Việt Nam có rất nhiều sản phẩm mang tính thế mạnh của từng vùng miền. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu mang tầm quốc gia cho các sản phẩm này còn nhiều khó khăn.

Trong khi các loại hình DN chính thức chịu sự điều chỉnh bởi nhiều quy định của pháp luật, thì hộ kinh doanh có mô hình tổ chức, hoạt động thậm chí còn phức tạp hơn, thì lại đứng ngoài.
Khoảng 4 - 4,5 triệu hộ kinh doanh vẫn đang hoạt động trên thị trường mà chưa được sự thừa nhận của pháp luật như là loại hình DN tư nhân, dù mô hình hoạt động thực chất không khác nhau.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty luật Basico, Luật Hỗ trợ DNNVV đang được lấy ý kiến hoàn thiện đáng nhẽ phải bổ sung đối tượng này như là nhóm cần được hỗ trợ để chính thức hoá và gia nhập thị trường. Tuy nhiên, dự thảo luật hiện nay vẫn đang bỏ quên nhóm hộ kinh doanh.
“Đây là dịp phải sửa sai, phải chính thức thừa nhận hộ kinh doanh là loại hình DN tư nhân”, ông Đức khuyến cáo.
Theo ông Đức, dự thảo Luật hiện nay chỉ áp dụng đối với các DN, bao gồm các công ty và DN tư nhân theo quy định của Luật DN năm 2014, mà không điều chỉnh đối với hộ kinh doanh. Với thực tế này, khoảng 4 - 4,5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động như các DN đã không được coi trọng điều chỉnh bằng luật và sẽ tiếp tục bị luật bỏ rơi như suốt mấy chục năm qua.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, xét cả về bản chất pháp lý cũng như bản chất kinh tế, hộ kinh doanh chính là DN tư nhân. Điểm khác nhau lớn nhất là DN tư nhân thì có thể không có, có 1 hoặc nhiều lao động, còn hộ kinh doanh thì chỉ được sử dụng thường xuyên không quá 10 lao động, theo quy định tại khoản 2, Điều 212 về “Hiệu lực thi hành”, Luật DN năm 2014. Đây rõ ràng không phải là dấu hiệu pháp lý đặc trưng.
Ngoài ra, giữa hộ kinh doanh và DN tư nhân đã không còn sự phân biệt rất lớn về pháp lý như trước kia, đó là DN thì có con dấu được thừa nhận cao về pháp lý, còn hộ kinh doanh không có con dấu pháp lý.
Bên cạnh đó, luật sư Trương Thanh Đức lưu ý, về pháp lý thì hộ kinh doanh còn có thể phức tạp hơn nhiều so với DN tư nhân, vì DN tư nhân thì chỉ luôn luôn có một chủ duy nhất, còn hộ kinh doanh thì ngoài một chủ cá nhân, còn có thể có hai hoặc nhiều hơn số lượng thành viên, có thể là vợ chồng, người trong gia đình hay bất kỳ ai.
Thậm chí, đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, luật quy định tối đa chỉ có 50 thành viên, nhưng hộ kinh doanh lại có thể nhiều hơn thế, vì pháp luật hiện nay chỉ quy định rằng hộ kinh doanh có thể gồm “một nhóm người”.
Ở đây có nghịch lý là, trong khi các loại hình DN chính thức chịu sự điều chỉnh bởi nhiều quy định của pháp luật, thì hộ kinh doanh có mô hình tổ chức, hoạt động thậm chí còn phức tạp hơn, thì lại đứng ngoài.
Xét theo một góc độ khác, thì cả 3 đạo Luật DN vào các năm 1999, 2005 và 2014 đều đã gián tiếp thừa nhận hộ kinh doanh là một loại hình DN, vì đều được đề cập đến trong luật, nhưng rồi lại chỉ dừng lại ở chỗ điểm danh, công nhận sự hiện diện, mà không quy định cho loại hình này một danh phận pháp lý của DN.
Một vấn đề đặc biệt quan trọng khác được luật sư Trương Thanh Đức nêu ra, nếu công nhận hộ kinh doanh là DN tư nhân, thì có thừa nhận DN tư nhân có nhiều hơn 1 chủ DN hay không?
Ông Đức cho rằng, nếu không thừa nhận điều này, thì cũng phải coi hộ kinh doanh là mô hình hợp tác kinh doanh, chứ không thể để “lửng lơ” về đặc điểm pháp lý. Thậm chí, hộ kinh doanh còn thường xuyên bị gọi sai theo tên gọi cũ xa xưa là “hộ kinh doanh cá thể” trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 hay trong Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2006 của Chính phủ “Về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020”.
Chốt lại, ông Đức khuyến nghị, trường hợp không công nhận hộ kinh doanh là DN, thì cần xem xét quy định thêm cơ chế khuyến khích để chuyển các hộ kinh doanh thành các DN. Điều này nhằm thực hiện một trong những mục tiêu quan trọng là phát triển 1 triệu DN đến năm 2020.
Bên cạnh đó, dù không thừa nhận hộ kinh doanh là DN, thì ông Đức cho rằng dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV cũng cần bổ sung đối tượng này vào nhóm được hưởng hỗ trợ.
Khanh Đoàn
(Thời báo Ngân hàng)
Việt Nam có rất nhiều sản phẩm mang tính thế mạnh của từng vùng miền. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu mang tầm quốc gia cho các sản phẩm này còn nhiều khó khăn.
Tại Báo cáo kinh tế Việt Nam Quý 2, Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) khẳng định hiện tượng cá chết hàng loạt tại bờ biển miền Trung đã gây một cú sốc bất lợi cho nền kinh tế nói chung và một tổn thất lớn cho khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp nói riêng.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm đang đi xuống, đó là nhận định của TS Lưu Bích Hồ. Một bức tranh kém sắc với tốc độ tăng trưởng chững lại.
Hết nửa năm, ngành Công Thương mới chỉ hoàn thành 46,2% kế hoạch xuất khẩu cả năm, đạt hơn 82 tỷ USD, chỉ tăng chưa đầy 6%. Với mức tăng này cộng với tình hình còn nhiều khó khăn, biến động của thị trường, việc hoàn thành chỉ tiêu XK tăng 10% so với năm 2015 không dễ đạt được.
Đối tượng khách doanh nhân nên là một trong những thị phần cần được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới.
Trong bối cảnh bất ổn đang đe dọa thị trường tài chính toàn cầu hiện nay, nếu xét về giá trị, thì giá cả trái phiếu hiện tại đang phản ánh đặc tính của cung và cầu đối với tài sản an toàn hơn là những dự báo theo chiều hướng xấu của tăng trưởng kinh tế trên toàn cầu của giới đầu tư.
Ngành công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng trưởng khả quan, ngành bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng, đây là những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng của những tháng cuối năm 2016, Bộ Công Thương cho biết.
Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2016 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Công Thương diễn ra vào chiều 12-7.
“Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong quý I khá thấp, chỉ ở mức 5,6%; nhưng những số liệu được công bố gần đây lại cho thấy đà tăng trưởng đã được cải thiện”, báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á quý III của HSBC cho hay.
Nhấn mạnh về vai trò của công nghệ để phát triển doanh nghiệp giữa bối cảnh hội nhập kinh tế, ông Trần Nhất Minh cho rằng, trong kỷ nguyên số hoá này, muốn tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều phải trở thành một công ty IT, doanh nghiệp công nghệ số.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự