tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-09-2018

  • Cập nhật : 02/09/2018

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thu về 5,5 tỷ USD trong 8 tháng

Trong 8 tháng đầu đầu năm, ngành thủy sản tiếp tục tăng trưởng khi kim ngạch xuất khẩu đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng cũng tăng 5,8% so với cùng kỳ 2017.

Trong tháng 8, sản lượng thủy sản cả nước ước tính đạt 683.600 tấn, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm cá đạt 475.300 tấn, tăng 6%; tôm đạt 106.000 tấn, tăng 10,4%; thủy sản khác đạt 102.300 tấn, tăng 2,6%.

Tính chung 8 tháng năm 2018, sản lượng thủy sản ước tính đạt 4,9 triệu tấn, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước,. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 2,5 triệu tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái; sản lượng thủy sản khai thác đạt gần 2,4 triệu tấn, tăng 5%.

Theo Cục xuất nhập khẩu, trong tuần kết thúc ngày 16/8/2018, giá cá tra nguyên liệu tại tỉnh An Giang giảm 500 - 800 đồng/kg so với giá tuần trước đó xuống 24.500 - 26.500 đồng. Giá tôm nguyên liệu tại Cà Mau ổn định ở mức 81.000 - 310.000 đồng/kg tùy từng loại.

Việt Nam là một trong 5 nước đứng đầu về xuất khẩu tôm nuôi nước lợ, sản xuất và xuẩt khẩu hàng đầu về cá tra trên thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực sản xuất chính, chiếm hơn 80% sản lượng tôm và 95% sản lượng cá tra.

Tuy nhiên, nuôi tôm nước lợ và cá tra ở ĐBSCL đang phải đối mặt với một số thách thức về hiệu quả quản lý dịch bệnh, lạm dụng hóa chất, kháng sinh, và nuôi trồng chưa cao cũng như khả nảng đáp ứng yêu cầu của thị trường về truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Để giải quyết các thách thức trên đối với hai ngành hàng Thủy sản mũi nhọn của Việt Nam, nhóm PPP Thủy sản thống nhất xây dựng và đồng triển khai dự án: “Hỗ trợ phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long thông qua Hợp tác công tư".

Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường hiệu quả quản lý dịch bệnh trên cơ sở hoàn thiện hệ thống quan trằc môi trường cảnh bảo dịch bệnh; cải thíện năng suất nuôi trồng tôm và cá tra thông qua xây dựng quy trình nuôi trồng tôm, cá tra theo chuỗi cung ứng; và hỗ trợ các doanh nghiệp tôm và cá tra xây dựng, cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.(Vietnambiz)
---------------------

Liệu Trung Quốc có trở thành một nhà xuất khẩu nhiên liệu nhạy cảm hơn với giá cả?

Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã tăng sản lượng của họ trong tháng 7/2018 lên gần 12 triệu thùng/ngày, nhưng tại cùng thời điểm này xuất khẩu sản phẩm nhiên liệu giảm xuống mức thấp nhất trong 4 tháng.

Những thực tế này dường như mâu thuẫn, và trong khi có một số vấn đề có thế giúp giải thích động lực này, có lẽ thuyết phục nhất là Trung Quốc dường như trở thành hòa hợp hơn với tác động thị trường đối với các sản phẩm xăng dầu ở châu Á.

Như thường xảy ra với trường hợp nhập, xử lý dầu thô của Trung Quốc và xuất khẩu sản phẩm đã lọc của họ, số liệu này chưa đầy đủ và trong trường hợp này các số thiếu là chuyển động trong tồn kho.

Số liệu dự trữ phát hành mới nhất trong tháng 4/2018, vì thế rất khó để biết lượng nguyên liệu của nhà máy lọc dầu đã đưa vào các kho chứa, do trái ngược với việc xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước. Nhưng những gì được biết là nhà máy lọc dầu đã chạy tổng cộng 11,95 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2018 so với 11,6 triệu thùng trong cùng tháng năm 2017.

Trong 7 tháng đầu năm nay, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã xử lý 12,07 triệu thùng dầu mỗi ngày, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu xăng giảm xuống 890.000 tấn trong tháng 7/2018, tương đương khoảng 244.000 thùng/ngày, giảm từ 334.000 thùng/ngày trong tháng 6 và 403.000 thùng/ngày trong tháng 5/2018.

Xuất khẩu dầu diesel giảm xuống 1,54 triệu tấn hay khoảng 372.000 thùng/ngày, giảm từ 402.000 thùng/ngày trong tháng 6 và 484.000 thùng/ngày trong tháng 5/2018. Ngoài ra còn lượng chưa biết chuyển vào kho dự trữ, xuất khẩu xăng và dầu diesel có thể bị ảnh hưởng bởi các nhà máy lọc dầu Trung Quốc gần hết hạn ngạch và cắt giảm xuất khẩu trở lại.

Cũng có khả năng rằng nhà máy lọc dầu nhỏ hơn, các nhà máy lọc dầu độc lập xuất khẩu ít vì giảm hoạt động, do họ phải chiến đấu với giá dầu thô tăng và tăng cường sự giám sát về thuế của chính phủ.

Tiêu thụ nội địa của Trung Quốc cũng có thể tăng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp dựa vào nhu cầu đỉnh điểm trong mùa hè.

Tất cả những yếu tố này có thể giúp làm sáng tỏ sự sa sút trong xuất khẩu nhiên liệu xăng dầu của Trung Quốc, nhưng có thể sự giải thích tốt nhất là chuyển động của giá trong thời điểm khi xuất khẩu tháng 7 đã được chuẩn bị.

Lợi nhuận để sản xuất một thùng xăng tại Singapore từ dầu thô Brent đã giảm xuống mức 3,38 USD/thùng, thấp nhất từ đầu năm tới nay trong ngày 4/7/2018. Lợi nhuận này đã sụt giảm ổn định kể từ khi đạt đỉnh cao 9,91 USD/thùng trong ngày 22/5/2018, nghĩa là tại thời điểm này các nhà máy lọc dầu Trung Quốc dự tính sẽ bán xăng để xuất khẩu, động lực như vậy đang yếu đi.

Câu chuyện tương tự với dầu diesel, lợi nhuận để sản xuất 1 thùng diesel 10ppm từ dầu thô Dubai giảm xuống mức thấp 12,97 USD/thùng vào ngày 27/6/2018, giảm từ 16,64 USD/thùng trong ngày 18/5/2018.

Sự biến động giá cho thấy rằng các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc có thể trở nên nhạy cảm hơn với giá và do đó ít có khả năng xuất khẩu xăng dầu dư thừa bất kể lợi nhuận thu được từ việc này.

Điều đáng chú ý là lợi nhuận đối với lọc dầu diesel và xăng sau đó tăng, với dầu diesel tăng lên 16,33 USD/thùng vào ngày 24/8/2018, trước khi giảm nhẹ xuống 16,06 USD/thùng vào ngày 27/8/2018.

Lợi nhuận lọc xăng tăng vọt 240% từ mức thấp hồi tháng 7/2018 lên 11,55 USD/thùng vào ngày 15/8/2018, mặc dù sau đó giảm xuống 8,21 USD/thùng trong ngày 27/8/2018.

Sự phục hồi trong lợi nhuận sản xuất nhiên liệu có thể đến quá trễ để thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8/2018. Nhưng tháng 9/2018 sẽ tiết lộ liệu các nhà máy lọc dầu Trung Quốc có thực sự trở nên nhạy cảm về giá hơn hay liệu các yếu tố khác vẫn đóng vai trò lớn hơn không.(VITIC)
-------------------

Lo ngại chiến tranh thương mại gia tăng, dầu giảm giá

Giá dầu ngày 31/8 giảm do lo ngại chiến tranh thương mại có thể làm giảm nhu cầu năng lượng tái xuất hiện và có dấu hiệu sản lượng tại Mỹ tăng.

Giá dầu WTI giao tháng 10 giảm 45 cent xuống 69,8 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 0,5% xuống 77,59 USD/thùng.

Công ty dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes ngày 31/8 cho biết số giàn khoan dầu Mỹ đang hoạt động tăng 2 lên 862, cho thấy sản lượng sẽ tăng. Theo số liệu công bố trong tuần, sản lượng của Mỹ là 11 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với tuần trước.

Lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang, giảm tăng trưởng toàn cầu cũng như nhu cầu dầu, tái xuất hiện. Trung Quốc, nhà nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới, đã tăng trưởng chậm lại kể từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bắt đầu. Nếu tình hình leo thang, tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng hơn nữa, buộc Bắc Kinh phải hạn chế nhập khẩu dầu.

Nhìn chung cả tháng 8, giá dầu tăng gần 2% nhờ dự báo nguồn cung toàn cầu giảm, liên quan việc Mỹ sắp trừng phạt Iran.

“Truyền thông cho thấy xuất khẩu dầu của Iran trong tháng 8 dự kiến giảm xuống dưới 2,25 triệu thùng/ngày – đánh dấu tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Sản lượng dầu của Iran đã giảm 600.000 thùng/ngày so với tháng 4”, ngân hàng Merrill Lynch cho biết.

Giá dầu WTI và Brent đều được dự báo tăng dù đà tăng của WTI bị hạn chế do mùa bảo dưỡng cơ sở lọc dầu sắp bắt đầu. Trong mùa bảo dưỡng, nhu cầu dầu thô đầu vào để sản xuất các sản phẩm như xăng thường giảm.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục