Với tham vọng để người dân Thủ đô được sử dụng thực phẩm sạch, xóa bỏ tình trạng hàng rong bày bán ở vỉa hè, lòng đường, Hà Nội đang xây dựng đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành”.

Bình quân mỗi người Việt Nam năm qua chi khoảng 20 đôla (500.000 đồng) để mua mỹ phẩm.
Ông Nguyễn Văn Minh - Phó chủ tịch Hiệp hội Tinh dầu Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam chia sẻ, thị trường mỹ phẩm Việt Nam năm 2016 đạt giá trị khoảng 2 tỷ đôla. Nếu chia cho quy mô dân số, trung bình mỗi người Việt chi hơn 20 đôla, tương đương 500.000 đồng cho việc mua mỹ phẩm.
So với Hàn Quốc thì con số này khá khiêm tốn. Theo số liệu năm 2015, quy mô thị trường mỹ phẩm nước này đạt hơn 7,6 tỷ đôla. Tính trung bình, mỗi người Hàn Quốc chi hơn 130 đôla, tức gần 3,5 triệu đồng cho mỹ phẩm một năm.
Tuy nhiên, theo nhận định của ông Minh, điểm nổi bật là thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang tăng trưởng khá ấn tượng, đạt trung bình 30% mỗi năm. Mức tăng trưởng này cũng tương đồng với mức tăng chung của thị trường mỹ phẩm các nước khu vực Mekong, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar.
Tuy mức chi tiêu bình quân cho mỹ phẩm thấp nhưng mặt hàng này có chênh lệch thật sự về khả năng chi tiêu khá lớn tại Việt Nam, liên quan đến thu nhập, lối sống và giới tính.
Các nhà phân phối nhận định, thị trường mỹ phẩm Việt Nam bắt đầu tăng trưởng mạnh trong chưa đầy một thập niên trở lại đây. Điều này được chứng tỏ bằng mức độ quan tâm của các hệ thống bán lẻ trong ngành.
“Năm 2001, chúng tôi là thương hiệu chuỗi cửa hàng mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Mười năm sau, tức 2011, thị trường bắt đầu sôi động thì các thương hiệu chuỗi cửa hàng trong ngành này lần lượt kéo đến Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp – Đại diện hệ thống Medicare cho biết.
Về đặc điểm người tiêu dùng, theo Buzzmetrics, một đơn vị chuyên đo lường các thảo luận trên môi trường internet, các trào lưu trang điểm theo phong cách Âu - Mỹ và phong cách Hàn Quốc vẫn có sức ảnh hưởng lớn đến xu hướng lựa chọn mỹ phẩm của người Việt. Ngoài ra, mỹ phẩm Nhật cũng ngày càng chiếm ưu thế nhờ mang đến phong cách tự nhiên và chất lượng sản phẩm tốt, ổn định, an toàn.
Thống kê của đơn vị này cho biết, trong 6 tháng cuối năm 2016, các sản phẩm trang điểm của các thương hiệu đến từ Mỹ thu hút được sự quan tâm thảo luận lớn nhất trên mạng xã hội nhờ vào sự bùng nổ của xu hướng trang điểm kiểu Âu - Mỹ. Ngoài ra, các thương hiệu đến từ Hàn Quốc vẫn rất được ưa chuộng với số lượng bài viết và thảo luận tạo ra khá lớn. Bên cạnh đó là sự chú ý dành cho một số thương hiệu Nhật Bản.
Cũng nhờ thị hiếu này, các hãng mỹ phẩm Hàn Quốc đang ấp ủ nhiều ý định tăng cường “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam. “Gần đây chúng tôi thấy có xu hướng mới là tiêu thụ sản phẩm làm đẹp nổi lên mạnh ở Việt Nam. Hiện tại, thị phần sản phẩm làm đẹp Hàn Quốc chiếm rất lớn ở châu Á. Hàn Quốc đang có 2.000 công ty mỹ phẩm và làm đẹp. Khi thị trường trong nước ổn định, các công ty đang muốn mở rộng sang thị trường khác”, ông Dominic OH, Tổng giám đốc Kintex nhận định.
Viễn Thông
Theo Vnexpress
Với tham vọng để người dân Thủ đô được sử dụng thực phẩm sạch, xóa bỏ tình trạng hàng rong bày bán ở vỉa hè, lòng đường, Hà Nội đang xây dựng đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành”.
Do bị lưu kho quá lâu, nho “sốc nhiệt” đã bị hỏng, thối, thuộc diện bắt buộc phải tiêu hủy. Tuy nhiên, thay vì phải tiêu hủy, công ty trên lại tuồn “cửa sau” cho những người bán online để thu hồi vốn.
Nhu cầu dài hạn của thị trường là lý do khiến các ông lớn bỏ hàng nghìn tỷ đồng làm thực phẩm, dù dự báo 2017 là năm khó khăn.
Tòa công lý châu Âu vừa ra phán quyết buộc các công ty thực phẩm sở hữu những nhãn hàng “sữa đậu nành” phải bỏ chữ “sữa” vì không có nguồn gốc từ động vật.
Sản lượng bia tiêu thụ tại các thị trường đứng đầu thế giới đang suy giảm trong khi Việt Nam vẫn còn triển vọng tăng dài hạn.
Cứ trong 10 người tiêu dùng Việt Nam thì có đến 9 người (92%) đã mua sắm qua mạng. Theo đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam được đánh ra rất cao về tiềm năng phát triển khi đứng thứ 4 trong khu vực chỉ sau Hàn Quốc (96,7%), Ấn Độ (95,8%), và Nhật Bản (95%).
Theo báo Anh Independent, chỉ có 10 tập đoàn trên thế giới kiểm soát hầu hết các thương hiệu thực phẩm, nước giải khát lớn. Dưới đây là danh sách 10 cái tên này.
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, 5 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng xa xỉ, không được khuyến khích như điện thoại thông minh (smartphone), xe ô tô hạng sang… vẫn rất lớn.
Nhiều loại trái cây lạ lần đầu có mặt ở Việt Nam hay những loại trái... to quá khổ, khổng lồ, quý hiếm lần đầu tiên "hội ngộ" tại Khu du lịch Suối Tiên (quận 9, TP Hồ Chí Minh) trong Lễ hội trái cây Nam bộ vừa khai mạc sáng 1/6.
Sự sụt giảm diễn ra ở các ngành hàng lớn như nước uống bao gồm bia, thực phẩm, sữa..
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự