tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 06-01-2016

  • Cập nhật : 06/01/2016

PVN khai thác vượt 2,1 triệu tấn dầu so với kế hoạch được giao

pvn khai thac vuot 2,1 trieu tan dau so voi ke hoach duoc giao

PVN khai thác vượt 2,1 triệu tấn dầu so với kế hoạch được giao


Sản lượng dầu thô do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) khai thác đã vượt tới hơn 2,1 triệu tấn dầu so với kế hoạch mà Chính phủ cho phép là tăng 1 triệu tấn vào hồi tháng 9/2015.

Theo thông tin được ông Nguyễn Quốc Khánh, quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn PVN, đưa ra tổng sản lượng khai thác quy dầu đạt 29,41 triệu tấn dầu quy đổi, về đích trước kế hoạch 1 tháng 3 ngày, vượt 106% kế hoạch năm và tăng 6,6% so với năm 2014.

Sản lượng khai thác dầu đạt 18,74 triệu tấn, về đích trước 1 tháng 6 ngày và vượt 11,5% kế hoạch năm. Trong đó, ở trong nước đạt 16,86 triệu tấn, vượt 2,12 triệu tấn so với kế hoạch năm.

Sản lượng khai thác khí đạt 10,67 tỷ m3, về đích trước 28 ngày, vượt 9% kế hoạch năm. Đại diện PVN cho biết đây là năm mà sản lượng khai thác khí đạt cao nhất kể từ khi bắt đầu khai thác đến nay.

Trước đó, theo kế hoạch vào đầu năm 2015 mà Chính phủ giao cho PVN, kế hoạch khai thác dầu trong nước là 14,74 triệu tấn. Tuy nhiên, đến đầu quý III/2015, do tình hình giá dầu thô liên tục giảm sâu nên Tập đoàn này đã tiếp tục được Chính phủ đồng ý cho khai thác thêm 1 triệu tấn dầu, nâng sản lượng khai thác trong năm 2015 là 15,74 triệu tấn.

Tại thời điểm này, Bộ trưởng Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho rằng việc tăng sản lượng khai thác dầu là sự chủ động của ngành dầu khí để góp phần thực hiện các mục tiêu của cả nước về kinh tế, chứ không phải do giá dầu giảm sâu nên phải tăng khai thác để bù đắp phần thiếu hụt về tài chính.

Tuy nhiên, trong báo cáo tổng kết năm thì sản lượng dầu thô trên thực tế mà Tập đoàn này đã khai thác tăng lên tới 16,86 triệu tấn, tức là tăng 2,12 triệu tấn so với kế hoạch năm.

Mặc dù sản lượng khai thác dầu thô tăng mạnh, nhưng giá dầu thô giảm mạnh đã tác động đến giá bán của Tập đoàn. Theo đó, mức giá dầu thực tế mà PVN đạt được trong năm 2015 trung bình là 54,5 USD/thùng – đây được xem là mức giá đảm bảo lãi cho Tập đoàn.

Báo cáo của PVN cho biết, tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 560 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt 115 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, thu ngân sách từ dầu thô đã giảm mạnh, mặc dù thu ngân sách nói chung tăng vượt dự toán. Theo đó, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2015 đạt khoảng 105% dự toán nhưng thu ngân sách từ dầu thô chỉ đạt 73,1% dự toán.


Năm 2015, Samsung Bắc Ninh nộp thuế hơn 1.600 tỷ đồng

hoat dong o nha may samsung bac ninh. anh: t.binh

Hoạt động ở nhà máy Samsung Bắc Ninh. Ảnh: T.Bình


Năm 2015 Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam nộp ngân sách 1.684 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng số thu từ các doanh nghiệp FDI của Bắc Ninh.

Báo cáo của Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh cho thấy, trong số 1.684 tỷ đồng được Samsung Bắc Ninh nộp vào ngân sách nhà nước, có hơn một nửa là thuế nhà thầu (982 tỷ đồng).

Một số doanh nghiệp FDI có số thu nộp ngân sách lớn khác là Công ty TNHH Samsung SDS GSCL Việt Nam 189 tỷ đồng; Công ty TNHH Intops Việt Nam trên 92 tỷ đồng; Công ty TNHH sơn Samhwa Vina trên 78 tỷ đồng; Công ty TNHH Bujeon Vietnam Electronics 83 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty thực phẩm ORION VINA 88 tỷ đồng.

Năm 2015 các doanh nghiệp FDI nộp ngân sách Bắc Ninh khoảng 4.500 tỷ đồng/3.905 tỷ đồng dự toán, đạt 115 % dự toán pháp lệnh, bằng 114% so cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh, nguyên nhân số thu trong năm 2015 của Bắc Ninh đạt cao là do có số nộp ngân sách về thuế thu nhập doanh nghiệp quý IV-2014 khai nộp vào tháng 1-2015 gần 1.400 tỷ đồng và chênh lệch sau quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2014 trước 31-3-2015 gần 600 tỷ đồng. Ngoài ra, do năm 2014 một số doanh nghiệp có lãi cao, theo quy định doanh nghiệp được tạm nộp trong năm bằng 80% số phải nộp, còn 20% nộp vào thời điểm sau quyết toán thuế 31-3-2015.


Doanh thu thị trường bảo hiểm đạt 68.000 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm

doanh thu thi truong bao hiem dat 68.000 ty dong, cao nhat trong 5 nam

Doanh thu thị trường bảo hiểm đạt 68.000 tỷ đồng, cao nhất trong 5 năm


Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường khoảng 68 nghìn tỷ đồng, tăng 21,43% so năm 2014 - là mức tăng mạnh nhất trong 5 năm trở lại đây.

Theo Bộ Tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế 152.500 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2014; tổng tài sản toàn thị trường 201.100 tỷ đồng.

Bộ Tài chính cho biết đã tập trung chỉ đạo phát triển các nghiệp vụ, sản phẩm bảo hiểm mới như: bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động xây dựng, bảo hiểm tàu cá, thuyền viên theo Nghị định 67, hoàn chỉnh nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí tự nguyện...

Đồng thời, chỉ đạo các doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đảm bảo khả năng thanh toán theo quy định.

Năm 2015, thị trường bảo hiểm đã hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011-2015, trên cả 3 lĩnh vực: Thống nhất về mặt thể chế giữa các bộ luật, luật cơ bản (Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp) với Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Đạt được chỉ tiêu cơ bản về tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm, đầu tư trở lại nền kinh tế; hoàn thành việc thoái vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm.

Như vậy, với tổng doanh thu đạt khoảng 68.000 tỷ đồng, thì thị trường bảo hiểm có mức doanh thu cao nhất trong 5 năm qua. Năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường tăng 14,89% so với năm 2013. Năm 2013, tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn thị trường chỉ tăng 7,6% so với năm 2012. Con số tăng trưởng của năm 2012 là 11% so với năm 2011.

Trong kết quả của thị trường bảo hiểm năm 2015, đáng chú ý doanh thu khai thác mới trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã tăng trưởng mạnh hơn cả.


Giải ngân gần 90.000 tỷ đồng cho các dự án giao thông năm 2015

Theo Bộ Giao thông vận tải, trong năm 2015 đã giải ngân 89.907 tỷ đồng, chiếm khoảng 26,33% giá trị giải ngân của cả giai đoạn 2011-2015, vượt 11,77% kế hoạch năm 2015.

Trong đó, các nguồn vốn ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ giải ngân đạt 51.694 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách Nhà nước giải ngân đạt 38.213 tỷ đồng. Như vậy, mức giải ngân này tăng cao hơn so với vốn dự kiến giải ngân năm 2015 là 87.136,3 tỷ đồng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, năm 2015 công tác đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh. Ngay sau khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Bộ đã thành lập, ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; giao cho Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Giai đoạn 1 của Dự án.

Bộ cũng đã hoàn tất công tác chuẩn bị để khởi công, triển khai thi công mới 51 công trình, dự án . Trong đó, Bộ Giao thông Vận tải đã huy động các nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư 15 dự án theo hình thức BOT với tổng số vốn huy động trên 45.000 tỷ đồng, vượt 21% so với kế hoạch năm 2015.

Phương án sử dụng vốn dư trái phiếu Chính phủ của các dự án mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 99. Hiện nay, Bộ đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định để sớm triển khai các dự án trong danh mục đã được Quốc hội thông qua, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.

Nhờ việc đẩy nhanh tiến độ, đã có 112 công trình, dự án đưa vào khai thác, kịp thời phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ thi công, Bộ đã chỉ đạo đẩy mạnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung định mức, đơn giá, tăng cường quản lý chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư các dự án.

Hoạt động xây dựng giao thông nông thôn được đẩy mạnh. Theo đó, Bộ cũng đã tích cực làm việc với Ngân hàng Thế giới lập Dự án đầu tư tổng thể xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương để đầu tư xây dựng 2.192 cầu dân sinh; khôi phục, cải tạo 674km đường và sửa chữa định kỳ 334km đường địa phương với tổng mức đầu tư là 9.023 tỷ đồng (tương đương 409 triệu USD).

Công tác xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, quyết toán các dự án hoàn thành tiếp tục được đẩy mạnh, đã lập và trình báo cáo quyết toán 541 dự án , vượt 56% kế hoạch; phê duyệt quyết toán 593 dự án, vượt 62% kế hoạch năm 2015 với tổng giá trị phê duyệt quyết toán đạt trên 69 nghìn tỷ đồng.

Tính chung cả giai đoạn 2011 - 2015, đã kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách cho phát triển đường bộ được 186.660 tỷ đồng (chiếm 92,15% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay); lĩnh vực hàng hải thu hút 121.453 tỷ đồng (chiếm 77,06% tổng số vốn huy động được từ trước đến nay);

Đã đầu tư và đưa vào khai thác khoảng 704 km đường cao tốc, vượt 104 km so với mục tiêu đề ra. Hàng loạt công trình lớn, hiện đại đã được đưa vào khai thác như các đường cao tốc: Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây, Nội Bài - Nhật Tân; các cầu có quy mô lớn như Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Cổ Chiên, Mỹ Lợi, Hạc Trì...;

Hoàn thành đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải và nhiều cảng khác, đưa tổng công suất các cảng hiện nay lên khoảng 450 triệu tấn/năm; hoàn thành, đưa vào khai thác các dự án, công trình tại các cảng hàng không quan trọng như nhà ga T2 - Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Phú Quốc, Pleiku, Vinh, Thọ Xuân… đưa tổng năng lực của các cảng hàng không từ 42 triệu hành khách năm 2010 lên khoảng 70 triệu hành khách năm 2015…

Song song với việc huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển mạnh hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, công tác quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư cũng được thực hiện rất hiệu quả, đã rà soát 68 dự án và tiết giảm được khoảng 57.242 tỷ đồng so với tổng mức vốn đầu tư dự kiến ban đầu.

Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), mức hữu dụng và chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam năm 2015 đứng ở vị trí 67, tăng 9 bậc so với năm 2014, tăng 36 bậc so với năm 2010


Chính phủ Trung Quốc lại ra tay cứu chứng khoán

Các quỹ đầu tư nhà nước bắt đầu mua cổ phiếu và lệnh cấm cổ đông lớn bán ra có thể kéo dài sang tuần sau, Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết.

Động thái trên cho thấy giới chức Trung Quốc đã một lần nữa phải can thiệp để ngăn đà bán tháo trên sàn chứng khoán. Hôm qua, các chỉ số chính trên thị trường nước này đã giảm 7%, làm bốc hơi 590 tỷ USD vốn hóa trong phiên đầu năm tệ nhất từ trước đến nay.

Mùa hè năm 2014, họ cũng phải áp dụng các biện pháp chưa từng có tiền lệ để cứu thị trường. Dù việc can thiệp này có thể phần nào làm giảm sức ép, nó cũng khiến Trung Quốc ngày càng rời xa cam kết rằng sẽ để thị trường tự điều tiết."Thị trường đã nhận được sự trợ giúp từ quỹ thuộc Chính phủ và sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong dài hạn, nó phải cần sức mạnh riêng để tự đứng lên, chứ không thể cứ dựa vào nguồn lực quốc gia mãi được", Wang Zheng - Giám đốc Đầu tư tại Jingxi Investment Management cho biết. CSI 300 hôm nay đã đảo chiều tăng 0,3%.

trung quoc da 2 lan phai can thiep cuu thi truong tu he nam ngoai. anh: ap

Trung Quốc đã 2 lần phải can thiệp cứu thị trường từ hè năm ngoái. Ảnh: AP

Hôm qua là ngày đầu tiên Trung Quốc áp dụng quy định ngừng giao dịch khi thị trường giảm đến một mức độ nhất định. Tuy nhiên, biện pháp này đã phản tác dụng khi chỉ làm nhà đầu tư thêm hoảng loạn.

Lệnh cấm cổ đông lớn bán ra được áp dụng từ tháng 7 năm ngoái - đỉnh điểm của đợt bán tháo cổ phiếu. Lẽ ra lệnh này sẽ hết hiệu lực ngày 8/1, nhưng sẽ được gia hạn cho đến khi có lệnh hạn chế mới. Các công ty niêm yết cũng được khuyến khích công bố rằng họ sẵn sàng ngừng các giao dịch thế này, nguồn tin của Bloomberg cho biết.

Một số công ty đã làm theo khuyến nghị này. Zhejiang Century Huatong cho biết cổ đông kiểm soát của họ sẽ không bán cổ phiếu trong một năm tới. Cổ đông của Changshu Tianyin Electromechanical cũng khẳng định không bán trong 9 tháng tới.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc từng sử dụng các quỹ có liên quan đến Chính phủ để đẩy giá cổ phiếu, khi CSI 300 mất tới 43% hè năm ngoái. Các quỹ này đã chi tới 236 tỷ USD để mua cổ phiếu trong 3 tháng cho đến tháng 8, theo Goldman Sachs.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-11-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-11-2015

    Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tăng
    Vỡ hụi tiền tỷ làm rúng động Cà Mau
    LG cải tổ lớn ban lãnh đạo sau cơn khủng hoảng smartphone
    Kinh tế tiếp tục phục hồi, tăng trưởng cao hơn cùng kỳ
    10 tháng, Việt Nam đầu tư 625 triệu USD ra nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-11-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-11-2015

    EU trả 27 lô hàng thủy sản về Việt Nam
    Tiếp tục nghiên cứu tính khả thi dự án cảng trung chuyển ĐBSCL
    Kinh tế TP.HCM chuyển từ phục hồi sang tăng trưởng ổn định
    Hàng loạt mặt hàng xuất khẩu giảm
    Chỉ 10% hợp tác xã hoạt động hiệu quả

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-11-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-11-2015

    Hàng trăm tấn thức ăn chăn nuôi sản xuất “chui”
    Đến 15/11, bội chi ngân sách ước khoảng 154,9 nghìn tỷ đồng
    Các công ty Việt Nam không bán phá giá ống thép carbon
    Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đồng loạt giảm trong tháng 11
    Khởi tố tổng giám đốc Công ty dược Sapharco

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-11-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-11-2015

    Hơn 130 nghìn tỷ đồng chi trả nợ và viện trợ trong 11 tháng
    Chính phủ hướng dẫn về việc mua cổ phần trả chậm
    Ngân hàng Quân đội bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc
    Singapore sẽ có 'nhan nhản' tỷ phú vào năm 2020
    HSBC: Trung Quốc là chìa khóa cho giá dầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-11-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-11-2015

    TP HCM có thể thu ngân sách vượt chỉ tiêu
    Singapore sẽ có thêm 37.600 triệu phú mỗi năm
    Trung Quốc lần đầu mở cửa thị trường ngoại hối
    5 tỉ đồng để đầu tư nhượng quyền một cửa hàng Jollibee
    Huy động trái phiếu chính phủ tăng 3 lần

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-11-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-11-2015

    Ngân hàng Nhà nước ra tay, giá USD hạ nhiệt
    Giá sữa bò Việt Nam cao nhất thế giới
    Mỗi năm TP.HCM có 50.000 cặp vợ chồng trẻ có nhu cầu nhà
    Khuyến khích đầu tư vào công nghệ cao
    Siêu thị tung khuyến mãi mạnh 3 ngày cuối tuần

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-11-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-11-2015

    Bỏ quy định nhập tàu biển nước ngoài về Việt Nam phá dỡ
    Không 'tiếp chuyện' với khách hàng, bị phạt 10 triệu đồng
    Cảnh báo tôm, cá bẩn từ Đài Loan, Ấn Độ nhập khẩu vào Việt Nam
    TPHCM: Khu phức hợp Sóng Việt hơn 7.000 tỷ đã chính thức có nhà đầu tư
    TPHCM: Lập quy hoạch chi tiết khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 1.000 ha

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-11-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-11-2015

    Bộ Xây dựng “lưu ý” về cơ chế “xin-cho” trong cấp phép xây dựng
    Nhiều hãng bán lẻ lớn của Nhật sẽ đầu tư vào Việt Nam
    Kiểm tra chặt thực phẩm nhập khẩu trong dịp tết
    Ngân hàng cảnh báo hành vi lừa đảo chiếm đoạt thông tin thẻ tín dụng
    Đầu tư công như “con bệnh lờn thuốc”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-11-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-11-2015

    Quốc hội hoãn thông qua xóa nợ thuế cho doanh nghiệp nhà nước
    Dồn dập dự án bất động sản nghìn tỷ đầu tư vào vùng Tây Bắc
    Giá thép xây dựng tiếp tục đi xuống
    Kiểm tra chặt thủy sản nhập khẩu từ Đài Loan
    Mỹ kiện chống bán phá giá ống thép của VN

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-11-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-11-2015

    TP.HCM sẽ có thêm 50.000 căn hộ mới trong năm 2016
    Truyền hình ‘tố’ nhau phá giá thị trường
    Cách tính thuế khoán kiểu mới
    Su-24 Nga bị bắn rơi, tài chính toàn cầu rung chuyển
    Thương lái thu gom gạo xuất khẩu, chỉ số giá lương thực tăng 0,31%