EU dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ thương mại đối với pin Mặt Trời của Trung Quốc; Tổng thống Trump sẽ giáng đòn “vũ bão” vào nền kinh tế Trung Quốc?; Nông dân Pháp biểu tình phản đối bán đất cho Trung Quốc

Chủ tịch của Phú Hưng Khang cũng chính là ông Tseng Fan Chih, lãnh đạo Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng. Mặc dù vay lớn nhưng doanh nghiệp có vốn điều lệ chỉ 100 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Finance Aisa, Công ty TNHH Phát triển Phú Hưng Khang vừa ký kết khoản vay dài hạn trị giá 400 triệu USD, tương đương 9.320 tỷ đồng. Đây là khoản vay hợp vốn thông qua các nhà phát hành chung và các bên thu xếp vốn chính thức từ Ngân hàng Thương mại Quốc tế Mega và Ngân hàng Thương mại Taipei Fubon.
Các bên cùng tham gia cho vay hợp vốn gồm Bank SinoPac. Ngân hàng Thương mại & Tiết kiệm Thượng Hải, Ngân hàng Hợp tác Đài Loan, và Ngân hàng Thương mại Yuanta đóng vai trò là các nhà giao dịch được ủy thác chính. Trong khi đó, Ngân hàng Chang Hwa, Ngân hàng E.Sun, Ngân hàng Hua Nan, Ngân hàng nhà đất Đài Loan, Ngân hàng Thương mại Đài Trung và Ngân hàng Kinh doanh Đài Loan đóng vai trò những bên tham gia.
Cấp tín dụng hợp vốn: Là việc có từ hai (02) tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cấp tín dụng đối với khách hàng, thông qua các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Finance Aisa cũng cho biết số tiền thu được nhằm mục đích đáo hạn một số khoản nợ hiện tại, mua cổ phần tài chính và phục vụ nhu cầu vốn lưu động.
Phú Hưng Khang là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Công ty TNHH Nam Sài gòn Residences - một FDI từ Đài Loan. Mặc dù đi vay một khoản lớn nhưng vốn điều lệ của doanh nghiệp này hiện chỉ là 100 tỷ đồng. Chủ tịch hiện nay của Phú Hưng Khang hiện là ông Tseng Fan Chih, người không xa lạ với giới đầu tư. Ông hiện cũng là người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Liên doanh Phú Mỹ Hưng, chủ đầu tư dự án Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Phú Hưng Khang có trụ sở đặt tại Kỳ Sơn, Hòa Bình.
Sau khoản cho vay trên, khối lượng cho vay hợp vốn của Việt Nam hiện ở mức 3,6 tỷ USD trong năm nay, tăng 6% so với mức 3,4 tỷ USD của năm 2017. Đây cũng là mức cao nhất được ghi nhận.
Trước đó, thương vụ tỉ phú người Thái thâu tóm Tổng công ty Bia - Rượu - NGK Sài gòn (Sabeco) thông qua Công ty Vietnam Beverage cũng làm gia tăng đáng kể nợ nước ngoài của Việt Nam.
Ở Đông Nam Á, khối lượng cho vay hợp vốn là 58,6 tỷ USD trong năm 2018, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái và đánh dấu mức cao nhất từ năm 2014 (81,6 tỷ USD).
Giá trị các khoản vay khu vực Châu á Thái Bình Dương trừ Nhật Bản (NDH)
--------------------------
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường được rút ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa giao Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) báo cáo về việc xin rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Nội dung này sau đó sẽ gửi Bộ Tư pháp tổng hợp vào đề nghị của Chính phủ về việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1-3-2019.
Việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu không thực hiện vào tháng 10-2018 như dự tính trước đó.
Như thế, ít nhất đến hết năm 2019, trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường sẽ chưa được xem xét đến.
Trước đó, trong một bản dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề xuất thuế bảo vệ môi trường với mỗi lít xăng sẽ tăng 1.000 đồng lên 4.000 đồng. Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tức tăng 500 đồng/lít.
Dầu madut, dầu nhờn tăng từ 900 đồng/lít lên 2.000 đồng/lít, tức tăng 1.100 đồng/lít. Mỡ nhờn tăng từ 900 đồng/kg lên mức trần 2.000 đồng/kg, tương ứng tăng 1.100 đồng/kg. Dầu hỏa tăng thêm 1.700 đồng/lít, từ 300 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít.
Theo dự kiến trước đó, nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, thuế xăng dầu mới có thể áp dụng từ tháng 10-2018, chậm hơn 3 tháng so với kế hoạch tăng thuế trong tháng 7-2018. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã quyết định Thường vụ Quốc hội sẽ không biểu quyết thông qua Nghị quyết tại phiên họp bởi còn nhiều ý kiến trái chiều.(NLĐ)
---------------------
Dự báo, giá cá tra và tôm sẽ tăng trở lại do nhu cầu tiêu thụ dịp cuối năm lên cao.
Thiếu cung, xuất khẩu và giá cá tra sẽ tăng trở lại
Trong tháng 8, giá bán cá tra ổn định ở mức cao, các hộ thả nuôi trở lại nên diện tích nuôi tăng. Sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong 8 tháng đầu năm 2018 tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước lên 931,6 nghìn tấn, theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tạm dừng chuỗi giảm giá liên liên tiếp kể từ cuối tháng 5 và giữ ổn định trong tháng 8. Mức giá cao nhất hiện trong khoảng 26.000 - 27.000 đồng/kg (cá loại I) tại các vùng sản xuất như An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.
Theo Bộ Nông nghiệp, nguồn cung cá giống đang khan hiếm, một phần do dịch bệnh cùng với nhu cầu thả bù cao. Giá tiếp tục tăng so với tháng trước, cụ thể tại Cần Thơ, cá tra giống cỡ 30 con/kg là 45.000 - 50.000 đồng/kg, tăng khoảng 20.000 đồng so với tháng trước.
Ảnh minh họa
Từ nay đến cuối năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra sẽ tăng cao, đặc biệt ở thị trường Trung Quốc, do nhu cầu tiêu thụ vào dịp cuối năm của nước này cao, Bộ Nông nghiệp dự báo.
Đại diện Vĩnh Hoàn cũng nhận định rằng, giá cá tra những tháng năm cuối năm sẽ tăng trở lại do nguồn cung vẫn thiếu hụt. Đợt giảm giá gần đây chỉ do nhu cầu của Trung Quốc yếu đi trong khi vấn đề khan hiếm nguồn cung vẫn chưa giải quyết được.
Thị trường tôm khởi sắc nhờ nhu cầu lớn
Sản lượng tôm nước lợ cả nước 8 tháng đầu năm 2018 ước đạt 429,5 nghìn tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng tôm sú ước đạt 192,4 nghìn tấn và sản lượng tôm thẻ ước đạt 237,1 nghìn tấn.
Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tương đối ổn định với tôm sú và tăng nhẹ đối với tôm thẻ chân trắng trong tháng 8. Tại Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, tôm sú ướp đá nguyên liệu cỡ 20 - 40 dao động 160.000 - 220.000 đồng/kg. Giá tôm thẻ ướp đá tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg lên 80.000 – 115.000 đồng/kg đối với các cỡ từ 50 - 100 con/kg.
Do giá tôm thấp nên nhiều người dân ở khu vực Ấn Độ, Thái Lan giảm thả nuôi. Sản lượng tôm của Ấn Độ có thể giảm đến 20% so với năm 2017 trong khi sản lượng tôm Thái Lan cũng sẽ chỉ còn khoảng 300.000 tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ tôm dịp cuối năm tăng cao, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã ký kết được các đơn hàng lớn phục vụ dịp lễ quan trọng cuối năm 2018.
Bộ Nông nghiệp dự báo, giá tôm sẽ tăng trong thời gian tới.(NDH)
EU dỡ bỏ các biện pháp bảo hộ thương mại đối với pin Mặt Trời của Trung Quốc; Tổng thống Trump sẽ giáng đòn “vũ bão” vào nền kinh tế Trung Quốc?; Nông dân Pháp biểu tình phản đối bán đất cho Trung Quốc
Có một Trung Quốc rất khác qua lăng kính của ngành thép; Tập đoàn công nghệ Trung Quốc đầu tư mạnh khi thuế doanh nghiệp giảm; Ấn Độ đang vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ năm thế giới
Quan ngại về vốn vay Nhật Bản và phản hồi từ phía JICA; Trung Quốc kêu gọi Mỹ không áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa; Các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Moskva phản tác dụng
Chiến tranh thương mại dồn hàng từ Trung Quốc về Đông Nam Á, Việt Nam?; Giá vàng có chuỗi thời gian giảm dài nhất 5 năm; Nông sản Việt tìm cách giữ thị trường
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thu về 5,5 tỷ USD trong 8 tháng; Liệu Trung Quốc có trở thành một nhà xuất khẩu nhiên liệu nhạy cảm hơn với giá cả?; Lo ngại chiến tranh thương mại gia tăng, dầu giảm giá
Trump: Mỹ mạnh hơn Trung Quốc nhiều trong chiến tranh thương mại; Trung Quốc "tháo chạy" khỏi dự án thủy điện, Nepal chới với; Trung Quốc bớt lo ngại về đà giảm tốc của nền kinh tế
Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ rút khỏi WTO?; Thúc đẩy thanh toán biên mậu Việt - Trung; Chào thầu 94.000 tấn đường trong hạn ngạch nhập khẩu năm 2018 với giá 1,4 triệu đồng/tấn
Tỷ phú Ấn Độ vừa "bắt tay" Warren Buffett là ai?; Nhà sáng lập Cuckoo trở thành tỷ phú; Tiếp tục khống chế tăng trưởng tín dụng 17%
Việt Nam là điểm dừng chân trong chiến dịch "hướng Nam" của các tập đoàn; Trung Quốc: Căng thẳng thương mại chỉ giải quyết được bằng đối thoại bình đẳng; Hiệp hội Vận tải ô tô: Rời bến xe ra ngoại thành không hiệu quả kinh tế
Giá nhà của Mỹ tăng hơn 6% trong năm nay sau đó chậm lại; Thêm 1 thị trường xuất khẩu 10 tỷ USD; Các nước trong hiệp định RCEP muốn hoàn tất thỏa thuận trước cuối năm
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự