tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-06-2016

  • Cập nhật : 03/06/2016

Doanh nghiệp Việt mới gặm được 1/5 miếng bánh 41 tỷ USD ngành dịch vụ hậu cần

Hiện Việt Nam xếp thứ 48 về dịch vụ hậu cần (logistics) trên 160 nước và đứng thứ 3 trong ASEAN. Chi phí logistics chiếm 20,9% trong GDP của Việt Nam nhưng doanh nghiệp Việt vẫn chưa khai thác triệt để “miếng bánh logistics” màu mỡ này.

Theo ông Đỗ Xuân Quang, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), ASEAN + 6 là thị trường hấp dẫn nhất thế giới, với dân số 3,4 tỷ người, tổng thu nhập bình quân đầu người là 21.000 tỷ USD, chiếm 29% thương mại thế giới.

Việc quản lý chuỗi cung ứng của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, nhưng mức độ hội nhập vẫn còn thấp hơn Thái Lan khi vị trí của Việt Nam trên bản đồ logistics là 48, Thái Lan là 35, Singapore đứng vị trí thứ 5.

 Những năm gần đây, tăng trưởng logistics tại Việt Nam tăng 24%/năm.

Những năm gần đây, tăng trưởng logistics tại Việt Nam tăng 24%/năm.

Chi phí logistics chiếm 20,9% trong GDP của Việt Nam, so với Singapore chi phí logistics chỉ chiếm 10% GDP.

Theo số liệu của World Bank thì quy mô GDP của Việt Nam năm 2015 trên 186 tỷ USD, như vậy chi phí logistics tương đương 41 tỷ USD, trong đó, chi phí logistics trong ngành chăn nuôi rất cao, chiếm tới 30%.

Để khai thác miếng bánh logistics màu mỡ này, theo ông Đỗ Xuân Quang cho rằng, Việt Nam cần cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics phức tạp hơn, mạng lưới giao thông vận tải toàn cầu mạnh hơn, đặc biệt là giải pháp logistics giá trị gia tăng. Do đó, các doanh nghiệp nên tìm kiếm đối tác chẳng hạn như triển lãm quốc tế TILOG-LOGISTIX… giúp các doanh nghiệp tìm thấy các công nghệ và dịch vụ logistics… và khai phá thị trường logistics tiềm năng của ASEAN + 6 và gia tăng thị phần cho doanh nghiệp logistics Việt.

Hiện Việt Nam có 1.300 doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ logistics nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, 10% là doanh nghiệp FDI nhưng chiếm tới 80% thị phần dịch vụ logistics. Do đó, việc khai thác dịch vụ hậu cần logistics hiện nay các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đang hưởng lợi rất nhiều.


Tài sản của nữ tỷ phú tự thân lập nghiệp trẻ nhất nước Mỹ giảm từ 4,5 tỷ USD "về mo" chỉ sau 1 đêm

Năm ngoái, Elizabeth Holmes - sáng lập viên Theranos nằm trong top 10 phụ nữ tự thân giàu có nhất nước Mỹ. Vừa qua, Forbes xóa tên cô trong danh sách, sửa thông tin tài sản cá nhân của cô từ 4,5 tỷ đến không có gì.

Năm 2014, Elizabeth Holmes được vinh danh là nữ tỷ phú tự thân trẻ nhất nước Mỹ ở tuổi 30. Năm 19 tuổi, cô bỏ trường Đại học Stanford để thành lập công ty xét nghiệm máu Theranos với tham vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với thị trường xét nghiệm.

Thông tin tài sản mà Forbes có được hoàn toàn dựa trên 50% cổ phần của Elizabeth Holmes tại Theranos. Cổ phiếu Theranos không được giao dịch đại chúng trên bất kỳ sàn chứng khoán nào. Do đó Forbes ước tính tài sản theo mức giá cổ phần nhà đầu tư tư nhân mua vào năm 2014 thì giá trị công ty là 9 tỷ USD.

Tuy nhiên sau đó, Theranos bị cáo buộc đưa ra kết quả xét nghiệm không chính xác và đã bị cơ quan Liên bang sờ gáy. Thông tin mới đây cho thấy doanh thu hàng năm của công ty này chưa đến 100 triệu USD đã khiến FORBES đi đến kết luận: hạ giá trị tài sản ước tính của Elizabeth xuống 0 USD và xóa tên cô khỏi danh sách.

Sau khi trao đổi với nhiều chủ doanh nghiệp, nhà nghiên cứu và chuyên gia trong ngành, FORBES cho rằng giá trị tài sản thực của Theranos hiện nay chỉ là 800 triệu USD thay vì 9 tỷ USD như con số năm 2014. Theo VC Experts - công ty nghiên cứu tư nhân, giá trị tài sản của công ty hiện nay bao gồm quyền sở hữu trí tuệ và 724 triệu USD vốn góp từ nhà đầu tư.

Như vậy, 50% cổ phần của Holmes không còn mấy giá trị. Cũng theo VC Experts, nhà đầu tư của Theranos nắm giữ cổ phiếu ưu đãi, đồng nghĩa với việc những người này sẽ được ưu tiên thanh toán trước Holmes - sáng lập viên công ty đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông.

FORBES không nhận thấy dấu hiệu nào của việc thanh toán giải thể công ty. Nhưng nếu điều đó xảy ra, nhà đầu tư tham gia ưu đãi sẽ nhận tiền trước và nhiều hơn cô Holmes - người sau cùng và thậm chí còn không cầm được đồng nào.

Về mặt kỹ thuật, cô Holmes có thể kêu gọi tăng vốn từ các nhà đầu tư hiện tại nhưng họ đã không còn hào hứng với việc đó.

Đây chính là 3 nguyên nhân khiến FORBES hạ giá trị tài sản ước tính của công ty Theranos

Có quá nhiều thứ không rõ ràng: Theranos cho biết công ty này sẽ làm thay đổi cách thức xét nghiệm máu truyền thống mà chỉ cần một chiếc kim lấy máu xếp trong chiếc hộp nhỏ như đồng xu. Với chiếc máy đó, khoảng 70 phép xét nghiệm có thể thực hiện chỉ bằng một giọt máu lấy từ đầu ngón tay. Một bước tiến khoa học tuyệt vời tuy nhiên công ty này không đưa ra được một số liệu nào chứng minh chiếc máy hoạt động chính xác.

Theranos không đưa ra được văn bản chứng minh có hiệu lực: Cô Holmes hứa sẽ công bố số liệu trong 6 tháng nhưng đến tháng 4 vẫn chưa có văn bản nào được đưa ra. Ban đầu, cô đưa ra bằng chứng công nhận của cơ quan FDA về xét nghiệm virus herpes. Tuy nhiên phía FDA lại cấm Theranos sử dụng thiết bị xét nghiệm của công ty này và không nhắc gì đến công nhận mà Theranos đã đem ra làm bằng chứng ban đầu. Theo WSJ, Theranos đã hủy hàng nghìn kết quả xét nghiệm sử dụng thiết bị của công ty.

Thị trường mục tiêu của Theranos có lẽ không tồn tại: Giới chuyên gia nghi ngờ về ý kiến của Theranos cho rằng công ty này có thể giá trị gần bằng Laboratory Corp. of America (giá trị vốn hóa thị trường 13 tỷ USD) và Quest Diagnostics (11 tỷ USD). Trong khi giá cho mỗi thí nghiệm của 2 công ty này đều cao hơn Theranos.

Holmes sẽ phải trình bày về hoạt động của Theranos trong buổi họp thường niên của AACC - Hiệp hội sinh hóa Mỹ vào tháng 8. Lúc đó, câu chuyện có hay không về một thiết bị làm thay đổi ngành xét nghiệm sinh hóa sẽ được đưa ra ánh sáng.


Ngành thuế sẽ điều chỉnh hoạt động kiểm tra doanh nghiệp

Một số chi cục thuế cho biết đang bị vướng trong thực hiện, nhất là đối với hoạt động hoàn thuế.

Trao đổi với Tuổi Trẻ liên quan đến nội dung “chỉ kiểm tra doanh nghiệp (DN) mỗi năm một lần” tại nghị quyết 35 vừa được Chính phủ ban hành, lãnh đạo một chi cục thuế băn khoăn. “Đây được xem là một cuộc kiểm tra. Nếu tiếp tục hoàn thuế giá trị gia tăng cho DN lần sau,cơ quan thuế có được kiểm tra DN nữa hay không? Ngoài ra, theo quy định, công tác kiểm tra quyết toán thuế thu nhập DN phải thực hiện hằng năm. Nếu đã kiểm tra hoàn thuế giá trị gia tăng rồi, việc kiểm tra quyết toán thuế thu nhập DN có vi phạm hay không?”.

Tuy nhiên, ông Lê Xuân Dương, cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho biết sắp tới Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính sẽ có hướng dẫn cụ thể để các cơ quan thuế thực hiện một cách thống nhất, theo tinh thần không được kiểm tra DN quá một lần đối với cùng một nội dung.

“Trước mắt Cục Thuế TP sẽ yêu cầu các phòng, các chi cục thuế khi xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra DN phải rà soát xem có phù hợp không, có trùng lắp không vì tinh thần của nghị quyết 35 là chỉ kiểm tra khi DN có dấu hiệu vi phạm và chỉ được kiểm tra một lần trong một năm với một nội dung” - ông Dương khẳng định.

Riêng đối với chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra hằng năm mà Tổng cục Thuế giao cho Cục Thuế TP, theo ông Dương, vẫn phải thực hiện. “Trên địa bàn hiện có 170.000 DN, với chỉ tiêu 1% thanh tra và 15% kiểm tra hằng năm, khó có chuyện lặp lại” - ông Dương nói.


“Trảm” dự án điện 7,5 tỉ USD

Tỉnh Bình Định đang làm các thủ tục thu hồi chủ trương giới thiệu địa điểm dự án điện có vốn đầu tư khoảng 7,5 tỉ USD “ngâm” gần 4 năm qua

Ngày 1-6, ông Đặng Trung Thành, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Bình Định, cho biết đang làm văn bản đề xuất UBND tỉnh thu hồi chủ trương giới thiệu địa điểm dự án Trung tâm Điện lực Bình Định do Công ty CP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định (thuộc Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn) làm chủ đầu tư. Đề xuất này dựa trên cơ sở đề nghị của Sở Kế hoạch - Đầu tư và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng vào cuối tháng 5 nhằm sớm tổ chức kêu gọi nhà đầu tư khác có năng lực triển khai dự án.

Trước đó, năm 2009, Công ty CP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định có văn bản đề xuất tỉnh Bình Định đầu tư dự án Trung tâm Điện lực Bình Định trên diện tích đất và mặt nước 250 ha tại 2 xã Cát Khánh và Cát Thành, huyện Phù Cát. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 7,5 tỉ USD, gồm 3 nhà máy với tổng công suất 5.200 MW, dự kiến đưa vào vận hành từ năm 2016. Dự án được xác định là phương án bổ sung, thay thế cho các nhà máy tuabin khí hỗn hợp quy mô lớn ở miền Nam và miền Trung trong Quy hoạch điện VI.

Cùng thời điểm, Chính phủ giao Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng Trung tâm Điện lực Bình Định, đồng thời phối hợp UBND tỉnh Bình Định hướng dẫn Công ty CP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định triển khai giai đoạn I và các công trình dùng chung.

Ông Đặng Trung Thành cho biết trên cơ sở đề nghị của nhà đầu tư, tháng 10-2012, UBND tỉnh Bình Định có văn bản giới thiệu địa điểm 340 ha mặt nước và 218 ha tại huyện Phù Cát để Công ty CP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình. Đồng thời, yêu cầu nhà đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo tiến độ triển khai đầu tư xây dựng cụ thể, trong đó cần cam kết thời gian khởi công, hoàn thành từng hạng mục công trình của dự án. Tuy nhiên, thời gian qua, chủ đầu tư dự án không triển khai theo tiến độ dù tỉnh đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, nhắc nhở.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định, thời gian qua, dù Công ty CP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định không thực hiện đúng cam kết trong việc triển khai dự án nhưng tỉnh vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục có thêm cơ hội. Cụ thể, năm 2015, dù quá thời hạn cam kết nhưng tỉnh một lần nữa đề nghị nhà đầu tư ký quỹ theo quy định nếu tiếp tục muốn triển khai dự án. Tuy nhiên, trong khi số tiền ký quỹ theo quy định lên đến hàng chục triệu USD thì nhà đầu tư đề nghị giảm còn vài chục ngàn USD. Vì vậy, địa phương kiên quyết thu hồi dự án.

Ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định, cho biết thời gian qua, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đăng ký đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời, nhiệt điện… tại địa điểm đã giới thiệu cho Công ty CP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định triển khai dự án. Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa duyệt dự án nào.


Nhiều cơ hội từ EVFTA

Hội thảo Cơ hội từ FTA Việt Nam - EU cho doanh nghiệp (DN) đã được tổ chức vào sáng 1-6 tại TP HCM.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh và ông Mauro Petriccione - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thương mại Ủy ban châu Âu, Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) - cho rằng Chính phủ Việt Nam và EU thống nhất sẽ nỗ lực hoàn tất quá trình phê chuẩn để hiệp định có hiệu lực vào năm 2018. Hiệp định EVFTA sẽ tác động tích cực, mở ra nhiều cơ hội cho DN Việt Nam làm ăn với EU cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết Việt Nam chưa khai thác hết tiềm năng xuất khẩu sang EU, mới đạt khoảng 0,75% tổng giá trị nhập khẩu của thị trường này. Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ tạo ra cú hích đối với thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - EU. EU đã đồng ý xóa bỏ trên 85% biểu thuế khi hiệp định có hiệu lực và trong 7 năm sẽ xóa bỏ trên 99% biểu thuế cho các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như dệt may, giày dép, điện thoại, máy tính, nông thủy sản… sẽ được hưởng lợi lớn khi EU xóa bỏ thuế xuất nhập khẩu.

Vì vậy, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh kêu gọi cộng đồng DN chủ động hơn trong việc tìm đến khách hàng EU, tìm hiểu yêu cầu của họ để cải thiện việc kinh doanh của mình, sớm vượt qua những khó khăn. “Những rào cản kỹ thuật được dựng lên nhằm đáp ứng mục tiêu chính đáng như an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ môi trường sống theo nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa 2 bên. Trong tương lai, 2 bên có thể đàm phán để thừa nhận các tiêu chuẩn của nhau, sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn của Việt Nam thì mặc nhiên được nhập khẩu vào EU” - Thứ trưởng Khánh cho biết.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh, về tổng thể, các cam kết của Việt Nam trong Hiệp định EVFTA và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) tương thích nhau. Tuy nhiên, EVFTA mở cửa sâu hơn trong một số lĩnh vực, như EU sẵn sàng xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu hàng may mặc, giày dép của Việt Nam trong 7 năm, không yêu cầu quy tắc xuất xứ với hàng dệt may từ sợi mà chỉ yêu cầu từ vải trở đi. Đặc biệt, EU mở cửa rất sâu cho nông sản của Việt Nam…

Trong chuyến công tác tại Việt Nam, ông Mauro Petriccione và Thứ trưởng Trần Quốc Khánh đã dự buổi ra mắt Sổ tay hướng dẫn về EVFTA nhằm cung cấp cho cộng đồng DN những thông tin hữu ích.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-06-2016

    Cảnh giác với thông tin thương lái Trung Quốc mua cá tra quá lứa
    Phó Thủ tướng Nga: “FTA giữa EAEU - Việt Nam có hiệu lực vào mùa hè 2016”
    Hàng Thái: Từ đầu tư đến thương mại
    Doanh nghiệp phải mua khống hoá đơn khi quảng cáo qua Google
    “Gần đại công trường như Trung Quốc, không ngành nào Việt Nam có thể trụ được”

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-06-2016

    Forbes lý giải nguyên nhân các hãng bán lẻ Thái Lan thích vào Việt Nam
    Bộ trưởng OPEC: Thị trường dầu mỏ đang đi đúng hướng
    FED với khả năng tăng lãi suất 3 lần trong năm nay
    Cá tra liên tục rớt giá: Doanh nghiệp tranh giành khách, tự triệt tiêu nhau
    22 tỷ USD vốn ODA “tắc” thực chất chỉ là vốn cam kết

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-06-2016

    VASEP: Chất lượng hải sản xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi cá chết
    Saigon Food bác thông tin xuất khẩu cá điêu hồng nhiễm kháng sinh sang Úc
    Đi kiện, chuyện của nhà giàu?
    Phó Thống đốc NHNN: Thị trường tài chính đang bị mất cân bằng
    Đầu tư nước ngoài buộc DN Việt phải mạnh lên

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-06-2016

    Nhật Bản đưa ra chiến lược tăng trưởng kinh tế mới
    Nền kinh tế Brazil suy giảm do chi tiêu chính phủ tăng
    Nga đã ký hơn 30 thỏa thuận về điện hạt nhân
    MB và Vietjet Air ký hợp đồng tín dụng tài trợ mua máy bay A320
    ANA Holding Inc (Nhật) sẽ tham gia vào Vietnam Airlines từ 1-7

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-06-2016

    Thanh toán điện tử góp 880 triệu USD cho GDP
    Cuộc đua mở rộng mặt bằng bán lẻ
    Giữ biện pháp quản lý với giá sữa cho trẻ dưới 6 tuổi tới cuối năm
    Trung Quốc: Các biện pháp kích thích đã phát huy tác dụng
    “Sẽ lắng nghe ý kiến hai chiều về lập Sở giao dịch vàng”

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-06-2016

    Mỹ có vai trò gì trên thị trường dầu mỏ?
    Tấn công vào thị trường Myanmar, Thái Lan - Vinamilk đẩy mạnh thâm nhập và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN
    Gánh nặng nợ của Nhật Bản giảm nhanh nhất thế giới
    Dự báo ngành thép Đài Loan sẽ phục hồi nhẹ trong năm 2016
    Startup xuất khẩu nước dừa Việt Nam được rót vốn hơn 100.000 USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-06-2016

    Quan điểm của Chính phủ về đề xuất thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia
    Thông tư 06 nối tiếp Thông tư 36: Nhà đầu tư bất động sản thở phào
    Các vụ bê bối vẽ lại bức tranh doanh nghiệp Nhật
    Alibaba vừa nhận 1 tỷ USD từ Temasek
    Đồng tiền tăng giá mạnh nhất châu Á

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-06-2016

    "Đội bóng" 80 tỷ đô đủ sức thay đổi nền kinh tế của Bộ Công thương
    FPT Shop: Lợi nhuận 4 tháng đầu năm tăng trưởng 36% so với cùng kỳ
    Doanh nghiệp vẫn làm ngơ với phòng vệ thương mại
    Kiến nghị bỏ thời hạn giấy phép kinh doanh
    Thế kẹt của Gang thép Thái Nguyên

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-06-2016

    Tín dụng 5 tháng tăng nhanh hơn cùng kỳ 2015, xuất siêu 1,36 tỷ USD
    Ấn Độ là nền kinh tế lớn tăng trưởng nhanh nhất thế giới
    Trung Quốc cận kề khủng hoảng?
    Trump đối đầu FED
    Mỹ: Tiêu dùng tăng cao gây sức ép tăng lãi suất lên FED

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-06-2016

    Đến 15-5-2016: Kim ngạch hàng hóa XNK đạt 117 tỷ USD
    Lãi suất huy động rục rịch hạ
    Công ty Wellington mong muốn được tạo điều kiện hoạt động tại Việt Nam
    250 doanh nghiệp Việt “bắt tay” hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất nội địa
    Dự báo giá thép, quặng sắt Trung Quốc sẽ giảm trong tháng 6