tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-05-2016

  • Cập nhật : 04/05/2016

Chứng khoán Nhật rớt mạnh theo “lời nguyền tháng Năm”

Tâm lý “bán vào tháng Năm” đã được thể hiện rất rõ trên thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng, hàng loạt thị trường đã giảm điểm, theo tin từ CNBC.
co phieu cua mot loat cac cong ty xuat khau bi ban manh tren thi truong chung khoan nhat trong ngay hom nay - anh: japantimes.

Cổ phiếu của một loạt các công ty xuất khẩu bị bán mạnh trên thị trường chứng khoán Nhật trong ngày hôm nay - Ảnh: JapanTimes.

Chốt phiên hôm nay (2/5) trên thị trường chứng khoán Nhật, chỉ số Nikkei 225 giảm 518,67 điểm tương đương 3,11% xuống 16.147,38 điểm. Trong phiên giao dịch, đã có lúc chỉ số giảm sâu đến 4,14%.
 
Trong phiên giao dịch gần nhất vào ngày thứ Năm tuần trước, chỉ số Nikkei 225 giảm đến 3,61% sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật không đưa ra biện pháp nào hạ giá đồng Yên.
Trên thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm 16 điểm tức 0,8% xuống 1.978,15 điểm. Thị trường chứng khoán Úc, chỉ số ASX 200 mất hơn 1% và đóng cửa phiên hôm nay ở mức 5.243,00 điểm.
Phiên hôm nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Malaysia đóng cửa nghỉ lễ.
Nhiều chuyên gia trên thị trường chứng khoán lo ngại biến động tiêu cực trên thị trường chứng khoán Nhật có thể lan ra nhiều thị trường khác.
“Tâm lý thất vọng về các biện pháp chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật sẽ tiếp tục “đè năng” lên tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán Nhật. Giới đầu tư và chuyên gia nên theo dõi sát sao các biến động của thị trường bởi hoàn toàn có khả năng tâm lý bi quan sẽ lan ra các thị trường khác. Đồng Yên có thể sẽ tiếp tục tăng giá trong nỗi hoảng sợ như vậy”, trưởng bộ phận phân tích tại quỹ OANDA, ông Stephen Innes, nhận định.
Cổ phiếu của một loạt các công ty xuất khẩu bị bán mạnh trên thị trường chứng khoán Nhật trong ngày hôm nay. Cổ phiếu Toyota chốt phiên giảm 3,75%, cổ phiếu Nissan giảm 4,95%, cổ phiếu Honda giảm 3,98%, cổ phiếu Panasonic mất 7,37%.
Cổ phiếu của công ty sản xuất túi khí giảm 9,25% sau khi Reuters đưa tin nhiều khả năng hơn 100 triệu xe ôtô trên toàn cầu sẽ bắt buộc phải bị thu hồi vì lỗi túi khí do Takata sản xuất.
Chốt phiên hôm nay, đồng yên giao dịch với đồng USD ở mức 106,51 yên/USD, tăng 0,16% trong phiên.
Các chỉ số trên thị trường tương lai cho thấy cổ phiếu Sony giảm 4% bởi sau khi thị trường chứng khoán Nhật đóng cửa, Sony công bố lỗ 88,3 tỷ yên trong quý 4 năm tài khóa vừa qua.
Trên thị trường chứng khoán Úc, cổ phiếu của một loạt ngân hàng lớn giảm khi một loạt các thông tin công bố gần đây cho thấy lợi nhuận của các ngân hàng nhiều khả năng đã giảm sâu trong quý vừa qua. Cổ phiếu ngân hàng Westpac giảm 3,54%, cổ phiếu ngân hàng ANZ mất 2,22%, cổ phiếu ngân hàng thịnh vượng Úc giảm 2,10%.
Giá dầu cũng giảm trên các thị trường châu Á, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6 giảm 0,7% xuống 45,60 USD/thùng, giá dầu Brent cùng kỳ hạn giảm 0,97% xuống 46,91 USD/thùng.(VNeconomy)

Tỷ phú Ninh Bình muốn đầu tư dự án hơn 1 tỷ USD dọc sông Hồng

Nếu được chấp thuận, đây sẽ là dự án cơ sở hạ tầng được đầu tư dọc sông Hồng lớn nhất từ trước đến nay, theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành).
ong nguyen van thien, chu tich hdtv cong ty tnhh xuan thien ninh binh.

Ông Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình.

Theo đề xuất của chủ đầu tư, siêu dự án này có tổng vốn đầu tư 24.510 tỷ đồng tương đương khoảng gần 1,08 tỷ USD (trong đó, 30% tổng mức đầu tư do nhà đầu tư góp; phần còn lại huy động vốn vay thương mại).
Đây là dự án do Công ty TNHH Xuân Thiện thành viên Tập đoàn kinh tế Xuân Thành đề xuất với Bộ Kế hoạch và đầu tư. Bộ này cũng vừa trình Thủ tướng xem xét và thông qua chủ trương đầu tư.
Theo như tính toán, nhà đầu tư này sẽ xây dựng khoảng 6 đập dâng nước và âu tàu, náo vét 288km luồng sông Hồng từ Việt Trì lên Lào Cai, kết hợp xây 6 nhà máy thủy điện nhỏ (cấp 2), kiểu tuabin trục ngang cột nước thấp, được thiết kế có công xuất 228MW; đồng thời xây dựng 7 cảng từ Hà Nội tới Lào Cai để khai thác giao thông đường thủy dọc tuyến đường thủy này. Dự án cũng sẽ cung cấp điện khoảng 0,91 tỷ kWh/năm.
Nhà đầu tư này kỳ vọng dự án sẽ hoàn vốn trong 25 năm. Nguồn thu chính là bán điện với giá khởi đầu 1.900 đồng/kWh và sau đó có lộ trình tăng dần lên 3.560 đồng/kWh, và nguồn thu từ thu phí đường thủy tính trên lượng hàng hóa vận chuyển (dự kiến giá phí mà nhà đầu tư đưa ra đoạn Việt Trì - Yên Bái thu 10.000 - 15.000 đồng/tấn; đoạn Yên Bái thu 40.000 - 45.000 đồng/tấn).
Xuân Thiện thuộc tập đoàn kinh tế tư nhân Xuân Thành, một tỷ phú ở Ninh Bình. Xuân Thiện chuyên hoạt động đầu tư xây dựng trong lĩnh vực thủy điện, nhà máy xi măng, khách sạn nghỉ dưỡng…
Nhà máy thủy điện trong và ngoài nước với tổng công suất gần 3.000 MW và các nhà máy xi măng có tổng công suất gần 10 triệu tấn/năm. Là một trong những doanh nghiệp tư nhân hàng đầu sở hữu các nhà máy thủy điện và nhà máy xi măng tại Việt Nam.
Theo giới thiệu của Xuân Thiện, công ty này sẽ tìm kiếm cơ hội trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án sản xuất xi măng, thủy điện và khách sạn có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ USD đến 3 tỷ USD.

Big C về tay “đại gia” Thái Lan, doanh nghiệp Việt chật vật trong cuộc chơi mới

Tập đoàn Central Group đã chính thức hoàn tất chuyển nhượng thương vụ mua lại Big C Việt Nam với giá hơn 1 tỷ USD, theo đó toàn bộ hệ thống siêu thị Big C của Việt Nam sẽ thuộc quyền sở hữu của Central Group thay vì Tập đoàn Casino (Pháp).
central group da chinh thuc hoan tat chuyen nhuong thuong vu mua lai big c viet nam voi gia hon 1 ty usd

Central Group đã chính thức hoàn tất chuyển nhượng thương vụ mua lại Big C Việt Nam với giá hơn 1 tỷ USD

Thua từ hàng hoá đến hệ thống phân phối

Sau một thời gian “chạy đua” chào giá của nhiều công ty như Lotte Group (Pháp), Aeon (Nhật Bản), Central Group và TCC Holding (Thái Lan) và các nhà đầu tư trong nước như CTCP Thăng Long GTC (thành viên Hanoitourist), Saigon Co.op và Masan Group (Việt Nam), cuối cùng chuỗi Big C Việt Nam đã về tay Tập đoàn Central Group của gia đình tỷ phú Thái Chirathivat.
 

Trong thương vụ này, Saigon Co.op cũng đã lọt vào vòng đàm phán cuối cùng tuy nhiên, theo đại diện Saigon Co.op phía bán nêu khó khăn là thương vụ này được mua bán bởi công ty nước ngoài đặt ở châu Âu, họ lo ngại liệu Saigon Co.op có xin được giấy phép hay không.

“Công ty đang bị đặt vào tình thế khó khăn hơn đối thủ cạnh tranh, đề nghị Chính phủ hỗ trợdoanh nghiệp trong các thủ tục”, đại diện Saigon Co.op đề xuất.

Trong thông cáo phát đi ngày 29/4 vừa qua, Central Group cho biết, nhận chuyển nhượng chuỗi siêu thị Big C Việt Nam từ tay Casino ngoài Central Group còn Tập đoàn Nguyễn Kim, doanh nghiệp mà trước đó, hồi tháng 1/2015, Power Buy, đơn vị thuộc Tập đoàn Central Group đã mua 49% cổ phần.

Central Group cùng với Nguyễn Kim Group sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược của Big C Việt Nam, đặc biệt là liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam cho các cửa hàng Big C.

Hiện, các hoạt động kinh doanh bán lẻ của Central Group Việt Nam gồm hàng điện máy, thể thao, thời trang và trung tâm thương mại. Central Group Việt Nam hiện có hơn 6.600 nhân viên tại Việt Nam, làm việc tại 100 cửa hàng với các mô hình bán lẻ khác nhau bao gồm 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa hàng thời trang, 1 khách sạn; 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 kênh thương mại điện tử, 13 siêu thị Lan Chi.
 

Như vậy, vừa mua xong hệ thống Metro Cash & Carry tại Việt Nam từ người Đức, người Thái mua tiếp hệ thống Big C Thái Lan từ người Pháp và dường như những thương vụ chuyển nhượng giá hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD của người Thái trong lĩnh vực bán lẻ chưa dừng lại.

Theo đó, không chỉ gói kẹo, đôi dép, tới đây, hàng điện máy, hàng hoá xa xỉ… của Thái Lan sẽ “đổ bộ” vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ thua trên trên sân nhà.

Trao đổi với BizLIVE, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại cho biết, xâm nhập hàng Thái vào thị trường Việt Nam đã đến ngưỡng phải lo lắng, Việt Nam thua trên sân nhà từ hàng hoá đến hệ thống phân phối.

“Cuộc xâm nhập này, người tiêu dùng có lợi trong khi áp lực sẽ rất lớn đối với hàng hoá nội, doanh nghiệp nội phải bừng tỉnh. Cuộc cạnh tranh phải chấp nhận vừa cạnh tranh vừa cộng tác”, ông Phú nhấn mạnh.

Doanh nghiệp cung ứng chật vật

Theo đại diện một doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm tươi sống, từ thời điểm siêu thị Metro Cash & Carry về tay người Thái đã có sự chuyển biến lớn trong hoạt động marketing như ưu tiên doanh nghiệp Thái.

“Cùng một mặt hàng nhưng hàng của doanh nghiệp Thái liên tục tung ra nhiều chương trình giảm giá trong khi hàng Việt không như vậy”, vị này cho hay.

 hang thai lan tai metro ha dong. anh: n.thao

 Hàng Thái Lan tại Metro Hà Đông. Ảnh: N.Thảo

 

Cũng theo lãnh đạo một doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM, kể từ khi siêu thị Metro Cash & Carry bán cho nhà đầu tư Thái Lan, mọi hoạt động liên quan đến điều chỉnh giá cả, hàng hoá đều diễn ra khá chậm chạp, gây khó cho doanh nghiệp.

Theo lời kể của vị này, doanh nghiệp phải mất 6 tháng kể từ khi thông báo mới được phép rút hàng khỏi kệ, chưa kể giá cả biến động lên xuống, muốn điều chỉnh gần như không thực hiện được.

Ông Vũ Vinh Phú cho biết, khi các nhà bán lẻ Thái Lan vào Việt Nam chắc chắn họ sẽ tăng tỷ trọng hàng Thái trên quầy kệ vì vậy nếu không có chính sách kịp thời không chỉ có cảnh người dân chuyển sang mua hàng Thái mà còn chứng kiến nhiều thương vụ “bán mình” của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới đây.

Khảo sát tại một số siêu thị như Metro, Big C, Lotte, Fivimart, Citimart.. cho thấy, hàng Thái Lan cũng đã xuất hiện nhiều hơn, với giá bán chỉ tương đương hoặc cao hơn không đáng kể so với mức giá trung bình của hàng hoá Việt Nam cùng chủng loại.(Bizlive)

Trung Quốc tiếp tục bơm tiền vào thị trường

Ngày 3/5, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã tiếp tục bơm thêm tiền vào thị trường nhằm giảm tình trạng căng thẳng về khả năng thanh khoản.

kiem dong nhan dan te tai mot diem giao dich ngoai hoi o thuong hai, trung quoc. anh: reuters/ ttxvn

Kiểm đồng Nhân dân tệ tại một điểm giao dịch ngoại hối ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters/ TTXVN

Theo Tân Hoa xã, PBoC đã bơm 100 tỷ NDT (tương đương 15,5 tỷ USD) thông qua Thoả thuận bán và mua lại cổ phiếu (repo) trong đầu tư ngắn hạn - một quá trình mà theo đó các ngân hàng trung ương mua cổ phiếu của các ngân hàng thông qua thoả thuận bán lại chúng trong tương lai. 

Trong một tuyên bố, PBoC cho biết hợp đồng bán và mua lại cổ phiếu lần này có kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 2,25%. Trước đó, trong 3 ngày liên tiếp từ 27-29/4, PBoC cũng lần lượt bơm 120 tỷ NDT, 110 tỷ NDT và 30 tỷ NDT vào hệ thống tài chính của nước này.

Tại thị trường liên ngân hàng ngày 3/5, chuẩn lãi suất liên ngân hàng qua đêm (Shibor) tại Thượng Hải (Shanghai) giảm 4,57 điểm phần trăm - xuống 2,0033%.


Người Australia xuất khẩu không khí cho Trung Quốc

Hai doanh nhân từ Australia đã quyết định tận dụng thiên nhiên của đất nước mình một cách hiệu quả, hay nói cách khác là kiếm tiền từ không khí.

Họ sẽ cung cấp tới Trung Quốc những bao đựng không khí sạch của Australia. Theo Mashable, công ty Australia đề xuất thu lấy không khí từ các vùng lân cận các điểm danh lam thắng cảnh khác nhau tại châu lục, ví dụ, từ khu vực  dãy núi Blue. Giá thành của mỗi bình không khí là 20 đô la Australia (khoảng 340 nghìn đồng).

Người sử dụng sẽ hít không khí từ bình qua mặt nạ nhựa gắn trên bao bì. Theo lời các doanh nhân, mỗi suất trong đó có chứa khối không khí đủ cho 130 lần thở sâu. Cần lưu ý rằng do tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng ở Trung Quốc, món hàng bình không khí sạch mới lạ đang rất được ưa chuộng.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-05-2016

    Gây ô nhiễm, công ty ở Brazil đối mặt án phạt 43,5 tỉ USD
    Johnson & Johnson lại thua kiện phấn rôm gây ung thư
    Hiệp hội Xăng dầu 'chê' cách tính thuế nhập khẩu
    Vôi sống của Việt Nam bị Úc kiện
    Bốn tháng, người Việt chi 1 tỉ USD nhập linh kiện ô tô

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-05-2016

    Chính phủ Nhật “đau đầu” vì Yên tăng giá quá mạnh
    Nga hái ra tiền từ du lịch quân sự
    ECB họp quyết việc "khai tử" đồng 500 euro
    Pháp ám chỉ khả năng tạm dừng đàm phán TTIP
    “Con đường tơ lụa” Trung Quốc gặp khó ở Thái Lan

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-05-2016

    Tồn kho bất động sản còn gần 41.500 tỷ đồng
    IMF: Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,3% trong 2016
    Chi mạnh cho quảng cáo, khuyến mãi, Vinacafe lần đầu tiên báo lỗ
    Yêu cầu doanh nghiệp Thái Lan giải trình vụ mua Metro
    Một loạt sản phẩm thịt từ Nga sắp tràn vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-05-2016

    Myanmar phấn đấu thu hút 140 tỷ USD vốn FDI
    Có thể thu hơn 4.600 tỷ đồng tiền thuế từ thương vụ chuyển nhượng Big C?
    Chỉ số PMI tháng 4 của Việt Nam lên 52,3 điểm, cao nhất trong 3 quý
    Sacombank hợp tác với tập đoàn lớn thứ 4 Nhật Bản
    HSBC: Lợi nhuận quý 1 giảm 18% nhưng vẫn duy trì cổ tức

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-05-2016

    Lạm phát tăng trở lại
    Xuất khẩu tôm hồi phục
    Đà hồi phục của giá hàng hóa mới chỉ bắt đầu
    Doanh nghiệp Hàn Quốc “nối đuôi nhau” sang Việt Nam
    Leicester và sự mờ ám về tài chính

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-05-2016

    Năm 2016 đặt mục tiêu XK hơn 2 tỉ đô la trái cây
    15 tấn chuối Việt Nam đầu tiên đã có mặt ở siêu thị Nhật Bản
    VASEP dự báo xuất khẩu hải sản năm 2016 tăng 13%
    Bắt 9,7 tấn nguyên liệu bào chế thuốc Bắc nhập lậu từ Trung Quốc
    Mitsubishi và Nissan khốn khổ vì bê bối gian dối nhiên liệu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-05-2016

    Nhà đầu tư Hàn Quốc: Xu hướng đầu tư vào “tỉnh lẻ”
    Chuyển chủ nợ cho vay khủng khó đòi của siêu TCT Cảng Hàng không Việt Nam
    Giá dầu sụt mạnh trước nỗi lo sản lượng OPEC đạt kỷ lục
    Ngân hàng lại lo thiếu vốn
    Có thể mở lại tín dụng ngoại tệ cho doanh nghiệp

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-05-2016

    Xuất siêu là do nhập siêu giảm?
    Dầu rớt giá, công ty Saudi Arabia đuổi 50.000 nhân viên nước ngoài
    Cục Quản lý cạnh tranh yêu cầu giải trình vụ Metro bị thâu tóm
    Tăng trưởng xuất khẩu sắp tới ngưỡng
    Tập đoàn Sanitas sẽ đầu tư vào Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực y tế chất lượng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-05-2016

    Hàn Quốc và Iran ký nhiều thỏa thuận lớn về kinh tế
    Kinh tế Canada đảo chiều giảm nhẹ
    Nhiều công ty Hàn Quốc chuyển trọng tâm sang Việt Nam
    Nhật viện trợ các nước hạ lưu sông Mekong 7 tỉ USD
    Cha đẻ đồng tiền ảo bitcoin quyết định lộ diện

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-05-2016

    Google đang có ý định thâu tóm Telegram với giá 1 tỷ USD, quyết tâm đánh Facebook
    Ông Putin phê chuẩn FTA giữ Liên minh Kinh tế Á Âu và Việt Nam
    Nhóm G7 cam kết thúc đẩy đầu tư và bảo đảm an ninh năng lượng 
    Gucci yêu cầu Hong Kong ngừng bán hàng mã nhái thương hiệu
    3 “đại gia” hàng tiêu dùng hủy hợp đồng dầu cọ với Malaysia