Sáng 10-11, Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) khoảng 6,7%. Trong bối cảnh khó khăn, mục tiêu này có khả thi?

Có tới gần 100% dòng thuế Việt Nam cam kết xóa bỏ theo Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), đăng đặt ra nhiều thách thức cho nhà quản lý trong việc thu chi ngân sách.
Theo ông ông Vũ Nhữ Thăng - Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Tài chính) trong quá trình triển khai đàm phán TPP Bộ Tài chính đã có đánh giá tác động từ Hiệp định đến thu chi ngân sách. Tuy nhiên, do việc thực hiện các hiệp định FTA tương đối đa chiều, có sự đan xen nên tạo ra sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu, do đó Bộ Tài chính cho rằng thu ngân sách từ xuất khẩu có thể giảm ở thị trường này nhưng lại tăng thị trường khác.
Tuy nhiên, cũng theo đánh giá của Bộ Tài chính, do thực hiện theo các cam kết theo trong ASEAN, WTO và các Hiệp định thương mại khác, số thu ngân sách năm 2008 – 2010 liên quan đến thuế xuất khẩu và nhập khẩu đang có xu hướng giảm. Tỷ trọng này trong giai đoạn 2011 – 2015 cũng chỉ chiếm 8% trong tổng thu ngân sách.
“Quy mô và tỷ trọng thu ngân sách từ xuất nhập khẩu giảm nhưng số tuyệt đối với đang có xu hướng tăng vì kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Quy mô thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu vẫn duy trì ổn định trong thời gian ngắn hạn, nhưng áp lực giảm thu vẫn có khi năm 2018 chúng ta thực hiện cam kết của các Hiệp định ASEAN, ASEAN+ và TPP” – ông Thăng nói.
Do đó, Bộ Tài chính cho biết đã kiến nghị Chính phủ có những điều chỉnh chính sách liên quan đến thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thu nội địa… Mục đích nhằm điều chỉnh cơ cấu thu và tỷ lệ thu hợp lý, đảm bảo tính bền vững trong cơ cấu thu ngân sách.
Năm 2014 – 2015 mục tiêu cải cách thuế thu từ nội địa không kể dầu thô là 70% và tiến tới 80%. Tuy nhiên, Bộ Tài chính thông tin, riêng trong năm 2015 thu từ nội địa (không kể dầu thô) đã đạt 74%, cho thấy đây là nỗ lực lớn của cơ quan Thuế, Bộ Tài chính trong việc đảm bảo tính bền vững của ngân sách trong thời gian tới.
Trước đó, thông tin được Bộ Tài chính đưa ra tại buổi họp báo chuyên đề về TPP liên quan đến lĩnh vực tài chính cho hay: Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế trong Hiệp định TPP. Cụ thể, sẽ có 65,8% dòng thuế có thuế suất về 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực; 86,5% số dòng thuế có thuế suất vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực;
97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hằng còn lại cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.
Việc cam kết xóa bỏ tới gần 100% dòng thuế không chỉ tạo áp lực lên ngân sách khi số thu thuế xuất nhập khẩu giảm, mà còn tạo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn đối với sản phẩm hàng hóa nội địa.
Sáng 10-11, Quốc hội thông qua nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 với mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GDP) khoảng 6,7%. Trong bối cảnh khó khăn, mục tiêu này có khả thi?
Các bộ, ngành, địa phương đề xuất cần khoảng 3.710 ngàn tỉ đồng trong 5 năm tới nhưng tổng mức vốn ngân sách trung ương chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu đầu tư
Mới đây, một số ý kiến cho rằng NHNN nên giảm bớt sở hữu ở các ngân hàng thương mại nhà nước, có thể về 51%. Nếu điều này xảy ra, cùng việc thoái vốn ở 3 ngân hàng 0 đồng, theo thị giá hiện tại, NHNN có thể mang về cho ngân sách tới hơn 80.000 tỷ đồng – một con số khổng lồ.
Với gần 90,5% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành sáng nay (10/11), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2016.
Giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng thâm hụt ngân sách, nợ công đang ngày càng phình ra? Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Phạm Thế Anh, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, phân tích:
Luồng ý kiến ủng hộ lập luận Nhà nước sẽ không bị thiệt nếu xoá nợ, trong khi bên phản đối cho rằng đề xuất này là bất công cho các doanh nghiệp tư nhân.
Nếu Việt Nam tạo không gian cạnh tranh tốt và điều kiện vĩ mô thuận lợi doanh nghiệp không lo vì họ đủ khôn ngoan và mạnh mẽ để xoay chuyển tình thế, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho biết.
Trao đổi với Thanh Niên, đại biểu Bùi Đức Thụ (ảnh), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, lo ngại nếu không tính toán, giám sát kỹ các khoản vay sẽ làm tăng nợ công, dồn hết gánh nặng nợ lên đời con, đời cháu sau này.
Trong 2 ngày Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 và giai đoạn 2011-2015, nhiều đại biểu Quốc hội cảnh báo nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế và hệ số ICOR cao cho thấy đầu tư của nền kinh tế chưa thực sự hiệu quả.
Trong thời gian vừa qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về sự cần thiết của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu. Cụ thể có ý kiến cho rằng nên bãi bỏ thu Quỹ Bình ổn giá xăng dầu vì việc thu Quỹ không mang lại lợi ích gì cho người tiêu dùng, trong khi việc sử dụng Quỹ này chưa công khai, minh bạch. Vậy nên hiểu như thế nào cho đúng về vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự