Do bị lưu kho quá lâu, nho “sốc nhiệt” đã bị hỏng, thối, thuộc diện bắt buộc phải tiêu hủy. Tuy nhiên, thay vì phải tiêu hủy, công ty trên lại tuồn “cửa sau” cho những người bán online để thu hồi vốn.

Theo báo Anh Independent, chỉ có 10 tập đoàn trên thế giới kiểm soát hầu hết các thương hiệu thực phẩm, nước giải khát lớn. Dưới đây là danh sách 10 cái tên này.
Nestlé, PepsiCo, Coca-Cola, Unilever, Danone, General Mills, Kellogg's, Mars, Associated British Foods và Mondelez là 10 tập đoàn lớn kiểm soát ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B) toàn cầu. Mỗi công ty tuyển dụng hàng ngàn lao động, có doanh thu hàng tỉ USD mỗi năm. Mới đây, Oxfam còn công bố infographic cho thấy các thương hiệu tiêu dùng kết nối với nhau chặt chẽ như thế nào để khách hàng nhận ra tập đoàn nào đang kiểm soát nhãn hiệu họ chọn mua.
Dưới đây là cụ thể 10 doanh nghiệp lớn ngành F&B thế giới.
Kellogg's. Doanh thu năm 2016: 13 tỉ USD. Kellogg's sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng cả Âu và Á như Froot Loop, Frosted Flakes, Eggo, Pringles và Cheez-It.ẢNH: REUTERS
Associated British Foods. Doanh thu năm 2016: 16,8 tỉ USD. Công ty Anh sở hữu các thương hiệu như ngũ cốc Dorset Cereals và trà Twinings tea. Họ còn nắm trong tay nhà bán lẻ Primark.ẢNH: JUST FOOD
General Mills. Doanh thu năm 2016: 16,6 tỉ USD. Hãng được biết đến nhiều nhất với hiệu ngũ cốc Cheerios và Chex. Ngoài ra, thương hiệu Hamburger Helper, Haagen-Dazs và Betty Crocker cũng thuộc quyền sở hữu của tập đoàn.ẢNH: REUTERS
Danone. Doanh thu năm 2016: 23,7 tỉ USD. Danone nổi danh với sữa chua Activa, Yocrunch và Oikos. Hãng còn sản xuất các sản phẩm dinh dưỡng và nước đóng chai.ẢNH: REUTERS
Mondelez. Doanh thu năm 2016: 25,9 tỉ USD. Các thương hiệu “đinh” của tập đoàn này là bánh Oreo, sing-gum Trident và kẹo Sour Patch Kids. Trong ảnh là sản phẩm Oreo.ẢNH:BUSINESS INSIDER
Mars. Doanh thu năm 2016: 35 tỉ USD. Mars nổi tiếng nhất với các hiệu sô cô la như M&M. Ngoài ra, họ cũng có gạo Uncle Ben’s, kẹo Starburst và sing-gum Orbit.ẢNH: REUTERS
Coca-Cola. Doanh thu năm 2016: 41,9 tỉ USD. Coca-Cola đang lấn sân ra ngoài mảng nước soda với nhiều hiệu nước giải khát bán trên thị trường quốc tế như Dasani, Fuze và Honest Tea.ẢNH: REUTERS
Unilever. Doanh thu năm 2016: 48,3 tỉ USD. Danh sách các thương hiệu đa dạng của Unilever gồm trà Lipton, kem và sô cô la Magnum, sốt mayonnaise Hellmann's.ẢNH: REUTERS
PepsiCo. Doanh thu năm 2016: 62,8 tỉ USD. Ngoài Pepsi và các thức uống có ga, PepsiCo còn sản xuất Quaker Oatmeal, Cheetos và Tropicana.ẢNH: REUTERS
Nestlé. Doanh thu năm 2016: 90,2 tỉ USD. KitKat và Butterfinger là hai trong số những cái tên nổi tiếng nhất của Nestlé. Ngoài ra, tập đoàn còn sản xuất thực phẩm trẻ em Gerber, nước khoáng Perrier và bánh Hot Pockets. Trên ảnh là sản phẩm Nescafé. ẢNH: REUTERS
Thu Thảo
Theo Thanhnien.vn
Do bị lưu kho quá lâu, nho “sốc nhiệt” đã bị hỏng, thối, thuộc diện bắt buộc phải tiêu hủy. Tuy nhiên, thay vì phải tiêu hủy, công ty trên lại tuồn “cửa sau” cho những người bán online để thu hồi vốn.
Nhu cầu dài hạn của thị trường là lý do khiến các ông lớn bỏ hàng nghìn tỷ đồng làm thực phẩm, dù dự báo 2017 là năm khó khăn.
Tòa công lý châu Âu vừa ra phán quyết buộc các công ty thực phẩm sở hữu những nhãn hàng “sữa đậu nành” phải bỏ chữ “sữa” vì không có nguồn gốc từ động vật.
Sản lượng bia tiêu thụ tại các thị trường đứng đầu thế giới đang suy giảm trong khi Việt Nam vẫn còn triển vọng tăng dài hạn.
Cứ trong 10 người tiêu dùng Việt Nam thì có đến 9 người (92%) đã mua sắm qua mạng. Theo đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được đánh ra rất cao về tiềm năng phát triển khi đứng thứ 4 trong khu vực chỉ sau Hàn Quốc (96,7%), Ấn Độ (95,8%), và Nhật Bản (95%).
Bình quân mỗi người Việt Nam năm qua chi khoảng 20 đôla (500.000 đồng) để mua mỹ phẩm.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, 5 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng xa xỉ, không được khuyến khích như điện thoại thông minh (smartphone), xe ô tô hạng sang… vẫn rất lớn.
Nhiều loại trái cây lạ lần đầu có mặt ở Việt Nam hay những loại trái... to quá khổ, khổng lồ, quý hiếm lần đầu tiên "hội ngộ" tại Khu du lịch Suối Tiên (quận 9, TP Hồ Chí Minh) trong Lễ hội trái cây Nam bộ vừa khai mạc sáng 1/6.
Sự sụt giảm diễn ra ở các ngành hàng lớn như nước uống bao gồm bia, thực phẩm, sữa..
Mới đây, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam đã đề xuất rút ngắn lộ trình tăng giá dịch vụ hàng không để lấy tiền tái đầu tư hạ tầng lĩnh vực này.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự