, nợ công theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ bằng nợ công theo tiêu chuẩn Việt Nam cộng với nợ của: Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội và một số địa phương. Căn cứ theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều chuyên gia đưa ra ước tính và cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam đã vượt mức 100%.
Báo cáo của BIDV cũng chỉ ra mộ số bất cập trong việc sử dụng nợ công như một phần đáng kể của nợ công được sử dụng để trả nợ thay cho đầu tư phát triển, hiệu quả sử dụng không cao nhất là đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.
Bên cạnh đó, cơ cấu chi ngân sách không bền vững cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nợ công, chi ngan sách chủ yếu là chi thường xuyên ở mức tăng trưởng 18,44%/năm trong khi chi đầu tư phát triển từ 2013 đến nay chỉ ở mức 4,8%...
Ngoài ra, BIDV cũng chỉ ra những rủi ro liên quan đến nợ công hiện nay là chỉ tiêu nợ phải trả cả gốc và lãi có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo, nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững, nợ công tác động tiêu cực với nền kinh tế, gây sức ép cân bằng ngân sách nhà nước.
Cũng theo BIDV, Chính phủ liên tục phát hành trái phiếu Chính phủ bù đắp hệ quả quy mô nợ công tăng theo tần suất và quy mô phát hành trái phiếu Chính phủ. Lãi suất cũng bị đẩy lên cao, gây khó cho doanh nghiệp từ đó làm giảm nguồn thu của ngân sách nhà nước để thanh toán các khoản vay.
Trên đồng hồ đo nợ công toàn cầu của The Economist, nợ công Việt Nam đến ngày 11/6 là 94,85 tỷ USD, chiếm 45,6% GDP. Trung bình mỗi người dân Việt Nam đang gánh 1.039 USD nợ, tương đương gần 23 triệu đồng.
Trước đó, năm 2006, nợ công của Việt Nam là 23,34 tỷ USD, chiếm 43,9% GDP. Trung bình mỗi người dân Việt Nam đã gánh 279 USD nợ. Như vậy, sau chưa đầy 10 năm, nợ công Việt Nam đã tăng lên gấp 4 lần và trung bình mỗi người dân đã gánh gấp 3,7 lần nợ công so với 2006.
NGUYỄN THẢO
Theo Bizlive
Liên quan tới việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải làm Phó Tổng giám đốc Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), nguyên Chủ tịch HĐQT Sabeco Phan Đăng Tuất khẳng định: "đúng quy trình và không có gì sai cả".
Campuchia, Việt Nam, Hong Kong (Trung Quốc) nằm trong nhóm chịu thiệt hại nhất châu Á do xuất khẩu nhiều sang Anh.
Câu chuyện thu cổ tức thuộc phần vốn sở hữu Nhà nước tại VietinBank và BIDV về Ngân sách Nhà nước khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: Bấy lâu nay, dòng lợi nhuận từ hàng triệu tỷ đồng mà Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp trở lại với Nhà nước như thế nào?
Việc Nhà nước thu hồi toàn bộ 4.700 tỷ đồng cổ tức tại các ngân hàng khiến vốn tự có của khối ngân hàng thương mại Nhà nước không tăng, dẫn đến dư nợ tín dụng mỗi năm bị thiếu hụt mất 280 nghìn tỷ đồng, khiến GDP Việt Nam giảm ở mức 69,1 nghìn tỷ/năm trong giai đoạn 2016 – 2020.
Báo cáo mới đây của Trung tâm nghiên cứu BIDV cho biết, đến cuối năm 2015, nợ công/GDP của Việt Nam ở mức 62,2%, áp sát ngưỡng kiểm soát 65% của Quốc hội.
Các chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước đều cho rằng, ổn định vĩ mô nên là ưu tiên hàng đầu trong điều hành chính sách.
Việc thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện sở hữu Nhà nước là thực hiện theo Nghị quyết XII của Đảng nhằm tách chức năng sở hữu tài sản, vốn Nhà nước với chức năng quản lý.
Để tạo thuận lợi cho một số hoạt động đầu tư, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế đảm bảo thống nhất, đồng bộ, phù hợp với pháp luật về đầu tư... Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế XK, thuế NK (sửa đổi) đã quy định rất rõ về miễn thuế đối với hàng hóa NK của những dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư; địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số ngành nghề đặc thù.
Thực tế thời gian qua cho thấy, trong tất cả các giải pháp hỗ trợ DN thì phát triển công nghệ tuy đã được chú trọng nhưng diễn biến còn chậm.
Cách hỗ trợ thật sự thiết thực cho DN là sớm loại bỏ hàng loạt điều kiện kinh doanh đang tạo ra một môi trường đầu tư bất bình đẳng giữa các ông chủ lớn và các DNNVV, cũng như làm tăng thêm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự