Mới đây, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đã đề xuất rút ngắn lộ trình tăng giá dịch vụ hàng không để lấy tiền tái đầu tư hạ tầng lĩnh vực này.

Dù gặp không ít khó khăn khi đưa hàng sang Nga, song nhiều thương hiệu thời trang Việt Nam không muốn bỏ lỡ cơ hội tại thị trường tiềm năng này.
Tham gia hội chợ "Hàng Việt Nam chất lượng cao Matxcova 2015" đang diễn ra tại Liên bang Nga, Công ty may Phong Phú (TP HCM) giới thiệu hai nhóm sản phẩm gồm: khăn bông, chăn crap, gối và quần áo jean, cotton,
Trao đổi với VnExpress, đại diện công ty - ông Vũ Quang Anh cho biết việc tiêu thụ hàng khá tốt. Sau hội chợ, doanh nghiệp đã tính đến việc thuê mặt bằng tại Incentra để làm showroom đầu tiên cho nhãn hàng tại Nga.
Theo ông Anh, hiện thuế nhập khẩu vào Nga được tính theo cân nặng nên hàng dệt may sản xuất tại Việt Nam chưa có nhiều lợi thế so với nhiều nước khác. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam sẽ hoàn toàn khác sau khi thuế giảm còn 0% vào đầu năm 2016.Ngoài ra, người tiêu dùng Nga không quá khó tính, chuộng thương hiệu quốc tế bình dân hơn hàng xa xỉ, nhất là các sản phẩm chất lượng tốt với giá hợp lý. "Từ mức hơn 30%, thuế nhập khẩu sẽ giảm về 0%, nên hàng dệt may, nhất hàng 'made in Vietnam' hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu của thị trường", ông nói.
Hiện doanh nghiệp này đang có một đối tác Nga làm đại diện thương hiệu tại Matxcova, nên kỳ vọng việc thâm nhập được vào hệ thống phân phối tại thị trường này không quá xa vời. "Đúng là có khó khăn về mức thuế phí nhưng doanh nghiệp chấp nhận để chờ đợi thời điểm sau khi FTA Á - Âu chính thức có hiệu lực vào năm sau", lãnh đạo Công ty Phong Phú bày tỏ.
Công ty Minh Quang với chuỗi cửa hàng thời trang xuất khẩu M2 lại muốn tiếp cận thị trường Nga bằng cách thiết kế lại số đo phù hợp với người bản địa. Đại diện công ty - ông Nguyễn Hải Đường cũng không giấu diếm tham vọng sẽ phát triển chuỗi hệ thống tại đây trong thời gian tới.
Dù thời điểm này tình hình kinh tế, chi tiêu của người dân Nga có thay đổi so với trước, song ông cho biết công ty đã có dự tính riêng cho các nhãn hàng "made in Vietnam" tại đây. "Nhiều người lo ngại thời điểm này sang Nga là hơi mạo hiểm, nhưng doanh nghiệp đã tính toán để quyết 'tấn công' thị trường. Trước mắt công ty sẽ thuê mặt bằng để chính thức mở cửa hàng tại Matxcova", ông Đường cho hay.
Trước thời điểm diễn ra Hội chợ, Tổng công ty Nhà Bè đã đánh giá cao về tiềm năng của Nga - thị trường lần đầu tiên doanh nghiệp tiếp cận. Theo bà Lê Thị Hà Chi, Giám đốc thương hiệu Novelty, dù sức tiêu thụ nhiều sản phẩm trong sự kiện không quá đột biến, song công ty cũng xác định Nga sẽ là thị trường có tăng trưởng tốt trong thời gian tới ngoài 3 thị trường chính của doanh nghiệp là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.
Bà cho biết quyết định kinh doanh lâu dài tại Nga cần thời gian để tính toán, song tới đây việc việc duy trì showroom trong một năm sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng chuẩn xác nhất việc nên hay không nên kinh doanh tại thị trường mới.
Theo Công ty Incentra, trong tổng số 164 đơn vị tham gia Hội chợ bán hàng chất lượng cao Matxcova năm nay có hơn 30 doanh nghiệp dệt may. Hiện có 12 thương hiệu thời trang quyết định thuê mặt bằng để kinh doanh lâu dài tại Nga. Số còn lại đã tìm được đối tác và ký gửi hàng vào Viet House nhằm thăm dò nhu cầu người tiêu dùng.
"Việc nhiều đơn vị dệt may bán hết hàng ngay trong ngày đầu tiên của Hội chợ cho thấy sức tiêu thụ của thị trường này đối với các sản phẩm may mặc là rất lớn. Trong đó, nhãn hàng thời trang sẽ là lợi thế của Việt Nam trong thời gian không xa", lãnh đạo Incentra cho biết.
Nhiều doanh nghiệp có kinh nghiệm ở thị trường Nga nhận định khi FTA có hiệu lực, kỳ vọng có những đơn hàng lớn ngay lập tức là điều khó xảy ra. Tuy nhiên, khi đơn giản hóa các thủ tục hải quan cũng như giảm thuế suất nhập khẩu về 0% sẽ giúp các doanh nghiệp dệt may tiếp cận thị trường nhanh chóng, đồng thời giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn.
Hiện riêng ngành hàng dệt may, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Nga khoảng 320 triệu USD. Khi FTA có hiệu lực, khả năng kim ngạch đạt khoảng hơn 1 tỷ USD.
Riêng nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường này ước đạt 120 triệu USD, tăng khoảng 8% so với cùng kỳ2014. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiêm tốn so với thị trường Mỹ (5,18 tỷ USD), Nhật Bản (1,3 tỷ USD), Hàn Quốc (948 triệu USD). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm áo khoác ngoài (jackets), quần áo trẻ em, áo sơ mi, áo thun, quần tây, quần ngắn, váy…
Mới đây, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đã đề xuất rút ngắn lộ trình tăng giá dịch vụ hàng không để lấy tiền tái đầu tư hạ tầng lĩnh vực này.
Đã có hàng trăm ngàn tấn đường lỏng bắp từ Trung Quốc mà nhiều người còn gọi là đường mới hay đường “lạ” được nhập vào Việt Nam.
Dù giá cao gấp đôi sầu riêng bán trong siêu thị, nhưng loại quả kích thước nhỏ, có nguồn gốc từ Thái Lan vẫn được săn đón trên chợ mạng.
Giám đốc Miền Bắc Nielsen Việt Nam nhận định người tiêu dùng "kết nối" sẽ vượt qua tầng lớp trung lưu xét về mặt số lượng và tầm quan trọng, đặc biệt ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Mới bắt đầu bước vào mùa nắng nóng nhưng thị trường điện lạnh đã “nóng” lên từ vài tuần nay với hàng loạt sản phẩm có mẫu mã, nhiều tính năng mới, đặc biệt là tính năng tiết kiệm điện để thu hút khách hàng.
2017 có vẻ là một năm sôi động của giới công nghệ khi các “ông lớn” liên tục cho ra đời những sản phẩm mới, hoàn thiện về cả kiểu dáng cho đến tính năng. Nếu như nửa đầu năm 2017 chứng kiến sự ra mắt của bộ đôi Galaxy S8, S8 Plus hay Xiaomi Mi 6, thì thị trường công nghệ sẽ có gì mới trong thời gian tới?
Trước thực trạng khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến chất lượng hàng hóa mua sắm online ngày càng gia tăng, nhiều chuyên gia cho rằng cần “bêu tên” các website bị nhiều khiếu nại để người tiêu dùng cảnh giác.
Với chi phí rẻ và nhiều sự chọn lựa hơn, hoạt động mua sắm online đang ngày càng phát triển mạnh. Tuy nhiên, những vụ khiếu nại của người tiêu dùng (NTD) liên quan đến chất lượng hàng hóa mua online cũng ngày càng gia tăng…
Người Sài Gòn kỹ tính hơn khi mua sắm trên mạng so với người Hà Nội, ít chịu ảnh hưởng bởi các đợt lễ tết, theo một nghiên cứu mới nhất của iPrice.
Giả mạo cán bộ ngân hàng hoặc công an gọi điện hoặc nhắn tin cho khách hàng thông báo có khoản tiền chuyển vào tài khoản khách hàng hoặc món nợ chưa thanh toán, yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản để nhận tiền hoặc nhận khuyến mại, quà tặng, trúng thưởng hoặc thanh toán nợ, án phí,...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự