Chuẩn bị di dời cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và cảng Tân Thuận; Mỹ điều tra chống bán phá giá sợi polyester nhập từ Việt Nam; World Bank rót thêm 300 triệu USD vào cơ sở hạ tầng Việt Nam; Giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng cao

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết xuất khẩu cao su Việt Nam kỳ 1 tháng 6/2017 tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái từ mức 33.324 tấn lên 49.999 tấn, nâng tổng lượng cao su kể từ đầu năm đạt 411.960 tấn. Điều này kéo theo giá trị xuất khẩu cao su tăng 38,1% từ mức gần 487 triệu USD lên mức 787,5 triệu USD.
Ở chiều ngược lại nhập khẩu cao su Việt Nam cũng tăng 13,9% từ mức 18.011 tấn lên 20.931 tấn. Tổng lượng cao su nhập khẩu kể từ đầu năm đạt 223.477 tấn, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng giá trị nhập khẩu cao su đạt 498,1 triệu USD tăng 46,1%.
Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết Hiệp hội các nước sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) hạ dự báo nguồn cung cao su thiên nhiên toàn cầu trong năm 2017 do giá cao su liên tục giảm trong tuần cuối cùng trong tháng 5.
Theo đó, ANRPC hạ dự báo nguồn cung cao su năm 2017 giảm xuống 12,756 triệu tấn giảm 15.000 tấn so với mức dự báo trước đó. ANRPC còn quan ngại sản lượng cao su sẽ còn giảm hơn nữa do tần suất người dân lấy mủ giảm sau đợt lao dốc giá mạnh hồi tháng 5.(NDH)
---------------------
Đại diện Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện thành phố còn tồn 10.000 căn nhà thuộc sở hữu Nhà nước chưa bán, đang cho thuê.
Theo kế hoạch, năm nay, TP.HCM sẽ bán 5.000 căn, nhưng đến thời điểm này mới bán được 1.000 căn nhà. Nguyên nhân khiến việc bán chậm là do chưa ban hành hệ số K để tính tiền sử dụng đất và xác định thời điểm sử dụng nhà đối với nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
Hiện, TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng, kiến nghị Thủ tướng sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện, tháo gỡ các vướng mắc để đẩy mạnh việc bán nhà sở hữu Nhà nước. (VTV)
---------------------------------
Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry bày tỏ kế hoạch xây hàng chục nhà máy điện than của Việt Nam sẽ "rất nguy hiểm" và các nhà đầu tư nước này muốn giúp phát triển năng lượng tái tạo.
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân chào mừng cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry khi ông có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam và TP.HCM -Ảnh: Xuân Long
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry dưới thời Tổng thống Barack Obama trong cuộc gặp gỡ với Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết một trong những quan tâm của ông trong chuyến thăm lần này là năng lượng.
“Kế hoạch của Việt Nam xây dựng từ 19 đến 50 nhà máy nhiệt điện than trong thời gian tới là vô cùng nguy hiểm. Tôi cũng đã trao đổi với ngài Thủ tướng và hai bên nhất trí hợp tác nghiên cứu phân tích cơ cấu năng lượng của Việt Nam hiện nay, vai trò của các nhà sản xuất điện cũng như phân phối điện. Mục đích là lập ra một đề án khả thi để Việt Nam có thể chuyển sang chính sách dựa vào năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời", ông John Kerry cho biết.
Một mối quan tâm khác cũng được ông John Kerry nhắc đến là Dự án đại học Fulbright Việt Nam, và cho biết đã trao đổi vấn đề này với các nhà lãnh đạo Việt Nam.
Theo ông John Kerry, đây là cơ hội để Việt Nam xây dựng một trường đại học có uy tín ở khu vực và trên thế giới.
“Thủ tướng Việt Nam đã khẳng định sẵn sàng hỗ trợ, có cơ chế tự chủ để trường đại học Fulbright Việt Nam phát triển”, ông Kerry nói.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao thiện chí của ông John Kerry trong hơn 10 năm qua với Dự án đại học Fulbright Việt Nam, và cho biết trường đại học này đã được cấp phép hoạt động.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân chào mừng ông John Kerry trở lại Việt Nam và TP.HCM trong chuyến thăm lần thứ hai của năm 2017, chúc mừng ông trên cương vị chuyên gia đặc biệt nghiên cứu về các vấn đề toàn cầu.
Ông Nhân hy vọng với những kinh nghiệm quý báu và uy tín về các vấn đề toàn cầu, ông John Kerry tiếp tục đóng góp vào mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
“Tôi xin được gửi đến ông những tình cảm tốt đẹp nhất của 10 triệu dân TP.HCM, và thay mặt hơn 90 triệu dân Việt Nam, xin được chào mừng người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam”, ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu.
Cựu Ngoại trưởng John Kerry cũng bày tỏ mong muốn hỗ trợ TP.HCM trở thành nơi thu hút tốt đầu tư nước ngoài. Ông Kerrt cho rằng để đạt được như vậy, TP.HCM phải tăng cường cơ chế quản lý minh bạch, đem lại niềm tin cho nhà đầu tư.
Đáp lời, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Chính phủ Việt Nam đang tập trung hoàn thiện môi trường đầu tư, trong đó có chống tham nhũng.
“Chúng tôi cũng sẽ hoàn thiện cơ chế thu hút đầu tư vào TP.HCM. Ngay trong tháng 7-2017, UBND Thành phố sẽ trình đề án nhà đầu tư vào TP.HCM chỉ qua một đầu mối, một cửa giải quyết các thủ tục, không phải qua nhiều đơn vị, để đưa vào thực hiện từ tháng 8”, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho biết.
Bí thư Thành ủyTP.HCM Nguyễn Thiện Nhân tặng quà lưu niệm cho cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry sau buổi tiếp - Ảnh: Xuân Long
Bí thư Thành uỷ TP.HCM cũng bày tỏ mong muốn thực hiện mục tiêu đưa TP.HCM trở thành trung tâm tài chính và rất mong nhận được hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế.
Ông John Kerry cho biết nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là các ngân hàng lớn, đã nghiên cứu về vấn đề này và sẵn sàng hỗ trợ, hợp tác cùng TP.HCM xây dựng một đô thị thông minh.(Tuoitre)
--------------------
Máy bay chở khách đầu tiên của Nhật Bản trong hơn 50 năm qua đã xuất hiện trên 'sân khấu' quốc tế và hứa hẹn sẽ là cái tên thay đổi cuộc chơi hàng không.
Tập đoàn Mitsubishi Aircraft đang trưng bày loại máy bay mới có tên gọi Mitsubishi Regional Jet (MRJ) tại Triển lãm Hàng không Paris (Paris Air Show). Chiếc máy bay 92 chỗ ngồi hứa hẹn sẽ đảo ngược thị trường máy bay chở khách dưới 100 chỗ ngồi, vốn đã bị chiếm lĩnh lâu ngày bởi Bombardier (Canada) và Embraer (Brazil).
Mặc dù được sản xuất tại Nagoya nhưng MRJ là một sự hợp tác toàn cầu. Một nửa trong số các bộ phận của máy bay có nguồn gốc từ các nhà sản xuất của Mỹ. Ví dụ, hệ thống điện tử của MRJ đến từ Rockwell Collins và động cơ máy bay là từ Pratt & Whitney.
Điểm ấn tượng nhất của chiếc MRJ không chỉ là ở thiết kế mũi khí động học mạnh mẽ ở phần đầu, một đặc điểm không thể nhầm lẫn vì nó giống với một số tàu điện ngầm nổi tiếng của Nhật Bản, mà quan trọng hơn MRJ còn giúp tiết kiệm kinh phí bằng cách sử dụng ít hơn 20% nhiên liệu nhờ vào thiết kế khí động học hoàn toàn mới. Động cơ tiên tiến Pratt & Whitney được Mitsubitshi đưa vào cũng sẽ giúp giảm tải tiếng ồn và hạ lượng khí phát thải, cho phép MRJ ra vào tiện lợi hơn ở các sân bay có nhiều hạn chế.
Được biết, chiếc máy bay “Made in Japan” sẽ không được giao đến khách hàng cho đến năm 2020 với lý do hãng cần phải xem xét lại các thông số kỹ thuật và cấu hình điện trên máy bay. Nhưng đội tàu bay MRJ sẽ sớm bay qua Mỹ vì không phận “bận rộn” ở Nhật Bản không đủ chỗ để thử nghiệm cái mới.
Theo CNN, Mitsubitshi từ lâu đã làm ra những bộ phận hết sức phức tạp cho hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing. Tuy nhiên, vào những năm 2000, tập đoàn công nghiệp lớn đứng đằng sau MRJ muốn đi một bước xa hơn để chứng minh rằng họ có thể thiết kế và tạo dựng được toàn bộ một chiếc máy bay chứ không chỉ làm ra các bộ phận riêng lẻ.
“Chúng tôi đang tạo ra nền móng cho một ngành công nghiệp mới ở Nhật Bản. Chúng tôi rất nghiêm túc với kế hoạch này và MRJ sẽ là một đối thủ mới của các hãng sản xuất máy bay”, Alex Bellamy, người đứng đầu văn phòng về các chương trình của MRJ, đồng thời cũng là nhân viên cũ của Bombardier, nói.
All Nippon Airways sẽ là hãng hàng không Nhật Bản đầu tiên sử dụng máy bay MRJ. Tuy nhiên, khoảng 80% trong số trên 400 đơn đặt hàng đến từ các hãng hàng không của Mỹ như Delta, American Airlines và United Airlines.(Thanhnien_
Chuẩn bị di dời cảng Nhà Rồng - Khánh Hội và cảng Tân Thuận; Mỹ điều tra chống bán phá giá sợi polyester nhập từ Việt Nam; World Bank rót thêm 300 triệu USD vào cơ sở hạ tầng Việt Nam; Giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng cao
Nghịch lý Việt Nam bán than rồi lại nhập than càng nhiều; Nickel rớt giá thảm hại, Indonesia đóng cửa hàng chục nhà máy; Tôm Việt tìm đường 'bơi' vào các thị trường thế giới; Doanh nghiệp Việt góp phần vào tăng trưởng kinh tế Campuchia
Mỹ điều tra chống bán phá giá sợi nhựa tổng hợp của 4 nước châu Á; Gia cầm Việt Nam chính thức được phép xuất khẩu sang Nhật; FPT Shop từng định dùng chiến lược "đàn kiến vây quanh con voi" để bán hàng; Cân đối cung cầu xăng dầu thị trường Việt Nam
Boeing thắng Airbus trong cuộc chiến doanh số tại Paris Air Show; 3 nhóm hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD; Giá muối ở Khánh Hòa tăng cao; Lập quy hoạch xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng
Malaysia sẽ công khai giá bán lẻ dược phẩm; APEC sẽ tập trung bàn về toàn cầu hóa; Jack Ma: 30 năm tới, con người sẽ chỉ làm 4 giờ một ngày; Đan Mạch mạnh tay với hoạt động rửa tiền
Manchester City trở thành đối tác toàn cầu của hãng điện thoại Tecno Mobile; Giá bitcoin lại vượt 2.700USD, có thể sớm được hợp pháp hóa tại Ấn Độ; Dược Hậu Giang muốn nới room ngoại lên 100%; HSBC: Việt Nam nổi lên là thị trường bán lẻ quan trọng
Kinh Bắc bán 100% vốn Công ty Hoa Sen, “dứt mộng” làm tháp đôi hình bông lúa cao 100 tầng; FLC đang đàm phán với Boeing để mua 15 máy bay cho hãng hàng không Bamboo Airways; Bộ Chính trị yêu cầu xử lý sai phạm tại 12 dự án thua lỗ ngành Công Thương; Lãnh đạo Uber bị nhà đầu tư ép từ chức
Giá thuê vỉa hè Sài Gòn sẽ được tính theo tuyến đường; Bầu Đức sắp thu hơn 1.000 tỷ đồng từ dự án Myanmar; Phó tổng Seaprodex Sài Gòn vừa miễn nhiệm bán tháo 79 tỷ đồng cổ phiếu; Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết xử lý nợ xấu
Dự trữ cà phê toàn cầu dự báo xuống thấp nhất 6 năm; NHNN chưa thông qua ứng viên nhân sự Sacombank; Hoàng Anh Gia Lai lên kế hoạch lãi 552 tỷ đồng năm 2017; Hanwha tính xây nhà máy sản xuất động cơ máy bay tại Việt Nam
Triệu phú đôla Trung Quốc tăng gấp 9 lần trong thập kỷ qua; Cho phép 'đại hạ giá' đến 70% giá trị sản phẩm; Căng thẳng vùng Vịnh: Qatar nguy cơ tổn thất kinh tế nặng nề; Vietnam Airlines sẽ phát hành thêm cổ phiếu để mua máy bay mới
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự