"Con bài dầu mỏ" của Mỹ: Một mũi tên trúng nhiều đích; Mỗi ngày ngành Thuế sẽ phải thu 4.000 tỷ đồng tiền thuế; Xuất khẩu dệt may thẳng tiến 35 tỷ USD

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, số lượng người sử dụng hình thức thanh toán di động tại Trung Quốc đã tăng 57,83 triệu trong năm 2017, tăng 12,3%.
Hiệp hội mạng Internet Trung Quốc ngày 19/7 đã công bố báo cáo cho thấy sự mở rộng nhanh chóng về số lượng người sử dụng điện thoại di động để thanh toán, khi con số này đạt 531 triệu người sử dụng tính đến thời điểm cuối năm 2017.
Số lượng người sử dụng hình thức thanh toán di động đã tăng 57,83 triệu trong năm 2017, tăng 12,3%. Tổng số người sử dụng thanh toán trực tuyến ở nước này đạt 531 triệu vào cuối năm 2017, tăng 11,9% so với năm 2016. Trong đó, dịch vụ mua sắm trực tuyến đã chứng kiến lượng giao dịch lên tới 7.200 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 1.100 tỷ USD) trong năm 2017, tăng 32,2% so với năm 2016.
Cũng theo báo cáo trên, tính đến cuối năm 2017, đã có 772 triệu người sử dụng mạng Internet ở Trung Quốc, và 97,5% trong số đó là những người sử dụng Internet di động. Sự tăng trưởng của lĩnh vực thanh toán di động này của Trung Quốc là nhờ cơ sở hạ tầng mạng Internet được cải thiện và đổi mới.
Hiện Trung Quốc đang sở hữu mạng lưới 4G lớn nhất thế giới và tiếp tục phấn đấu mở rộng hơn nữa, với mục tiêu bổ sung thêm 450.000 trạm thu phát 4G mới trong năm nay để cải thiện vùng phủ sóng trong các tòa nhà, thang máy, và các không gian đóng khác như trên đường sắt và đường cao tốc.
Ngoài dịch vụ mua sắm trực tuyến, hình thức thanh toán di động hiện còn được mở rộng tới các cửa hàng và nhà hàng, và hiện đang được tận dụng để thanh toán cho mọi thứ, qua đó biến Trung Quốc trở thành thị trường thanh toán di động lớn nhất thế giới (TTXVN)
------------------
Trong cuộc phỏng vấn mới đây trên CNBC, Tổng thống Mỹ - Donald Trump thể hiện quyết tâm áp thuế lên toàn bộ hàng nhập khẩu Trung Quốc nếu cần thiết.“Tôi sẵn sàng tiến tới mốc 500”, ông cho biết.
Con số 500 ám chỉ giá trị số hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ năm 2017 (505,5 tỷ USD). Trong khi đó, hàng Mỹ xuất sang Trung Quốc chỉ là gần 130 tỷ USD, theo số liệu từ cơ quan thống kê Mỹ.
Tổng thống Mỹ - Donald Trump trong cuộc phỏng vấn hôm 21/7. Ảnh: CNBC
Dù vậy, đến nay, Mỹ mới chính thức áp thuế với 34 tỷ USD hàng Trung Quốc. Quốc gia châu Á này cũng đã đáp trả bằng chính sách tương tự. Nếu tính theo quy mô thương mại, Trung Quốc sẽ không thể trả đũa tương đương với Mỹ.
Những bình luận của ông Trump cho thấy Mỹ sẵn sàng hành động hết khả năng. Nền kinh tế lớn nhất thế giới muốn Trung Quốc nhượng bộ và cam kết không ăn cắp công nghệ của doanh nghiệp Mỹ.
“Tôi không làm điều này vì chính trị. Tôi đang làm điều đúng đắn cho đất nước của chúng ta”, ông cho biết, “Chúng ta đã bị Trung Quốc gây ảnh hưởng tiêu cực quá lâu rồi”.
Ông khẳng định Mỹ “đang bị lợi dụng” trên nhiều phương diện, kể cả thương mại và chính sách tiền tệ. Dù vậy, ông cho biết mình không có ác ý với Trung Quốc khi áp thuế nhập khẩu. “Tôi không muốn khiến họ sợ hãi. Tôi muốn họ làm điều đúng đắn”, ông nói, “Tôi thực sự khá thích Chủ tịch Tập Cận Bình, nhưng thế này là không công bằng”.(Vnexpress)
------------------------
Việt Nam và các nước có chi phí sản xuất thấp tại Đông Nam Á đang được nhiều công ty Trung Quốc cân nhắc, do căng thẳng với Mỹ.
Các chủ nhà máy ở vùng trung tâm sản xuất tại Quảng Đông cho biết thuế nhập khẩu hiện tại và sự thiếu chắc chắn về các chính sách thương mại với Mỹ đang khiến họ phải đẩy nhanh kế hoạch đa dạng hóa sản xuất ra ngoài Trung Quốc. Lương nhân công tại đây cũng đã tăng nhanh trong thập kỷ qua.
“Chúng tôi không nghĩ cuộc chiến thương mại này chỉ là cuộc khủng hoảng ngắn hạn”, Joe Chau - quản lý một xưởng may đồ trẻ em tại Quảng Đông cho biết. Ông hiện cũng là chủ tịch bộ phận doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Phòng thương mại Hong Kong. “Chúng tôi phải phân tích quốc gia châu Á nào tốt cho khách hàng của mình, để bù đắp rủi ro từ Trung Quốc”, Chau cho biết.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã áp thuế nhập khẩu 25% lên số hàng hóa trị giá hàng chục tỷ USD của Trung Quốc. Ông Trump cũng đe dọa tổng số hàng bị áp thuế có thể lên hơn 500 tỷ USD.
Dù hàng may mặc, và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác, như đồ chơi, vẫn chưa bị ảnh hưởng, Chau cho biết các hãng bán lẻ Mỹ và nhà cung ứng tại Trung Quốc vẫn cần cùng nhau lên kế hoạch trước đợt mua sắm mùa thu. Vì “không ai có thể đoán trước ông Trump sẽ làm gì”.
Jimmy Kwok - Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Hong Kong cho biết với các mặt hàng như đồ điện tử, quá trình chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á đã bắt đầu. Căng thẳng thương mại cũng đang khiến các công ty xem xét lại chuỗi cung ứng.
Tuy vậy, các lãnh đạo cũng cho biết việc chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc cũng phải mất vài năm. Khi đó, họ lại gặp rủi ro vì có thể căng thẳng Mỹ - Trung đã được giải quyết, hoặc ông Trump mở rộng thuế với các quốc gia khác, như Việt Nam, để ngăn Trung Quốc né thuế.
Chiu Chi-hong là chủ một nhà máy đồ chơi tại Quảng Đông, chuyên cung cấp sản phẩm cho Disney và Mattel. Ông cho biết dù đồ chơi chưa bị áp thuế, hàng xuất khẩu của ông cũng đã bị hải quan Mỹ “kiểm tra cực kỳ gắt gao” từ đầu năm nay.
Cùng 30 hãng sản xuất khác, tháng 9 này, ông sẽ tới Myanmar để đánh giá khả năng chuyển sản xuất sang đây, nhằm tránh các rào cản thương mại của Mỹ với Trung Quốc. Dù vậy, ông lo ngại chính sách có thể lại thay đổi.“Ông Trump và ông Tập có thể lại làm hòa. Chúng tôi chỉ là công ty nhỏ, không thể điều hành hai nhà máy tại hai nơi cùng một lúc được”, ông cho biết.
Angelo Cheung - Gám đốc Aoyagi - một hãng điện tử Nhật Bản có sản xuất tại Trung Quốc cho biết một số đơn hàng từ Mỹ đã bị hoãn lại vì bất ổn. “Chúng tôi đang ở giữa ngã tư đường”, ông nói. Công ty của Cheung đang cân nhắc nhiều lựa chọn, trong đó có chuyển một phần chuỗi cung ứng sang Việt Nam, nhưng “tất cả chỉ là giải pháp trong trung và dài hạn”.
Jon Cowley tại hãng luật Baker & McKenzie đánh giá việc mở các nhà máy tại địa điểm mới “rất đắt đỏ và phức tạp”. Các nhà máy được phép xuất khẩu hàng sang Mỹ phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về môi trường, lao động và chất lượng. Vì vậy, cơ sở sản xuất tại nước mới cũng sẽ mất một thời gian để theo kịp.
Thách thức lớn hơn nữa là nhu cầu của người tiêu dùng thay đổi khá nhanh. Các nhà máy hiện tại ở Trung Quốc có lợi thế nhờ hàng chục năm kinh nghiệm và mối quan hệ lâu năm với các hãng bán lẻ Mỹ.
Cowley nhận định các chủ nhà máy sẽ không vội vã chuyển sản xuất. Tuy nhiên, nếu họ đã cân nhắc đa dạng hóa sản xuất rồi, vì muốn tận dụng chi phí thấp tại các nước như Việt Nam, “tình hình hiện tại có lẽ đã đủ thôi thúc họ thực hiện”. (Vnexpress)
-------------------------
Ông Nguyễn Đình Cung cho hay Chính phủ đã rút được kinh nghiệm nên có lẽ sẽ không sử dụng cách thức như những kiến nghị không phù hợp để điều hành.
Biến động của nhiều đồng tiền lớn trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo theo không ít kiến nghị về việc phá giá đồng VND.
Với quan điểm khác, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng kiến nghị phá giá đồng tiền là quá vội vàng và thiếu cơ sở phù hợp với bối cảnh Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM), tác động của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đến nền kinh tế Việt Nam là tác động đối với nền kinh tế thực. Chính vì vậy, dùng giải pháp tiền tệ để xử lý những vấn đề kinh tế thực sẽ không bao giờ giải quyết triệt để được. Theo ông Dương, các vấn đề từ nền kinh tế thực cần những giải pháp từ phía cung.
Bên cạnh đó, phá giá đồng tiền, điều chỉnh tỷ giá sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Chỉ mới nói về định hướng điều chỉnh tỷ giá tâm lý nhà đầu tư đã khác. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay với biết động tỷ giá trong nước, biết động tỷ giá nước ngoài sẽ làm chi phí quản trị rủi ro của nhà đầu tư tăng lên rất nhiều.
Hiện nay, giá cả không ít mặt hàng trên thế giới đang có xu hướng tăng. Nếu phá giá VNĐ, dù chỉ ở mức 2-3%, thì Việt Nam có thể gặp phải tình trạng “nhập khẩu lạm phát” song song với rủi ro suy giảm kinh tế - điều đã gặp phải trong giai đoạn 2008-2009.
"Khi giá cả hàng hóa tăng, sẽ phải ứng phó với lạm phát trong nước. Đây chính là lấy đá tự ghè chân mình", vị chuyên gia bình luận.
Phá giá đồng tiền không chỉ ảnh hưởng về tỷ giá mà còn ảnh hưởng đến trao đổi thực hàng hóa Việt Nam với nước ngoài. TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho hay, doanh nghiệp sợ nhất là phá giá đồng tiền. Thay vì hưởng lợi, doanh nghiệp phải mua hàng với giá cao ngay lập tức.
Tại Việt Nam, vấn đề tỷ giá rất nhạy cảm. Theo quan sát của CIEM, những giai đoạn Việt Nam phá giá mạnh cũng là lúc giá cả Việt Nam tăng rất nhanh. Giá cả hàng hóa Việt Nam sẽ trở nên đắt đỏ so với hàng hóa thế giới. Khi đó càng tăng tiêu cực với cán cân thanh toán.
Khi đó, việc phá giá còn tác động tiêu cực tới kinh tế vĩ mô và cán cân thanh toán.
Mặt khác, theo CIEM, tư duy phá giá đồng tiền càng không phù hợp trong bối cảnh sản xuất theo chuỗi giá trị hiện nay. Lý luận phá giá đồng tiền, các nhà đầu tư sẽ tranh thủ nhập khẩu để tận dụng giá rẻ không còn đúng. Với việc đề cao quy tắc giao hàng theo thời hạn trong chuỗi giá trị, các doanh nghiệp sẽ chỉ nhập khẩu đủ theo nhu cầu sản xuất. Khi có nguy cơ, các nhà đầu tư sẽ dùng phòng ngừa rủi ro tỷ giá thay vì tranh thủ nhập khẩu thừa.
Theo đánh giá của CIEM điều hành tỷ giá hiện nay tương đối phù hợp. Từ một năm trở lại đây, tỷ giá bình quân của Việt Nam được điều chỉnh theo xu hướng tăng tỷ giá trung tâm nhưng chưa ảnh hưởng đến tỷ giá giao dịch trên thị trường.
Việc tăng này có ý nghĩa khi cộng với biên độ 3% làm cho tỷ giá Việt Nam linh hoạt hơn nhiều. Năng lực ứng phó tỷ giá của Việt Nam tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước đây.
Ông Nguyễn Đình Cung cho hay Chính phủ đã rút được kinh nghiệm nên có lẽ sẽ không sử dụng cách thức như những kiến nghị không phù hợp để điều hành.(NDH)
"Con bài dầu mỏ" của Mỹ: Một mũi tên trúng nhiều đích; Mỗi ngày ngành Thuế sẽ phải thu 4.000 tỷ đồng tiền thuế; Xuất khẩu dệt may thẳng tiến 35 tỷ USD
Ngành sản xuất thép Hàn Quốc tỏ ra lạc quan trước các biện pháp tự vệ của EU; Thương mại quốc tế không chỉ bao gồm vấn đề thuế quan; Chiến tranh thương mại tác động tiêu cực nhiều hơn tích cực
Nhiều chuyên gia cho rằng tiền tranh tiền tệ đã bùng nổ; Việt Nam - Điểm nóng tiếp theo trong phân khúc bất động sản cao cấp ở châu Á; Ngân hàng nào bán nợ theo giá thị trường cho VAMC nhiều nhất?
Kim ngạch xuất nhập khẩu giảm nhẹ; 6 tháng đầu năm 2018, Sacombank thu hồi được hơn 3.600 tỷ đồng nợ xấu; Thủ tướng Đức nói châu Âu không thể dựa vào “siêu sức mạnh” của Mỹ; Giới phân tích lo ngại về hiệu quả sử dụng kho dầu dự trữ chiến lược của Mỹ
Nga bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ làm gì?; 1,5 triệu người Singapore, bao gồm Thủ tướng Lý Hiển Long vừa bị đánh cắp thông tin cá nhân; Chiến tranh tiền tệ quy mô toàn cầu thực sự bắt đầu?; Năm 2017, kinh tế Triều Tiên suy giảm tồi tệ khi chịu trừng phạt từ Mỹ?
Chính thức "siết" nhập khẩu phế liệu; Đà Nẵng sắp mở văn phòng đại diện du lịch tại Trung Quốc; Nợ thuế của người chết, mất tích... tới gần 34.000 tỉ đồng; Google đứng trước án phạt kỷ lục của châu Âu
Doanh nghiệp nội cũng chuyển giá; Hàn Quốc sẽ thu hồi xe ô tô BMW 520d sau hàng loạt sự cố cháy nổ; Trung Quốc cho Campuchia vay 259 triệu USD xây đại lộ; Toyota củng cố sản xuất trong nước do cạnh tranh khốc liệt
Standard Chartered nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2018 lên 7%; Tài trợ 1.540 tỷ đồng xây dựng dây chuyền sản xuất kính nổi siêu trắng; Tôm Việt vào Mỹ giảm do Ấn Độ và Indonesia tăng cung; CH Séc ngừng cấp thị thực cho lao động Việt Nam
Đài Loan dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam; Trung Quốc thừa nhận công bố sai lợi nhuận doanh nghiệp; Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt 11 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong lịch sử; Trung Quốc sẵn sàng đầu tư 3 tỷ USD trong hoạt động dầu mỏ của Nigeria
EU cảnh báo sẵn sàng đáp trả thuế ô tô của Mỹ; Ngành điều gặp khó dù thị trường vẫn tốt; Hải Phòng kết nối đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Nhật Bản; Ngành thịt heo Trung Quốc, Mỹ sẽ chống chọi ra sao trong cuộc chiến thương mại?
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự