Ngày 5.4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã có các phiên thảo luận về dự án luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng dự án luật Quy hoạch.

Theo Bloomberg, trong vài năm qua, trung bình mỗi năm Việt Nam chi 5,7% GDP cho cơ sở hạ tầng, cao nhất Đông Nam Á, đứng sau mỗi Trung Quốc (6,8%). Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần tới 480 tỷ USD để có cơ sở hạ tầng đáp ứng được nhu cầu phát triển.
Hãng Bloomberg cho biết, nếu Việt Nam muốn trở thành con hổ tiếp theo của châu Á, với điều kiện nhân công giá rẻ như hiện nay là chưa đủ, Việt Nam cần có cơ sở hạ tầng đủ tốt, thỏa mãn được các điều kiện của các công ty nước ngoài mới mong lôi kéo các công ty này đầu tư vào Việt Nam.
Hiện tại, với việc mỗi năm chi 5,7% GDP cho cơ sở hạ tầng, hiện hạ tầng của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất định như hệ thống giao thông phát triển khá rộng khắp, các sân bay và đường cao tốc được xây dựng trên khắp đất nước.
Những cố gắng này của Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2016 đã đạt mức kỷ lục 15,8 tỷ USD. World Bank (WB) cũng dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng hơn 6% cho đến năm 2019, nằm trong nhóm tăng trưởng nhanh nhất thập kỷ này.
Tuy nhiên, từng đấy vẫn là chưa đủ, nếu Việt Nam muốn thu hút nhiều hơn nữa vốn FDI để thực hiện giấc mơ "con hổ châu Á" thì Việt Nam sẽ cần cần tới 480 tỷ USD từ nay đến năm 2020 cho đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm 11 nhà máy điện với tổng công suất 13.200 MW và 1.380 km đường cao tốc.
Nhưng theo một số nguồn báo cáo, nguồn ngân sách nhà nước của Việt Nam chỉ có thể đủ để chi trả cho 1/3 nhu cầu tài chính xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này thể hiện rõ qua chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh kế hoạch thu hút đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Đấy sẽ là vấn đề quan trọng cần giải quyết đối với nền kinh tế Việt Nam.
Thực ra, số tiền này có thể giảm xuống nếu Việt Nam có cơ chế tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia với nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện nay, tỷ lệ đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đang rất thấp, chưa tới 10%. Trong khi đó tại một số nước, ví dụ như Ấn Độ, con số này lên tới hơn 30%.
Nhưng so với mặt bằng chung của khu vực, Việt Nam đang là nước dẫn đầu về cuộc đua phát triển cơ sở hạn tầng để thu hút FDI.
ADB ước tính các nền kinh tế mới nổi trong khu vực sẽ phải đầu tư ít nhất là 2.630 tỉ USD từ nay tới năm 2030 để xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, tăng cường cung cấp điện cũng như nâng cấp các hệ thống cung cấp nước và vệ sinh...
Theo số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, chỉ tính riêng trong khu vực Đông Nam Á, tỉ lệ đầu tư cơ sở hạ tầng chiếm 5.7% GDP của Việt Nam vượt trội hơn hẳn so với phần còn lại: Indonesia, Philipines chỉ đạt chưa đầy 3% GDP, Malaysia, Thái Lan thì thậm chí hiện đang ở mức dưới 2% GDP; chỉ đứng sau Trung Quốc.
Những quốc gia Đông Nam Á khác hiện tại cũng đang bắt đầu lên kế hoạch để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vừa có chỉ đạo xây dựng dự án nâng mức chi tiêu cho hạ tầng cơ sở của nước này lên 7% GDP, trị giá khoảng 120 tỉ USD từ nay đến năm 2022.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đang đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nước này. Bước đầu là mở tuyến cao tốc nối liền các đảo chính và một tuyến đường sắt dài 720 km từ Jakarta đến Surabaya.
Ánh Dương
Theo Viettimes.vn
Ngày 5.4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã có các phiên thảo luận về dự án luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cùng dự án luật Quy hoạch.
Sáng 5/4, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tọa đàm khoa học “Dự báo kinh tế quý II/2017”.
Sáng 29/3, Tổng cục thống kê công bố chỉ số CPI quý I tăng 4,96% so với cùng kỳ năm 2016, mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Là nhà xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tất nhiên việc Samsung quyết định cắt giảm sản lượng smartphone sẽ tác động không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà kinh tế học cũng như World Bank lại rất lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2017.
Tăng trưởng quý 1 năm 2017 mặc dù cao hơn mức tăng của quý 1 các năm 2012 - 2014, nhưng thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm 2015, 2016.
Nhìn nhận việc dọn dẹp vỉa hè sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, song đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng mức độ tác động không quá lớn, bởi quy mô kinh doanh cá thể thấp hơn nhiều mức 30-50% GDP mà một số ý kiến nêu ra.
Vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 3 tháng đầu năm tăng mạnh. Vài năm trước, Trung Quốc đã thay đổi quy trình công nghệ để môi trường sạch hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ công nghệ lạc hậu từ nước này sẽ tuồn về Việt Nam.
“Các nhà đầu tư cũng đã nhận ra BOT không còn là miếng bánh ngon dễ ăn, các ngân hàng cũng thấy như vậy nên họ cũng đã bắt đầu bỏ chạy.” ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội nói.
Theo Bloomberg, dù là một trong những nền kinh tế nhỏ của châu Á, Việt Nam đang nằm trong top đầu của cuộc đua đầu tư hạ tầng để thu hút vốn nước ngoài.
Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam (SDV) đã có văn bàn đề nghị tiếp tục đầu tư thêm 2,5 tỷ USD, nâng tổng mức đầu tư dự án tại Bắc Ninh lên 6,5 tỷ USD. Tuy nhiên, việc đầu tư thêm đi kèm với điều kiện, dự án hiện tại của SDV tại Bắc Ninh được chuyển sang hưởng ưu đãi theo tiêu chí dự án có quy mô lớn
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự