Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam; Đẩy mạnh M&A, doanh nghiệp Việt “mang chuông đi đánh xứ người“; Thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico, tin xấu cho Trung Quốc?

Ủy ban châu Âu (EC) quyết định không gia hạn các biện pháp bảo hộ thương mại đối với sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trong một tuyên bố phát đi ngày 31/8, EC cho biết: "Sau gần 5 năm kể từ khi bắt đầu áp dụng, các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp của Liên minh châu Âu (EU) đối với tấm pin năng lượng Mặt Trời từ Trung Quốc sẽ hết hạn vào nửa đêm 3/9 tới."
EC cho biết quyết định trên đã tính đến nhu cầu của cả nhà sản xuất và người sử dụng hoặc nhập khẩu pin năng lượng Mặt Trời, cũng như các mục tiêu mới về năng lượng tái tạo của EU. Tuyên bố nhấn mạnh rằng việc dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ trên "phục vụ lợi ích tốt nhất của toàn EU".
EU bắt đầu thực thi các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp từ tháng 12/2013 trong thời gian hai năm, sau đó tái áp dụng 18 tháng (từ tháng 3/2017) nhằm cân bằng các lợi ích của người sử dụng, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất pin năng lượng Mặt Trời của EU.
EC xét thấy tình hình thị trường không thay đổi đến mức cần gia hạn các biện pháp này lâu hơn 18 tháng, vì vậy đã bác bỏ đề nghị của ngành công nghiệp pin năng lượng Mặt Trời của châu Âu về việc mở một cuộc điều tra đánh giá sau khi các biện pháp trên hết hiệu lực. (TTXVN)
---------------------
Trung Quốc đã lên tiếng trước ý định của Tổng thống Mỹ Trump thực hiện kế hoạch đánh thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg dẫn một số nguồn thạo tin cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang muốn triển khai kế hoạch đánh thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay khi thời gian khảo sát ý kiến người dân về vấn đề này kết thúc vào tuần tới.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng hôm 30/8, khi được hỏi về việc xác nhận thông tin nêu trên, ông Donald Trump mỉm cười và nói thông tin đó "không hoàn toàn sai". Ông cũng chỉ trích việc Trung Quốc quản lý đồng Nhân dân tệ, đồng thời cho biết việc nước này giảm giá đồng nội tệ là nhằm phản ứng trước sự suy giảm tăng trưởng kinh tế thời gian gần đây.
Theo kế hoạch, các công ty và người dân Mỹ có thời gian đến ngày 6/9 để đưa ra ý kiến của mình về kế hoạch đánh thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, bao gồm nhiều loại mặt hàng từ gậy chụp ảnh selfie cho tới thiết bị bán dẫn. Ông Trump muốn chính thức áp thuế ngay khi thời hạn nêu trên kết thúc. Nếu được triển khai, đây sẽ là đòn giáng mạnh mẽ nhất của Mỹ đối với Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều tháng qua và sẽ làm suy giảm triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.
Ngay sau khi tin tức này được công bố, chứng khoán Châu Á nối gót chứng khoán Mỹ lần lượt giảm điểm trong phiên giao dịch sáng nay (31/8), với chỉ số S&P 500 xuống gần ngưỡng 2.900 điểm. Ngược lại, trái phiếu chính phủ Mỹ, đồng USD và đồng yen Nhật tiếp tục tăng. Tin tức mới đã khiến các nhà đầu tư lo ngại trong bối cảnh bất ổn trên thị trường tiền tệ ở Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trung Quốc phản ứng
Về phía Trung Quốc, nước này đã hối thúc chính quyền Tổng thống Donald Trump từ bỏ kế hoạch đánh thuế nêu trên. Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Bắc Kinh hôm 30/8, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nhấn mạnh: “Mỹ nên xem xét lời kêu gọi từ các doanh nghiệp và nhà tiêu dùng của cả hai quốc gia. Thực tế cho thấy cả Mỹ và Trung Quốc đều liên hệ chặt chẽ đến chuỗi cung ứng sản phẩm và Mỹ cần đưa ra quyết định đúng đắn để đảm bảo lợi ích cơ bản của người dân hai nước”. Ông Cao Phong cũng lặp lại quan điểm của Trung Quốc cho rằng, hành động “gây hấn” của Mỹ sẽ không có hiệu quả và Trung Quốc luôn tin tưởng vào sự ổn định thương mại của nước này.
Ông Gai Xinzhe, nhà phân tích tài chính thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc nhận định: “Lần này Trung Quốc sẽ chuẩn bị nhiều hơn về mặt tinh thần để đối phó với Mỹ so với các lần áp thuế trước. Quy mô là rất lớn và một khi việc áp đặt mức thuế mới được hiện thực hóa sẽ tạo ra những biến động trên thị trường tài chính”.
Kế hoạch gây nhiều tranh cãi
Một số người cho rằng, Tổng thống Donald Trump vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng và nhiều khả năng chính quyền Mỹ sẽ áp thuế lên từng khoản nhỏ một. Đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã áp thuế 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong khi Bắc Kinh cũng đáp trả bằng việc đánh thuế tương tự.
Một số ý kiến khác lại nhận định, Tổng thống có thể công bố áp thuế tuần tới, nhưng phải sau một thời gian nữa mới chính thức thực thi. Hồi giữa tháng 6 vừa qua, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã công bố áp thuế đối với 34 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nhưng phải chờ 3 tuần sau đó, kế hoạch này mới được thực hiện. Đợt thuế quan tiếp theo đánh vào 16 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu khẩu Trung Quốc cũng đã có hiệu lực vào hôm 23/8. Hiện tại, chính quyền ông Trump đang hoàn tất danh mục hàng hóa Trung Quốc bị áp thuế, với mức thuế dao động từ 10% đến 25%, sau 6 ngày tham khảo ý kiến công chúng.
Phe cứng rắn với Trung Quốc chiếm ưu thế
Một số nguồn thạo tin cho biết, kế hoạch áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đã gây ra cuộc tranh cãi “nảy lửa” trong chính quyền Tổng thống Donald Trump. Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro muốn đẩy nhanh việc thực thi, trong khi Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow thì muốn có thêm thời gian.
Hiện tại, phe cứng rắn về thương mại với Trung Quốc đang chiếm ưu thế trong chính quyền Tổng thống Donald Trump. Một trong những nhân vật này là Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, người đã góp phần tạo nên một trong những chiến thắng thương mại lớn nhất của Tổng thống Donald Trump đó là thúc đẩy thỏa thuận thương mại song phương giữa Mỹ với Mexico để thay thế Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Thỏa thuận này được công bố vào ngày 27/8 vừa qua và Canada hiện đang đàm phán để tham gia.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Trump đã trì hoãn đối thoại với Trung Quốc vì cho rằng Bắc Kinh thiếu sự hợp tác trong các cuộc đàm phán về vấn đề phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump muốn gây sức ép với Trung Quốc, tin rằng Mỹ đang “trên cơ” so với Trung Quốc. Dẫu vậy, ông vẫn khẳng định rằng, những bất đồng về thương mại giữa hai bên sẽ được giải quyết.
Edward Alden, chuyên gia thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại tại Washington cho biết, thành công của Robert Lighthizer liên quan đến thỏa thuận NAFTA giúp tiếng nói của ông có trọng lượng hơn đối với Tổng thống. Điều này dẫn đến khả năng rằng, sau nhiều tháng qua tay giữa các nhân vật này và nhân vật khác trong chính quyền, vấn đề đàm phán thương mại với Trung Quốc có thể được trao cho Lighthizer - một trong những nhà đàm phán dày dặn kinh nghiệm và có ảnh hưởng đối với Tổng thống Trump.
“Nếu Tổng thống giao hồ sơ thương mại Trung Quốc cho Lighthizer thì có cơ hội tạo ra sự tiến triển thực sự. NAFTA rõ ràng là một chiến thắng về mặt cá nhân đối với ông Lighthizer. Nếu để ông Lighthizer phụ trách công việc này thì ít nhất sẽ mở ra cánh cửa dẫn tới cuộc đàm phán nghiêm túc với Trung Quốc-điều mà trước đó chúng ta chưa từng chứng kiến”, ông Edward Alden nói. (VOV)
-----------------------
Nhiều nông dân Pháp đang giận dữ trước tình trạng đất canh tác bị bán ồ ạt cho các nhà đầu tư Trung Quốc.
Hơn 100 nông dân hôm 29/8 tập trung trên một cánh đồng do nhà đầu tư Trung Quốc sở hữu ở khu vực Indre, miền trung nước Pháp, để biểu tình phản đối cái mà họ gọi là hành vì "đầu cơ tài chính". Những người tham gia biểu tình kêu gọi "lấy lại đất đai cho nông dân", AFP đưa tin.
"Đất ở nơi này dùng để cấp cho gia đình nông dân và để sản xuất lương thực, thực phẩm", Laurent Pinatel, người phát ngôn Liên đoàn Nông dân Pháp, nói. "Những người chủ kia đến đây để thu lợi nhuận, đầu cơ nông nghiệp và chiếm độc quyền đất đai".
Hồi năm 2016, Tập đoàn Hongyang, Trung Quốc, đã mua 1.700 hecta đất ở Indre, trồng lúa mỳ cung cấp cho thị trường quốc tế. Tập đoàn này cũng mua 900 hecta đất tại khu vực Allier lân cận, làm dấy lên mối lo âu ở vùng nông thôn Pháp rằng mô hình gia đình sở hữu đất nông nghiệp truyền thống của họ đang bị đe dọa bởi những thương vụ thu mua đất đai quy mô.
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã chi ít nhất 89 tỷ USD mua đất ở Pháp từ năm 2010, theo số liệu do Viện Doanh nghiệp Mỹ và Quỹ Di sản Mỹ công bố.
"Chúng tôi cũng gặp phải vấn đề tương tự ở phía bắc, giữa Saint-Omer và Dunkirk", nông dân tham gia cuộc biểu tình Jean-Luc Bardel cho hay và thêm rằng ông gần như không thể mua nổi ba hecta đất bởi các nhà đầu tư đã thâu tóm quá nhiều.
"Tại các trường nông nghiệp, nhiều người trẻ muốn trở về nông thôn làm việc nhưng họ không thể tìm mua nổi đất để canh tác hoặc chúng quá đắt. Các tập đoàn đã đẩy giá lên cao", Bardel nói. Một số nông dân, đặc biệt là những người sắp nghỉ hưu, bị cuốn hút bởi mức giá thu mua đất cao mà các công ty lớn đưa ra, ông cho biết thêm.
Các nông dân kêu gọi chính quyền ban hành quy định về diện tích đất mà những nhà đầu tư lớn có thể mua. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng hai cũng tuyên bố sẽ đặt ra những giới hạn đối với hoạt động mua đất nông nghiệp của các công ty nước ngoài.
Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Stephane Travert cho biết một ủy ban nghị viện đang xem xét vấn đề và chính phủ sẽ công bố những đề xuất cụ thể khi công việc hoàn tất.(Vnexpress)
Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc chuyển hướng đầu tư sang Việt Nam; Đẩy mạnh M&A, doanh nghiệp Việt “mang chuông đi đánh xứ người“; Thỏa thuận thương mại Mỹ-Mexico, tin xấu cho Trung Quốc?
Động lực mới nào cho tăng trưởng kinh tế?; CPI bình quân cả năm 2018 tăng khoảng 3,73%-3,95%; Xuất khẩu gạo tăng mạnh cả về lượng và giá trị
6 lý do vỡ bong bóng bất động sản thập kỷ trước; Kinh tế và tri thức Việt Nam đã mang tầm vóc mới; Hơn 9.000 ôtô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 8
Khối ngoại bán ròng đã không còn tác động mạnh đến thị trường; Vàng, chứng khoán hay bất động sản: Hàng nào nóng tháng 9?; Hồ tiêu Việt Nam ngụp lặn giữa cơn bão rớt giá
Nhu cầu thuê văn phòng TP. Hồ Chí Minh cao nhất Đông Nam Á; "Nghẽn mạch" mua bán bất động sản thế chấp ngân hàng; Hà Nội đề xuất thu hồi lại nhà tái định cư không về ở
Cổ phần hóa mang lại động lực mới cho doanh nghiệp phát triển; Đề cao trách nhiệm cá nhân trong quản lý nợ công; Chính thức cắt giảm được 968 điều kiện và gần 1.700 dòng hàng
Có một Trung Quốc rất khác qua lăng kính của ngành thép; Tập đoàn công nghệ Trung Quốc đầu tư mạnh khi thuế doanh nghiệp giảm; Ấn Độ đang vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới
Quan ngại về vốn vay Nhật Bản và phản hồi từ phía JICA; Trung Quốc kêu gọi Mỹ không áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa; Các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Moskva phản tác dụng
Chiến tranh thương mại dồn hàng từ Trung Quốc về Đông Nam Á, Việt Nam?; Giá vàng có chuỗi thời gian giảm dài nhất 5 năm; Nông sản Việt tìm cách giữ thị trường
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thu về 5,5 tỷ USD trong 8 tháng; Liệu Trung Quốc có trở thành một nhà xuất khẩu nhiên liệu nhạy cảm hơn với giá cả?; Lo ngại chiến tranh thương mại gia tăng, dầu giảm giá
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự