tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-07-2018

  • Cập nhật : 25/07/2018

Kinh tế Mỹ sẽ hưởng lợi khi Trung Quốc suy thoái

Mỹ có khả năng hưởng lợi từ sự sụt giảm mạnh trong nền kinh tế Trung Quốc ngay cả khi phần còn lại của thế giới bị ảnh hưởng, theo tính toán của ngân hàng trung ương Đức Bundesbank.

Sử dụng mô hình điều chỉnh, Bundesbank tính toán GDP toàn cầu không có Trung Quốc sẽ bị giảm 1% trong 2 năm, thay vì ước tính 0,7% trong mô hình chuẩn. Các nền kinh tế lớn cũng thấp hơn ít nhất 0,27%.

Ảnh hưởng của suy thoái Trung Quốc. (Nguồn: Bundesbank)

Trong khi đó, ngân hàng cho rằng giá thấp hơn ở các quốc gia châu Á vì tăng trưởng yếu hơn sẽ kích thích tiêu dùng và đầu tư tư nhân của Mỹ, giúp Mỹ tăng 0,2% sản lượng trong 2 năm. Dự đoán cũng giả định Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phản ứng mạnh hơn Ngân hàng Trung ương châu Âu trước sự chậm lại của Trung Quốc khi thiết lập chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, Bundesbank cảnh báo rằng những dự đoán này vẫn có thể quá lạc quan. Các mô hình giả định đồng tiền Trung Quốc ổn định và không tính đến suy giảm tiềm ẩn trong niềm tin kinh tế toàn cầu.

Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhập khẩu hơn 500 tỷ USD hàng hóa từ cường quốc châu Á trong năm ngoái, hơn 3 lần so với lượng xuất khẩu sang nước này.(NDH)
----------------

Brazil mở cửa thị trường trong nước để tăng cơ hội cho nông sản xuất khẩu

Brazil có thể hưởng lợi từ mở cửa thị trường nội địa để đổi lấy việc tiếp cận các thị trường nước ngoài dành cho hàng nông sản của nước này, trong đó có thịt lợn và cà phê.

Phát biểu tại Diễn đàn kinh doanh nông nghiệp toàn cầu ở Sao Paulo, Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Blairo Maggi cho biết Brazil, một trong những nước xuất khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới bao gồm ngũ cốc và thịt, sẽ sớm nâng hạn ngạch nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ và một số nước châu Âu.Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Blairo Maggi Tuy nhiên, ông Maggi không đưa ra thời gian cụ thể hoặc các chi tiết về mức hạn ngạch này. 

Ngoài ra, ông Maggi cho biết, tăng cường nhập khẩu cà phê sẽ vấp phải sự phản đối của người nông dân trồng cà phê trong nước nhưng có thể mang lại lợi ích cho đất nước bằng cách hỗ trợ phát triển lĩnh vực sản xuất cà phê hòa tan mạnh mẽ hơn. 

Ông Maggi cho biết việc Brazil xuất khẩu hơn 100 tỷ USD thực phẩm đã thu hút sự quan tâm của thị trường và khiến nước này gặp trở ngại trong hoạt động xuất khẩu do những hạn chế hay lệnh cấm thương mại. Châu Âu đã cấm nhập khẩu thịt gà của Brazil và Nga cấm nhập thịt lợn và thịt bò của quốc gia Nam Mỹ này trong năm 2017.(Bnews)
-----------------------

Hàng loạt dự án bất động sản Hà Nội, Tp.HCM đang thế chấp tại VAMC

Thông tin từ Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cho thấy, hiện nhiều dự án bất động sản khủng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước đang được thế chấp tại VAMC. Trong đó, có nhiều dự án ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội, tài sản được thế chấp tại VAMC là quyền sử dụng và sở hữu toàn bộ diện tích tại tầng 2 chung cư E1 toà nhà Chelsea Park Khu đô thị Yên Hoà, Cầu Giấy, diện tích sở hữu riêng có mục đích sử dụng không phải là nhà ở như văn phòng, dịch vụ công cộng…

Dự án tiếp theo có thể kể đến là Khu đô thị mới Việt Hưng, quận Long Biên. Hiện dự án bất động sản hình thành trong tương lai tại ô CT-08C của khu đô thị này với diện tích 3.426 m3, thời hạn thuê 30 năm từ 2002 đến 2032 đang được thế chấp tại VAMC. Quy mô dự án là công trình cao 15 tầng có 1 tầng hầm, diện tích xây dựng cao tầng 1.370 m2; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Tiến thành chứng nhận đầu tư.

VAMC đang nhận thế chấp toàn bộ công trình xây dựng thuộc dự án tòa nhà hỗn hợp Công trình thương mại dịch vụ và nhà ở Skyview Trần Thái Tông tại Lô C, ô đất D4 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội; nhận thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại Khu đô thị mới Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội với diện tích đất 306.56 m2.

Thêm vào đó, toàn bộ các căn hộ chưa ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng thuộc tòa nhà CT 104, thuộc khu CT1, dự án Usilk City, khu đô thị Văn Khê mở rộng do Công ty Sông Đà Thăng Long làm chủ đầu tư; 18 căn hộ hình thành trong tương lai của tòa CT4-108, dự án Usilk City khu đô thị mới Văn Khê, diện tích mỗi căn 151,28 m2; tài sản gắn liền với đất hành thành trong tương lai (bao gồm 1,2,3) tòa 101,102,103 cụm CT1 thuộc dự án Usilk City cũng đang thế chấp tại VAMC.

Ở Thanh Trì, VAMC nhận thế chấp các dự án Khu đô thị mới Cầu Bươu, dự án Khu nhà ở để bán cho cán bộ công nhân viên chức liên cơ quan huyện Thanh Trì, Trung tâm dịch vụ Thương mại Thanh Trì với 6 tầng, tổng diện tích sàn là 24.741m2.

Ở Mê Linh là dự án Mê Linh diện tích 5.454 m2 và toàn bộ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh Làng BIDV tại khu đô thị mới CIENCO 5 cũng được thế chấp tại VAMC.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, VAMC đang nhận thế chấp nhiều quyền sử dụng đất và công trình hình thành tương lai trên đất tại dự án chung cư cao tầng kết hợp dịch vụ diện tích 2.217 m2 tại 192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 6, quận 3 (dự án New Pearl); gần 20.000 m2 để xây dựng Dự án khu cao ốc căn hộ và biệt thự cao cấp BMC - Hưng Long; quyền sử dụng đất và tài sản đã đầu tư trên đất 71.497m2 đất xây dựng Dự án khu trung tâm thương mại và dân cư Hưng Điền tại phường 16, quận 8.

Khu dân cư 13E Phong Phú, huyện Bình Chánh tại thửa đất số 141-149, 151-157, 161-173 và 790, tờ bản đồ số 30 với tổng diện tích: 16.972 m2; tài sản hình thành trong tương lai là dự án PetroVietnam Landmark tại phường An Phú, quận 2 cũng đang được thế chấp tại VAMC.

Ngoài ra, dự án khu dân cư 584 Tân Kiên, Bình Chánh hiện cũng đang thế chấp trên 600 căn hộ; chung cư Vạn Hưng Phát, quận 8 thế chấp 14 căn hộ; chung cư Thái Bình Plaza, quận 2 thế chấp 141 căn hộ (nay đã được chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phúc An Khang); dự án 584 Lilama SHB Plaza tại quận Gò Vấp thế chấp 724 căn hộ; dự án Cao ốc Xanh, quận 9 thế chấp 730 căn hộ.

Hay những tài sản khác như tài sản hình thành trong tương lai thuộc dự án SouthGate Tower, quận 7; dự án Căn hộ và văn phòng cao tầng (Saigon Apartment); quyền sử dụng 7.016 m2 đất dự án tại 201-203 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình thuộc quyền sử dụng của Tập đoàn S.S.G

Tại Đà Nẵng, VAMC đang nhận thế chấp toàn bộ khu A3-1, A2-1, khu X1 thuộc khu phức hợp dịch vụ thương mại, chung cư và đất ở, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu với diện tích 11.843 m2; một dự án có diện tích 14.343 m2 tại phường Hòa Minh và Hòa Khánh Nam.

Cùng với đó là 46 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 12.120m2 và quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất với diện tích 15.482 m2, thửa đất số C2, tờ bản đồ số PMA tại Khu đô thị Phú Mỹ An, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn

Khu du lịch biển Bãi Bụt, quận Sơn Trà cũng đang thế chấp quyền sử dụng đất diện tích 5.204 m2; quyền khai thác đất thuê diện tích 264.616 m2; toàn bộ công trình, cơ sở hạ tầng trên diện tích khuôn viên của dự án 290.920 m2 cùng nhiều bất động sản với tổng diện tích gần 20.000 m2. (Vneconomy)
------------------

Malaysia thu hút vốn đầu tư trực tiếp ngước ngoài giảm gần 13%

Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ròng đổ vào Malaysia trong năm 2017 chỉ đạt 41 tỷ ringgit (10,08 tỷ USD), giảm 12,77% so với năm trước đó.

Năm 2017 Malaysia thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm gần 13% so với năm trước. Ảnh minh họa: TTXVN

Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ròng đổ vào Malaysia trong năm 2017 chỉ đạt 41 tỷ ringgit (10,08 tỷ USD), giảm 12,77% so với năm trước đó, sau khi đạt mức cao 47 tỷ ringgit trong năm 2016, theo số liệu của Cơ quan Thống kê Malaysia.

Cơ quan Thống kê Malaysia cho hay trong năm ngoái, lượng vốn FDI chủ yếu được rót vào khu vực dịch vụ (chiếm 48,2% tổng số vốn), nhất là lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, hoạt động thông tin và truyền thông.

Khai mỏ và khai thác đá là lĩnh vực hút FDI nhiều thứ hai (31,2%), tiếp đến là khu vực chế tạo (15,7%). 

Châu Á là địa bàn cung cấp FDI nhiều nhất cho Malaysia, chiếm 63,5% tổng FDI của nước này, tiếp theo là châu Âu và châu Phi.

Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) tiếp tục là nhà đầu tư châu Á hàng đầu tại Malaysia trong năm vừa qua với 7,5 tỷ ringgit, trong khi Trung Quốc đã “soán ngôi” Singapore trở thành nhà đầu tư đóng góp FDI nhiều thứ hai (với 6,9 tỷ ringgit) cho Malaysia. 

Malaysia cũng ghi nhận số tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (DIA) ròng thấp hơn trong năm ngoái khi chỉ đạt 24,9 tỷ ringgit, thấp hơn đáng kể so với mức 33,2 tỷ ringgit trong năm 2016.

Châu Á là điểm đến hàng đầu các dòng DIA của Malaysia, chiếm 50% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước này, tiếp đến là châu Mỹ và châu Âu. Tại châu Á, DIA của Malaysia chủ yếu đổ vào Singapore và Indonesia.

Turkmenistan đã thế chân Ấn Độ để trở thành nước tiếp nhận DIA nhiều thứ ba của Malaysia. 

Chính phủ Malaysia kỳ vọng nền kinh tế nước này tăng trưởng từ 5,5-6% năm nay, tương ứng với dự báo của Ngân hàng trung ương Malaysia.

Theo Bộ trưởng Tài chính Malaysia Lim Guan Eng, Malaysia là một nền kinh tế mở, đa dạng do đó ngay cả khi chịu tác động bất lợi từ cuộc chiến thương mại toàn cầu, kinh tế Malaysia cũng sẽ tăng trưởng ít nhất là 5% trong một vài năm tới. 

Số liệu của Bloomberg cho thấy thị trường chứng khoán Malaysia có khả năng hồi phục đáng kể khi so sánh với các thị trường khác như tại Singapore, Jakarta, Bangkok, Hong Kong và Thượng Hải.(Bnews)

Trở về

Bài cùng chuyên mục