Không chỉ yêu cầu các nhà đầu tư BOT phải làm rõ và minh bạch những gian lận, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để trả lời cho cử tri biết về những gian lận trong thu phí BOT.

Đó là nhận định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vào sáng nay, ngày 21/4.
Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ KH&ĐT phải thực hiện tốt vai trò là tham mưu trưởng về các giải pháp kinh tế - xã hội cho Chính phủ, “phải là đường dây nóng về kinh tế” để tập trung giải quyết những vấn đề vĩ mô cấp bách.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Bộ KH&ĐT trong việc tham mưu với Trung ương Đảng, Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời Thủ tướng nêu rõ “trong tình hình mới, yêu cầu mới đặt ra cho Bộ cao hơn”.
Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý chi tiêu công, mua sắm công đảm bảo bình đẳng, công khai trong đấu thầu; nghiên cứu hình thức mua sắm công, đấu thầu quốc gia qua mạng, để góp phần tăng cường công khai, minh bạch. Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thẩm định lại các dự án có vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, yêu cầu đặt ra cho các bộ, ngành liên quan phải có giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay. Với những giải pháp cụ thể: tạo nguồn cho đầu tư phát triển, mà không chỉ là vay nước ngoài, phát hành trái phiếu; kiểm soát và tiết kiệm trong đầu tư công, kể cả chi cho đầu tư phát triển; rà soát lại danh mục các dự án đầu tư công, tập trung cho lĩnh vực y tế, giáo dục.
Trước mắt, Thủ tướng giao cho Bộ KH&ĐT phối hợp tốt với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tổ chức phục vụ Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra ngày 29/4 tới.
Không chỉ yêu cầu các nhà đầu tư BOT phải làm rõ và minh bạch những gian lận, các đại biểu Quốc hội khẳng định sẽ đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để trả lời cho cử tri biết về những gian lận trong thu phí BOT.
Hàng tỷ USD đang được các quỹ đầu tư tư nhân (PE) tại khu vực châu Á lên kế hoạch đầu tư chi phối vào các công ty Việt Nam, tạo nên cuộc cạnh tranh dữ dội giữa các quỹ PE lớn nhỏ trên thị trường.
Tăng trưởng kinh tế quý III có thể đạt mức 6,14%. Tăng trưởng xuất khẩu dự báo ở mức 6,8%; thâm hụt thương mại ở mức 0,4 tỷ USD. Mức tăng giá tiêu dùng trong quý III là khoảng 1,31%.
Tình trạng sử dụng sai nguồn kinh phí xảy ra ở nhiều địa phương khi có tới 21/50 tỉnh, thành phố được kiểm toán bị cơ quan chức năng kiến nghị bố trí hoàn trả hơn 1.600 tỷ đồng.
Với mức tăng trong 6 tháng qua, giá các dịch vụ công (nhóm giáo dục, nhóm thuốc và dịch vụ y tế) đã tác động khá lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân cả nước. Câu hỏi đang được đặt ra vào thời điểm này là, điều chỉnh giá 2 nhóm hàng này như thế nào để duy trì được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát của cả năm 2016.
Chính phủ vừa có Nghị quyết 63/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
Kinh tế tăng thấp hơn cùng kỳ, thu ngân sách giảm... khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP cả năm 2016 khó đạt 6,7% như mục tiêu đề ra.
Liên quan tới vụ việc hàng loạt sản phẩm đã được Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) thông báo cho phép lưu hành nhưng chưa đủ điều kiện, chưa đáp ứng yêu cầu hồ sơ theo quy định được báo chí “khui ra” mới đây, Tổng cục Thủy sản đã công bố danh sách 139 doanh nghiệp bị thu hồi sản phẩm, song không hề đề cập tới danh sách sản phẩm cụ thể.
Tuy tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ chậm lại trong năm nay, nhưng viễn cảnh kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn tích cực. WB kỳ vọng mức tăng trưởng GDP năm nay sẽ đạt khoảng 6%.
Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong năm 2015 cho thấy bức tranh về khối doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục có nhiều mảng tối bởi tình trạng thua lỗ, mất vốn lên đến nhiều nghìn tỷ đồng.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự