tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-12-2017

  • Cập nhật : 16/12/2017

Trung Quốc theo bước Mỹ tăng lãi suất

cac nha kinh te da rat ngac nhien voi dong thai nay, nhung cho rang muc tang chi 5 diem co ban la kha nho va mang tinh bieu tuong.nguon anh: coindesk

Các nhà kinh tế đã rất ngạc nhiên với động thái này, nhưng cho rằng mức tăng chỉ 5 điểm cơ bản là khá nhỏ và mang tính biểu tượng.Nguồn ảnh: Coindesk

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã nâng lãi suất trên thị trường tiền tệ chỉ vài giờ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, khi Bắc Kinh tìm cách ngăn chặn dòng vốn tháo chạy mà không làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) gọi đó là "phản ứng thị trường thông thường" với Fed, điều này sẽ giúp kỳ vọng lãi suất của các kỳ vọng hợp lý và giúp đỡ chiến dịch giảm nợ.

Cụ thể, PBOC tăng lãi suất đối với các hợp đồng repo đảo ngược (reverse repo) được sử dụng cho các hoạt động thị trường mở lên thêm 5 điểm cơ bản cho kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày.

lai suat tren thi truong lien ngan hang tai trung quoc (mau xanh) hien da cao hon lai suat cua pboc (mau trang). anh: bloomberg

Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tại Trung Quốc (màu xanh) hiện đã cao hơn lãi suất của PBOC (màu trắng). Ảnh: Bloomberg

PBOC cũng thông báo việc tăng lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm (MLF) thêm 5 điểm cơ bản.

Động thái mới nhất của PBOC là lần đầu tiên cơ quan này tăng lãi suất kể từ tháng 3, nhưng lãi suất thị trường đã tăng lên khi Chính phủ Trung Quốc thực thi nhiều chính sách để giảm đòn bẩy và nợ trong nền kinh tế.

Chen Ji, một nhà phân tích, cho biết việc tăng lãi suất là ngoài mong đợi nhưng mức tăng là quá nhỏ để có thể tạo ra ảnh hưởng nào đó và chỉ đơn thuần là phản ứng với động thái mới nhất của Fed.

Ông nói: "Điều này không thực sự tác động đến chi phí vay mượn, và mức biến động như thế này rất bình thường trên thị trường liên ngân hàng". Ông nói thêm rằng nền kinh tế Trung Quốc hiện không tăng trưởng quá nóng đến mức phải nâng lãi suất chuẩn.

Trung Quốc đã không thay đổi các mức lãi suất cho vay tiêu chuẩn và lãi suất tiền gửi kì hạn một năm kể từ tháng 10.2015, nhưng PBOC ngày càng dựa vào lãi suất thị trường để định hướng nền kinh tế.

PBOC đã có xu hướng thắt chặt tiền tệ trong năm nay sau 6 lần cắt giảm lãi suất chuẩn trong giai đoạn 2014-2015 khi nền kinh tế ổn định và trọng tâm tập trung vào rủi ro tín dụng.

Trong một tuyên bố phát đi sau khi tăng lãi suất, PBOC cho biết động thái này là nhằm phản ánh cung và cầu trên thị trường, và là một "phản ứng thị trường bình thường" khi Fed tăng lãi suất.

PBOC cho biết thêm động thái này sẽ giúp hình thành kỳ vọng lãi suất "hợp lý".

Trước đó, trong phiên họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ kéo dài hai ngày 13-14/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định nâng lãi suất quỹ liên bang lên mức 1,25%-1,5% như dự đoán của giới chuyên gia. Như vậy, Fed đã nâng lãi suất 3 lần trong năm 2017, cơ quan này cũng đưa ra dự báo họ cũng sẽ nâng lãi suất thêm 3 lần nữa trong năm 2018.

Đây cũng là cuộc họp cuối mà bà Janet Yellen giữ vị trí Chủ tịch Fed. Ông Jerome Powell nhiều khả năng sẽ kế nhiệm bà Yellen  sau khi được Tổng thống Trump đề cử.(NCĐT)

mo hinh dot plot cua fed. cot 2018, cham mau vang the hien cho quan diem cua mot vi thong doc fed. nghia la co 6 vi thong doc fed tin rang lai suat nam 2018 se trong khoang tu 2%-2,25%, nhu vay fed can phai nang lai suat them 3 lan nua, 1 lan 0,25, tu muc 1,25%-1,5% hien tai. anh: bloomberg

Mô hình dot plot của Fed. Cột 2018, chấm màu vàng thể hiện cho quan điểm của một vị thống đốc Fed. Nghĩa là có 6 vị thống đốc Fed tin rằng lãi suất năm 2018 sẽ trong khoảng từ 2%-2,25%, như vậy Fed cần phải nâng lãi suất thêm 3 lần nữa, 1 lần 0,25, từ mức 1,25%-1,5% hiện tại. Ảnh: Bloomberg

------------------------------------

Vietcombank bổ nhiệm 3 Phó tổng giám đốc

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) vừa bổ nhiệm 3 Phó tổng giám đốc và nhiều nhân sự cấp cao khác. Các quyết định có hiệu lực từ ngày 15/12.

Cụ thể, Vietcombank bổ nhiệm 3 Phó tổng giám đốc là ông Eiji Sasaki (Quốc tịch Nhật Bản), bà Phùng Nguyễn Hải Yến và ông Lê Quang Vinh. Ông Eiji Sasaki đang là thành viên HĐQT, bà Phùng Nguyễn Hải Yến là Kế toán trưởng còn ông Lê Quang Vinh là trưởng phòng phê duyệt tín dụng trụ sở chính.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú (thứ 3 từ trái sang) tặng hoa cho 3 tân Phó tổng giám đốc và tân Kế toán trưởng.

Trước đó, Vietcombank có 2 Phó tổng giám đốc nghỉ việc, gồm ông Phạm Thanh Hà và ông Nguyễn Danh Lương. Ông Phạm Thanh Hà, Phó tổng giám đốc được Thống đốc ký quyết định bổ nhiệm làm Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN; Ông Nguyễn Danh Lương, Phó tổng giám đốc nghỉ hưu theo chế độ.

Ngoài ra, Vietcombank còn bổ nhiệm các vị trí chủ chốt khác như bổ nhiệm ông Lê Hoàng Tùng, Trưởng Ban chiến lược và Thư ký tổng hợp Vietcombank giữ chức vụ Kế toán trưởng; ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp Trụ sở chính làm Giám đốc Khối Bán buôn kiêm Giám đốc Ban Khách hàng doanh nghiệp Trụ sở chính.(NDH)
---------------------

Bộ Tài chính sẽ quản lý nợ công

"Ngưỡng" nợ được đặt thêm do bối cảnh nợ công của Việt Nam hiện đã sát trần.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý nợ công

Tại buổi họp báo công bố Luật quản lý nợ công (sửa đổi) do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức sáng 14/12, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, Bộ Tài chính sẽ là đơn vị duy nhất được Nhà nước giao quyền chịu trách nhiệm trong quản lý nợ công.

Bo Tai chinh se quan ly no congNợ công đã chạm ngưỡng.

Ngoài ra, luật cũng tăng cường thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, tăng thẩm quyền của tập thể, hạn chế quy định thẩm quyền của cá nhân, gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân với trách nhiệm quản lý huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công.

Luật cũng quy định về chỉ tiêu an toàn nợ công, kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ công 3 năm và kế hoạch vay, trả nợ hàng năm với những nội dung, trình tự cụ thể việc lập, quyết định và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với các chỉ tiêu đề ra.

Trong đó, hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong 5 năm, hạn mức bảo lãnh và cho vay lại hàng năm được quy định chi tiết.

Bà Mai khẳng định, việc xây dựng, triển khai các công cụ quản lý nợ công được kế thừa và tiếp cận hơn với thông lệ quốc tế, có tác động tích cực và khẳng định sự cần thiết đối với quản lý nợ chủ động.

Theo đó, những quy định về mục đích, hình thức vay của Chính phủ như ký kết hiệp định vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cũng như việc sử dụng vốn vay và trả nợ của Chính phủ đều được quy định cụ thể.

"Việc quản lý cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài được quy định trong một chương riêng của luật với nội dung chi tiết về đối tượng, nguyên tắc, phương thức, điều kiện cho vay lại, quản lý rủi ro cũng như trách nhiệm của các cơ quan trong việc cho vay lại", bà Mai cho biết.

Nợ công có thêm “ngưỡng" cảnh báo trước khi chạm trần

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính cho biết, Luật Quản lý nợ công sửa đổi sẽ có thêm điều khoản quy định về "ngưỡng" nợ công.

Luật trước đó chỉ có quy định về "trần" nợ công, không có quy định về "ngưỡng". "Ngưỡng" nợ được đặt thêm do bối cảnh nợ công của Việt Nam hiện đã sát trần.

Ông Long phân tích, theo thông lệ quốc tế, trước khi nợ chạm trần thì các cơ quan có "ngưỡng" đưa ra để cảnh báo trước và thực hiện các biện pháp cảnh báo về tình hình nợ. Theo đó, luật quy định là "ngưỡng" nợ công do Quốc hội đưa ra trong một thời kỳ nhất định.

"Về mặt bản chất, ngưỡng là để đưa ra các biện pháp để kiểm soát. Khi nợ đến ngưỡng, chúng ta phải kiểm soát các nhu cầu về vay nợ, đồng nghĩa kiểm soát bội chi, cho vay lại, hạn mức về bảo lãnh, để đảm bảo nợ công không tiến sát đến trần", ông Trương Hùng Long cho biết.

Trả lời câu hỏi, hiện tổng số vốn vay ODA ký kết hiện tại đã lên tới con số 600 nghìn tỷ đồng, vượt gấp đôi định mức Quốc hội cho phép (300.000 tỷ đồng). Việc thống nhất quản lý nợ công đưa về cho Bộ Tài chính thay cho 3 cơ quan như hiện tại có dẫn tới thay đổi về đánh giá nợ công hiện nay?

Cục trưởng Trương Hùng Long cho biết, hiện tại Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư để giải trình với Quốc hội về việc nợ vay ODA lên tới 600 nghìn tỷ đồng.

Ông Long giải thích, trước khi có giải ngân thì các dự án phải qua quá trình đàm phán, ký kết. Trong giai đoạn 2016 – 2020, Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ ngành để có chủ trương cho các dự án đầu tư mới. Những dự án này là chủ trương, cần phải có quá trình, qua đàm phán mới trở thành dự kiến giải ngân của giai đoạn đó. Những dự án mới đang chủ trương, chưa đàm phán, giải ngân thì chưa hình thành các khoản nợ.

Tuy nhiên, đại diện Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cũng cho biết, nếu trong giai đoạn này chúng ta đẩy mạnh tốc độ giải ngân vượt qua mức 300.000 tỷ đồng thì chắc chắn tổng mức đầu tư từ Nhà nước sẽ phải giảm trừ phần vốn trong nước để dành cho vốn nước ngoài, để đảm bảo cân đối vĩ mô.(Baodatviet)
-------------------------------

Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam chiếm gần 80% hoạt động giao dịch bitcoin toàn cầu

Mặc dù cả thế giới đang dồn tâm điểm vào sự kiện hai sàn CBOE và CME của Mỹ cho phép giao dịch hợp đồng bitcoin tương lai nhưng phía Đông mới là điểm nóng giao dịch đồng tiền ảo này. Cơn sốt bitcoin bắt đầu từ Trung Quốc, sau đó chuyển qua Nhật Bản từ đầu năm nay và đến nay là Hàn Quốc.

Không giống như những cơn sốt tài chính trước đây, điển hình là bong bóng dot-com diễn ra vào cuối những năm 1990 khi giới đầu tư nhỏ lẻ tại Mỹ chỉ đổ vốn ồ ạt trong giai đoạn cuối của đợt tăng giá cổ phiếu, giới đầu tư cá nhân đã dồn tiền vào bitcoin ngay từ đầu, khiến giá đồng tiền này tăng tới 1.600% kể từ đầu năm đến nay.

“Bitcoin là một trong số ít thị trường mà chúng ta thấy giá tăng ‘phi mã’ ở mọi nơi trên thế giới, mà chính giới đầu tư nhỏ lẻ ở châu Á là những người đã làm nên câu chuyện này,” trưởng phòng chiến lược thị trường Chris Weston tại IG Group, một trong những nền tảng giao dịch trực tuyến lớn nhất thế giới, cho hay.

Có nhiều yếu tố tạo nên cơn sốt bitcoin ở châu Á. Trong vài năm gần đây, khi tài sản cá nhân liên tục gia tăng, đặc biệt ở Trung Quốc và Hàn Quốc, nhưng thị trường bất động sản lại trở nên đắt đỏ, còn thị trường chứng khoán đang được định giá hoàn toàn hợp lý thì rất khó để tìm được cơ hội đầu tư sinh lời.

Hơn nữa theo chủ quan cho thấy, người châu Á suy nghĩ thoáng hơn khi đề cập đến khái niệm tiền ảo như bitcoin, đặc biệt là giới trẻ vì họ vốn sinh ra và lớn lên trong thế giới của thương mại điện tử và thanh toán di động.

Năm 2016, nhà đầu tư Trung Quốc đã giao dịch một lượng bitcoin rất lớn trước khi đồng tiền ảo này bị giới chức trách kìm kẹp. Tính đến cuối tháng 11, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam lại chiếm gần 80% hoạt động giao dịch bitcoin trên toàn cầu, trong khi Mỹ chỉ chiếm khoảng 1/5 tổng khối lượng bitcoin được giao dịch, theo kết quả khảo sát của công ty nghiên cứu CryptoCompare.

Tuần trước, có thời điểm riêng Hàn Quốc đã chiếm 1/4 tổng giao dịch bitcoin toàn cầu, vượt qua cả Mỹ, dù dân số Mỹ gấp hơn 6 lần dân số Hàn Quốc, theo công ty dữ liệu tiền ảo Coinhills. Tuy nhiên, trong vài tuần qua, giới đầu tư Mỹ bắt đầu giao dịch mạnh hơn đồng tiền ảo này.

Tính đến ngày 12/12, châu Âu chiếm 5,7% tổng giao dịch bitcoin trên toàn cầu, Mỹ chiếm 38,6% và châu Á chiếm tới 49,9%.

nhat ban han quoc viet nam chiem gan 80 hoat dong giao dich bitcoin toan cau

“Nhìn chung, giới đầu tư châu Á rất hứng thú với việc giao dịch tiền ảo. Chúng rõ ràng là một thứ mới lạ và thú vị đối với giới trẻ,” ông Vitalik Buterin, người sáng tạo ra tiền ảo ethereum, nói.

Ở Hong Kong, thậm chí đã có Hiệp hội Bitcoin, nơi tụ họp của người cuồng tiền ảo ở thành phố này, từ giáo viên cho tới nhà đầu tư chứng khoán và môi giới bảo hiểm.

Những người cuồng bitcoin có mặt ở khắp châu Á và chính họ là những người đã đẩy giá bitcoin tăng vọt trong năm nay. Theo giới phân tích, các nhà đầu tư truyền thống trên Phố Wall sẽ vẫn nói không với bitcoin.

“Đây là bong bóng đầu tiên mà không có sự tác động từ giới ngân hàng. Chưa bao giờ xảy ra trường hợp như thế này, là khi công chúng đánh bại khối ngân hàng,” ông Joshua Brown, Tổng giám đốc công ty tư vấn đầu tư Ritholtz Wealth Management (Mỹ), cho hay.

Sự phổ biến của bitcoin ở Hàn Quốc khiến đồng tiền ảo này thường được giao dịch với giá cao hơn các nước khác. Tuần trước khi bitcoin trên thế giới vượt 17.000 USD lần đầu tiên trong lịch sử (theo CoinDesk), thì giá bitcoin ở Hàn Quốc đã lên gần 25.000 USD trên sàn Bithumb, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất của nước này, theo số liệu của một trang web chuyên tổng hợp giá bitcoin. Hai sàn giao dịch tiền ảo khác của Hàn Quốc, Coinone và Korbit, cũng ghi nhận giá bitcoin khi đó vượt xa ngưỡng 20.000 USD. Tuy nhiên, chênh lệch giá bitcoin ở Hàn Quốc và thế giới đang ngày càng thu hẹp lại.

“Mỗi thị trường đều có nguyên tắc riêng và chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt về giá,” ông Cedric Jeanson, người sáng lập kiêm giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm bitcoin BitSpread.

nhat ban han quoc viet nam chiem gan 80 hoat dong giao dich bitcoin toan cau

Tuy nhiên, cơn sốt bitcoin ở châu Á gặp phải phản ứng dữ dội từ giới chức trách và chính trị gia.

Cụ thể, Trung Quốc đã quyết định cấm cửa các sàn giao dịch tiền ảo cũng như hoạt động huy động vốn bằng tiền ảo lần đầu (ICO). Đầu tháng 12, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, Pan Gongsheng, cũng lên tiếng cảnh báo giới đầu tư về bitcoin: “Nhà kinh tế học Keynes đã dạy chúng ta rằng, thị trường có thể duy trì tình trạng bất hợp lý trong khoảng thời gian lâu hơn bạn nghĩ. Việc duy nhất cần làm bây giờ là ngồi bên bờ sông và nhìn nó, đợi một ngày được chứng kiến 'xác' của Bitcoin trôi theo dòng nước.”

Trước đó vào tháng 11, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon cũng từng phát biểu: “Nếu chúng ta cứ để mọi chuyện tiếp diễn, tôi e là thị trường sẽ rơi vào hỗn loạn nghiêm trọng.” Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc mới đây cũng cho hay chính phủ nước này sẽ không cấp phép cho bất kỳ sàn giao dịch tiền ảo nào hay mở đường cho hoạt động giao dịch hợp đồng bitcoin tương lai.

Ngày 11/12, Uỷ ban Quản lý Chứng khoán và Hợp đồng tương lai (SFC) của Hong Kong cũng cảnh báo về hoạt động đầu tư hợp đồng tương lai Bitcoin và các loại tiền ảo khác. SFC nhấn mạnh rằng các sản phẩm đầu tư liên quan đến tiền ảo luôn được mở cửa cho nhà đầu tư tại Hong Kong, kể cả sản phẩm tùy chọn; nhưng nếu đơn vị nào không được cấp phép mà vẫn cố tình hoạt động thì sẽ bị trừng phạt theo quy định của SFC.

“Đang có quá nhiều người nhảy vào đầu tư mà không có chút kiến thức nền tảng nào. Và cũng có quá nhiều người gian lận trong quá trình đầu tư,” bà Josephin Jung, một người giao dịch bitcoin, cho hay.(Vietnambiz)

Trở về

Bài cùng chuyên mục