Lợi ích thiết thực nhất khi đất nước đang nỗ lực gia công có vẻ như là những thứ quần áo, giày túi thương hiệu nổi tiếng… xuất dư.

Năm 2018 đánh dấu người khổng lồ ngành điện tử tiêu dùng Panasonic tròn 100 tuổi. Trong không khí rộn ràng chào đón sinh nhật lần thứ 100 trên khắp các văn phòng toàn cầu của hãng, Panasonic Việt Nam làm giàu thêm danh mục các giải thưởng của mình bằng Giải thưởng Rồng vàng 2018 dành cho doanh nghiệp dẫn đầu ngành điện tử tiêu dùng.
Nhân dịp này, Tổng Giám đốc Panasonic Việt Nam ông Matsushita Kazuhiro đã có những chia sẻ về câu chuyện “bất biến ứng vạn biến” trong hành trình làm nên thương hiệu Panasonic tại Việt Nam.
Tính đến nay, Panasonic đã có gần năm thập kỷ gắn bó với thị trường Việt Nam và nằm trong top các thương hiệu điện tử tiêu dùng hàng đầu đến từ đất nước mặt trời mọc. Theo ông, đâu là bí quyết dẫn đến thành công của Panasonic tại Việt Nam?
Có lẽ bạn đọc đã từng nghe đến nhà sáng lập Tập đoàn Panasonic - ông Matsushita Konosuke - người được các chuyên gia kinh tế mệnh danh như ông tổ của phương thức kinh doanh hiện đại Nhật Bản.
Trong cuốn sách “365 triết lý hay nhất về kinh doanh và cuộc sống của người Nhật” được biên tập từ những câu chuyện về cuộc sống, sự nghiệp mà ông từng viết và chia sẻ, tôi đặc biệt ấn tượng với bài học về giữ vững quyết tâm của ông được trích lược lại: “Chỉ có ý chí và quyết tâm mới tạo nên nhiệt huyết và ý tưởng cho công việc. Vì vậy, cần lập chí và quyết tâm thực hiện trong tất cả mọi việc. Nhưng không phải chỉ lập chí, quyết tâm một lần rồi thôi, mà cần kiên quyết theo đuổi ý chí đó đến cùng.”
Tôi cho rằng quyết tâm theo đuổi tới cùng này đã thấm nhuần trong triết lý kinh doanh của Tập đoàn Panasonic ngay từ ngày đầu thành lập, giúp xây dựng nền tảng phát triển bền vững của Tập đoàn trước sóng gió thị trường. Đó là không ngừng đóng góp cho xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới tươi đẹp hơn.
Một thế kỷ qua, thế giới đã chứng kiến nhiều đổi thay nhưng cam kết của chúng tôi vẫn vẹn nguyên như ban đầu. Chúng tôi đã lấy “bất biến” trong cam kết của mình để ứng “vạn biến” của thị trường. Giải thưởng Rồng vàng 2018 mà Panasonic mới được vinh danh gần đây không chỉ minh chứng cho những nỗ lực thực hiện cam kết này của chúng tôi tại thị trường Việt Nam mà còn một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh đã tồn tại 100 năm qua của Tập đoàn Panasonic.
Vậy cam kết này đã giúp Panasonic Việt Nam gặt hái được những kết quả gì trên phương diện kinh doanh, thưa ông?
Chúng tôi là một trong các thương hiệu điện tử gia nhập thị trường Việt Nam sớm nhất, có thể tính bắt đầu từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước.
Đến nay, Panasonic không chỉ là thương hiệu dẫn đầu trong ngành điện tử gia dụng mà còn định hướng trở thành doanh nghiệp tiên phong cung cấp các giải pháp tổng thể dành cho kinh doanh, từ nhà ở, đô thị tới các tổ hợp thương mại. Chúng tôi mong muốn xây dựng một hình ảnh mới thông qua những giải pháp mới, tổng thể tại thị trường Việt Nam để đón đầu nhu cầu ngày càng gia tăng về nhà ở, giao thông, chất lượng không khí, an ninh, chiếu sáng, cung ứng và hậu cần, nhà máy… của thị trường.
Nhà máy Panasonic Appliances Việt Nam và Trung tâm R&D đặt tại Khu công nghiệp Thăng Long 2, tỉnh Hưng Yên.
Là nơi làm việc của gần 8.000 công nhân viên, Nhóm các công ty Panasonic tại Việt Nam hiện có 7 công ty thành viên với 5 nhà máy. Chúng tôi đầu tư vào tất cả các khâu của hoạt động kinh doanh, từ nghiên cứu phát triển (R&D) tới sản xuất, xây dựng kênh phân phối, dịch vụ khách hàng cho tới các hoạt động trách nhiệm xã hội.
Kết thúc năm tài chính 2017, chúng tôi đã đạt kết quả kinh doanh khả quan với tổng doanh thu bán hàng cán mốc 1 tỷ USD, ghi nhận tăng trưởng ở hầu hết tất cả các ngành kinh doanh và tổng vốn đầu tư đạt 243 triệu USD.
Với cam kết không thay đổi trong triết lý kinh doanh, Panasonic Việt Nam có định hướng kinh doanh như thế nào trong thời gian tới, đặc biệt là khi Việt Nam đang ở trước ngưỡng cửa gia nhập nhiều hiệp định thương mại tự do?
Tại Việt Nam, Panasonic là doanh nghiệp đầu tiên giới thiệu Giải pháp tổng thể cho toàn bộ công trình xây dựng với sự phối hợp hiệu quả giữa phương pháp xây dựng tiên tiến và hệ thống giải pháp công nghệ, kỹ thuật đồng bộ. Việt Nam được coi là một trong các thị trường trọng điểm của Panasonic tại Châu Á Thái Bình Dương và chúng tôi sẽ không ngừng thúc đẩy vai trò là doanh nghiệp tiên phong phát triển công nghệ, cung cấp Giải pháp B2B để đón đầu nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thị trường.
Ngoài ra, chúng tôi kiên trì theo đuổi mục tiêu kinh doanh đã đề ra, trong đó có việc tiếp tục giữ vững vị thế là thương hiệu dẫn đầu ngành điện tử tiêu dùng. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi đã xây dựng chiến lược “Made in Vietnam, Make for Vietnam” (Sản xuất tại Việt Nam và dành cho thị trường Việt Nam) với sự chú trọng đầu tư vào nghiên cứu & phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là các kỹ sư và công nhân kỹ thuật, tinh chỉnh tính năng sản phẩm để phù hợp nhu cầu của thị trường trong khi vẫn đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng Nhật Bản cho người tiêu dùng.
Panasonic Việt Nam còn được biết đến với vai trò là doanh nghiệp tích cực triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội. Trong đó, Trung tâm khoa học công nghệ cao Panasonic Risupia Việt Nam hoàn toàn miễn phí, đã trở thành không gian “học mà chơi, chơi mà học” cho các em học sinh khám phá vẻ đẹp của khoa học, toán học trong tự nhiên và cuộc sống thường ngày. Từ khi thành lập vào năm 2010 đến nay, Trung tâm đã phục vụ hơn nửa triệu lượt học sinh và gia đình đến tham quan trải nghiệm.
Không chỉ vậy, Panasonic Việt Nam còn được biết đến với vai trò là doanh nghiệp tích cực triển khai các hoạt động trách nhiệm xã hội. Trong đó, Trung tâm khoa học công nghệ cao Panasonic Risupia Việt Nam hoàn toàn miễn phí, đã trở thành không gian “học mà chơi, chơi mà học” cho các em học sinh khám phá vẻ đẹp của khoa học, toán học trong tự nhiên và cuộc sống thường ngày. Từ khi thành lập vào năm 2010 đến nay, Trung tâm đã phục vụ hơn nửa triệu lượt học sinh và gia đình đến tham quan trải nghiệm.
Cùng với đó là Chương trình Học bổng Panasonic đã và đang chắp cánh ước mơ học tập cho nhiều sinh viên Việt Nam với giá trị các suất học bổng lên tới hàng chục tỉ đồng. Các dự án 100.000 đèn năng lượng mặt trời hỗ trợ cộng đồng vùng sâu vùng xa, hoạt động trồng cây thường niên “Vì một Việt Nam Xanh”, chương trình Qua ống kính trẻ thơ… cũng là các hoạt động trách nhiệm xã hội tiêu biểu được Panasonic Việt Nam triển khai trong nhiều năm qua.
A.D
Theo Nhịp sống kinh tế
Lợi ích thiết thực nhất khi đất nước đang nỗ lực gia công có vẻ như là những thứ quần áo, giày túi thương hiệu nổi tiếng… xuất dư.
Lợi nhuận tăng kỷ lục đã giúp giá cổ phiếu công ty Bic Camera tăng hơn 50% trong vòng 1 năm qua...
Không thể huyễn hoặc mãi mình trong những tháp ngà bóng bẩy về thương hiệu, những người làm marketing đã đến lúc phải quay trở về giá trị cốt lõi của marketing - Marketing phải là đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Lotte Mart lỗ 800 tỉ đồng trong 11 năm nay do đang trong giai đoạn đầu tư dài hạn và dự kiến đến 2020 sẽ bắt đầu có lãi.
Tối 17/5, Công ty phân tích thị trường và tư vấn chính trị của Anh Cambridge Analytica (CA) đã chính thức nộp đơn xin phá sản tại Mỹ sau vài tháng trở thành tâm điểm của vụ bê bối khai thác trái phép dữ liệu khách hàng trên mạng xã hội Facebook.
340.000 bao là cà phê rang xay đã được nhập khẩu trong niên vụ 2015/16. Con số này tương đương 62% lượng cà phê cùng loại được xuất khẩu. Sự phát triển của ngành bán lẻ cà phê với các thương hiệu trong và ngoài nước đang làm thay đổi xu hướng tiêu dùng.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo ngày 16-5 lên tiếng bác bỏ yêu cầu của Trung Nguyên IC đòi bà bồi thường hơn 1.700 tỉ đồng.
"Nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới hẳn phải có nhiều hơn là cà phê hòa tan", đài Deutsche Welle (DW) của Đức viết về Việt Nam. Sau đây là câu chuyện của DW từ Lâm Đồng.
Không tăng trưởng, khủng hoảng giá heo hơi, dòng tiền âm không lợi nhuận... Đứng trước các khó khăn này, Masan đang nỗ lực để xoay chuyển tình thế.
"Làm thế nào cô giữ được màu cà trắng dường này?", một nhà phân phối Việt Nam xuýt xoa, ngỏ ý muốn mua 1 hộp để kiểm định chất lượng coi sao. Nhưng hộp cà pháo này đã nằm trong đơn đặt hàng của một nhà phân phối, hộp cà kia lại đã có một doanh nghiệp Nhật Bản đăng ký mua độc quyền. "Họ bỏ 1,1 tỷ đồng để kiểm định sản phẩm này. Cô phải ưu ái cho họ", bà chủ của Công ty TNHH Ngọc Liên giãi bày.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự