Phó thống đốc: Tỷ giá kịch trần do chờ đợi quyết định của FED
TP HCM sắp có căn hộ 'siêu nhỏ' cho thuê giá rẻ
Thị trường châu Á sôi động sau quyết định lịch sử của FED
Chứng khoán VN tiếp tục đà hồi phục
Samco sản xuất 300 xe buýt chạy khí nén

Các chuyên gia kinh tế ở phố Wall đang khuyên các nhà đầu tư hãy chuẩn bị cho đợt thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ nhất trong 1 thập kỷ trở lại đây.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang hướng đến thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất kể từ 2011, Citigroup và JPMorgan dự đoán trung bình lãi suất ở các nền kinh tế phát triển sẽ tăng thêm ít nhất 1% trong năm tới. Đây sẽ là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2016.
Năm 2018 đánh dấu tròn 10 năm kể từ khi Mỹ tung ra chương trình nới lỏng định lượng đầu tiên. Bloomberg Economics dự báo đến cuối năm tới lượng tài sản ròng mà các NHTW lớn trên thế giới mua vào sẽ giảm xuống còn 18 tỷ USD mỗi tháng so với mức 126 tỷ USD của tháng 9/2017 và sẽ giảm xuống mức âm vào quý I/2019.
Đó là một kịch bản hợp lý phản ánh kinh tế thế giới cuối cùng đã tăng trưởng đủ mạnh để thúc đẩy lạm phát tăng dù vẫn còn ở mức khiêm tốn. Bài kiểm tra dành cho các nhà hoạch định chính sách (mà trong đó bao gồm cả Jerome Powell, người sắp thay bà Janet Yellen làm Chủ tịch Fed) sẽ là làm thế nào để rút các biện pháp kích thích nền kinh tế mà không làm suy giảm lực cầu hay khiến thị trường tài chính hoảng loạn.
“2018 sẽ là năm mà chúng ta thực sự phải thắt chặt [chính sách tiền tệ], theo Ebrahim Rahbari, chuyên gia của Citigroup. “Chúng ta sẽ tiếp tục đi trên con đường hiện tại, tức là thị trường tài chính có thể thích ứng khá tốt với chính sách tiền tệ. Tuy nhiên đến cuối năm sau hoặc đầu năm 2019, chính sách tiền tệ sẽ trở thành một trong những nhân tố phức tạp nhất”.
Trong tuần này, bức tranh sẽ trở nên rõ ràng hơn khi đồng loạt các ngân hàng lớn là Norges Bank (NHTW Na Uy), Cục dự trữ liên bang Mỹ Fed, NHTW Anh BOE, NHTW châu Âu ECB và NHTW Thụy Sĩ thông báo quyết định cuối cùng về chính sách tiền tệ của năm 2017. Tổng cộng 5 NHTW này thiết lập chi phí đi vay cho hơn 1/3 kinh tế thế giới. Ít nhất 10 NHTW khác cũng có quyết định trong tuần này.
Fed sẽ thống trị trên các mặt báo vào rạng sáng thứ 5 (14/12) theo giờ Việt Nam với dự báo Fed quyết định tăng lãi suất thêm 0,25%. Chủ tịch Yellen được cho là sẽ phát đi những tín hiệu lãi suất sẽ tăng nhiều hơn trong năm 2018. Sau đó SNB, BOE và ECB sẽ nhanh chóng đưa ra quyết định dù đều được dự báo sẽ giữ nguyên lãi suất.
Theo Citigroup dự báo, năm 2018, mức lãi suất trung bình tại các nền kinh tế phát triển sẽ tăng thêm 0,4 điểm phần trăm, lên 1% - cao nhất kể từ 2008. Con số mà JPMorgan đưa ra là 1,2%. Citigroup dự báo Fed sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm tới, trong khi JPMorgan dự báo sẽ có 4 lần.
Các dự báo dựa trên kịch bản kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng quanh mức 4% trong năm tới, tốt nhất kể từ năm 2011. Các động lực chính bao gồm tỷ lệ thất nghiệp giảm, hoạt động thương mại và đầu tư sôi động hơn. Dự định cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump cũng là 1 lực đẩy tốt đối với cả nền kinh tế Mỹ và thế giới.
IMF dự báo chỉ số giá tiêu dùng ở các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng 1,7% trong năm tới, mạnh nhất kể từ năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với mục tiêu 2% mà hầu hết các NHTW cho là thể hiện giá cả ổn định.
Tuy nhiên dù có tăng, lãi suất vẫn sẽ ở mức thấp kỷ lục và các NHTW vẫn phải hành động nếu như lạm phát còn yếu. Cả ECB và NHTW Nhật Bản đều được dự đoán sẽ không có bất cứ lần tăng lãi suất trong năm 2018.(CafeF)
--------------------------
Trong bối cảnh miền Bắc nỗ lực giảm lượng tiêu thụ than, Trung Quốc đang tìm cách sử dụng điện hạt nhân để phục vụ nhu cầu sưởi ấm vào mùa đông.
Tập đoàn Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC) gần đây đã thử nghiệm thành công một lò phản ứng nhiệt nhỏ (DHR) có tên là "Yanlong" trong 168 giờ.
Giữa lúc các địa phương miền Bắc đối mặt tình trạng thiếu hụt khí đốt tự nhiên do việc hạn chế sử dụng than, CNNC đã giới thiệu "DHR - 400" như một giải pháp cung cấp nhiệt thay thế. Mỗi đơn vị có công suất 400 MW này đủ khả năng sưởi ấm khoảng 200.000 hộ gia đình tại thành thị. Mô hình này cần mức vốn đầu tư 1,5 tỉ nhân dân tệ (tương đương 226,7 triệu USD) và mất khoảng 3 năm để xây dựng.
Ông Gu Shenjie, phó kỹ sư trưởng của Viện Nghiên cứu và Thiết kế Kỹ thuật Hạt nhân Thượng Hải (SNERDI), nhận định với Reuters rằng công nghệ này đã sẵn sàng và đang hướng đến giai đoạn thương mại hóa. Việc sử dụng nhà máy hạt nhân thông thường để cung cấp nhiệt sưởi ấm không có gì lạ ở Nga và Đông Âu. Tuy nhiên, Trung Quốc đặt mục tiêu trở thành quốc gia đầu tiên xây dựng lò phản ứng để làm chuyện này.
Trung Quốc tỏ ra thận trọng trong việc sử dụng lò phản ứng để cung cấp nhiệt sưởi ấm cho người dân Ảnh: AP
Dù vậy, Bắc Kinh tỏ ra thận trọng và không muốn triển khai công nghệ trên quá nhanh, nhất là khi người dân ngày càng lo ngại về các rủi ro từ năng lượng hạt nhân. Tiến trình phê duyệt dự kiến tốn không ít thời gian bởi mỗi dự án phải trải qua hàng loạt đánh giá về tác động đối với môi trường cũng như thiết kế.
Động thái trên diễn ra giữa lúc chất lượng không khí ở 8 thành phố miền Bắc Trung Quốc vẫn không đạt chuẩn trong tháng 10 và 11 vừa qua, bất chấp nhà chức trách địa phương tăng cường giảm khí thải trong mùa đông.
Trong năm nay, Bắc Kinh đã yêu cầu hàng triệu hộ gia đình chuyển từ sử dụng than sang khí đốt và điện để sưởi ấm, đồng thời loại bỏ 44.000 nồi hơi đốt than công nghiệp trên khắp 28 thành phố. Tuy nhiên, tình trạng thiếu khí đốt buộc Bộ Bảo vệ Môi trường nới lỏng lệnh cấm đốt than sưởi ấm, làm dấy lên nỗi lo ô nhiễm không khí vốn chưa cải thiện được bao nhiêu có thể nghiêm trọng trở lại.(NLĐ)
-------------------------------
Shazam mà chúng ta bàn tán cách đây vài ngày vừa chính thức được chốt.
Đây là thông cáo mà Apple thường dùng để thừa nhận rằng họ vừa mua một công ty khác: "Apple rất hay mua lại các hãng công nghệ nhỏ hơn và chúng tôi thường không bàn luận về mục đích hoặc các kế hoạch của mình". Và đương nhiên, Apple không bao giờ đưa tên công ty họ mua vào tuyên bố của mình.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, Apple vừa chính thức tiết lộ rằng họ đã thâu tóm ứng dụng nhận diện âm nhạc Shazam với giá khoảng 400 triệu USD.
Dưới đây là tuyên bố của Apple:
"Chúng tôi rất vui mừng khi Shazam và đội ngũ nhân tài của họ sẽ gia nhập vào Apple. Kể từ khi trình làng trên App Store, Shazam đã liên tục được xếp hạng là một trong những ứng dụng phổ biến nhất cho iOS. Ngày nay, nó được sử dụng bởi hàng triệu người trên khắp thế giới, ở các nền tảng khác nhau. Apple Music và Shazam có chung một mục đích, chia sẻ đam mê khám phá âm nhạc và cung cấp trải nghiệm âm nhạc tuyệt vời cho người dùng của chúng tôi. Chúng tôi đang có những kế hoạch tuyền vời và chúng tôi mong muốn được kết hợp với Shazam ngay khi thỏa thuận này được phê duyệt".
Và đây là thông cáo báo chí của Shazam:
"Chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng Shazam đã ký thỏa thuận để trở thành một phần của Apple. Shazam là một trong những ứng dụng được đánh giá cao nhất trên thế giới và được hàng triệu người dùng yêu thích và một ngôi nhà mới sẽ cho phép Shazam tiếp tục cung cấp những trải nghiệm ma thuật cho người dùng".
Thâu tóm thành công Shazam sẽ giúp Apple Music được tăng thêm rất nhiều sức mạnh. Giờ đây, Táo khuyết có thể tích hợp Shazam vào Apple Music để người dùng sử dụng nhận diện bài hát và thêm trực tiếp chúng vào danh sách phát nhạc của mình. Ngoài ra, Shazam cũng có cung cấp thêm lựa chọn tìm kiếm thông qua ảnh chụp bằng chính ứng dụng này.(CafeF)
--------------------------
Thủ tướng yêu cầu xử lý phản ánh của báo chí về việc cảng nước sâu tại tại Cái Mép - Thị Vải (TP HCM) không được khai thác sử dụng.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về phản ánh của báo chí liên quan đến việc không sử dụng cảng nước sâu tại Cái Mép - Thị Vải gây tổn thất 2,4 tỷ USD/mỗi năm.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Giao thông vận tải tổ chức kiểm tra và xử lý phản ánh của ông Hồ Kim Lân, Tổng thư ký Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) vì cho rằng: Hiện cả nước có hơn 80% lượng hàng container xuất nhập khẩu vẫn phải sử dụng cảng biển và tàu cỡ nhỏ gây rất nhiều tổn phí và cả tổn phí cơ hội cho các chủ hàng.
Trong khi đó, chúng ta có khu vực cụm cảng Cái Mép -Thị Vải là cụm cảng nước sâu duy nhất ở Việt Nam có thể tiếp nhận tàu có tải trọng lên đến 18.000 TEU.
Nếu một tàu container thay vì đang bốc xếp dỡ tại cảng Cát Lái, chuyển qua sử dụng cảng Cái Mép - Thị Vải có thể tiết kiệm được 300 USD/container.
Theo ông Lân, nếu tiếp tục xếp dỡ tại các cảng nhỏ, không sử dụng các cảng nước sâu, với kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt hơn 11 tỷ USD, tính ra các DN đang phải chịu chi phí cao dẫn đến tổn thất hơn 2,4 tỷ USD mỗi năm do không sử dụng được cảng nước sâu.
Trước đó theo báo Hải quan, các chuyên gia của VPA cho rằng hiện nay, cả nước có 44 cảng biển (250 bến cảng) với 59.405m dài cầu cảng, tổng công suất thiết kế đạt 470 - 500 triệu tấn hàng/năm.
Tuy nhiên, hiện nhiều cụm cảng biển được đầu tư nghìn tỷ đồng nhưng không được phát huy công suất, tận dụng hết năng lực, gây lãng phí ngân sách và đầu tư.
Thời gian vừa qua việc đầu tư cảng biển đã không chú trọng đến hệ thống giao thông kết nối cảng khiến nhiều cảng biển rơi vào thế bị “cô lập”. Hầu hết các trục đường giao thông nối với cảng biển đang xuống cấp, không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các cảng.
Bên cạnh đó, quy hoạch cảng biển của Việt Nam chỉ dựa vào GDP hàng năm để dự báo tốc độ tăng trưởng hàng hóa thông qua cảng trong những năm tới, chứ chưa có số liệu về lượng hàng hóa trung chuyển trong khu vực (Dân Trí)
Phó thống đốc: Tỷ giá kịch trần do chờ đợi quyết định của FED
TP HCM sắp có căn hộ 'siêu nhỏ' cho thuê giá rẻ
Thị trường châu Á sôi động sau quyết định lịch sử của FED
Chứng khoán VN tiếp tục đà hồi phục
Samco sản xuất 300 xe buýt chạy khí nén
Giá xăng dầu có thể giảm mạnh ngày mai
Tập đoàn Malaysia đầu tư dự án nhiệt điện công suất lớn nhất Việt Nam
Nợ thuế sẽ không được xếp ưu tiên thông quan
Nga tin giá dầu mất 7 năm để phục hồi
XK gạo có thể đạt trên 6,5 triệu tấn
WB tài trợ 415 triệu USD nâng cao an toàn đập ở Việt Nam
Hãng đồ hiệu Italy điêu đứng vì kinh tế Trung Quốc
Sacombank chính thức có ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Lào
Số tỷ phú nữ trên thế giới tăng gần 7 lần trong vòng hai thập niên
Du khách Việt Nam tiêu hơn 6.000 tỷ đồng tại Nhật trong 9 tháng đầu năm
Hệ thống Big C Việt Nam sắp đổi chủ?
Xoài Campuchia tấn công thị trường Việt
Hai công ty vàng đòi bán 60 tấn hóa chất cyanua giả nhập từ Trung Quốc
Vinatex đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng xây chuỗi cung ứng dệt may
Nhà nước nắm 20% vốn điều lệ tại TCTy Thiết bị Y tế Việt Nam - CTCP
Vì sao nhà đầu tư Hàn Quốc “ồ ạt” đến Việt Nam?
VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa
Vì sao nhiều tập đoàn đa quốc gia lại thoát án chuyển giá trốn thuế?
Sẽ yêu cầu Mỹ điều chỉnh nếu quy định về cá tra không đúng chuẩn
Xuất khẩu cua ghẹ sang các thị trường chính đều giảm
Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần 300 triệu USD trong tháng 11
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
DN vận tải mất thêm 1.000 tỷ đồng trong 3 tháng sửa đường 5 cũ
Bỉ tiếp tục mở rộng đầu tư khu công nghiệp Đình Vũ thêm 650 ha
Sẽ có trung tâm trung tâm logistics hạng II tại Cần Thơ
Nhật Bản-Trung Quốc-Hàn Quốc bắt đầu vòng đàm phán FTA 3 bên
Thời gian cho vay nhà ở xã hội tối đa 20 năm
Đánh thuế mạnh, hàng loạt “ông lớn” bị ảnh hưởng
Nhân dân tệ có chuỗi mất giá dài nhất nửa năm
Tranh chấp tại Trung Nguyên: Bà Lê Hoàng Diệp Thảo lên tiếng về mâu thuẫn với ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Từ 2040, các đô thị cần hơn 37 vạn nhà ở mỗi năm
Thủ tướng yêu cầu tái cơ cấu ngành điện, than để giảm giá thành
Nguồn cung dầu thế giới ứ đọng hết năm 2016
Giá thép giảm mạnh
Hà Nội phê duyệt phân khu đô thị hơn 1.200ha tại Mê Linh và Đông Anh
“Thu từ dầu thô chỉ chiếm 6% ngân sách”
Xuất khẩu của Hà Nội tăng mạnh trong 3 tháng cuối năm
Bộ Tài chính siết thuế xe máy điện
Thủ tướng: Năng lực cạnh tranh vẫn là thách thức lớn
Bộ Tài chính: 'Nhập khẩu xăng dầu lợi hơn 2 tỷ USD nhờ giá giảm'
Xử phạt 8 công ty dược phẩm sai phạm
55% doanh nghiệp e ngại khi thiếu... phong bì
Tín dụng tăng bao nhiêu thì hợp lý?
Jack Ma chi 266 triệu USD thâu tóm tờ báo hàng đầu Hồng Kông
Hàng nghìn nhân viên ngân hàng sẽ mất việc năm 2016
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự