Hình ảnh các tập đoàn gia đình lớn tại nước này liên tục xấu đi gần đây, do các scandal lạm dụng quyền lực, tranh đấu nội bộ và được ưu ái hơn người bình thường.

Việc có nhiều đơn vị tham gia vào thị trường bán buôn điện cạnh tranhsẽ góp phần làm giảm sự độc quyền của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Bộ Công Thương vừa chính thức công bố phê duyệt thiết kế chi tiết thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS. Viện sĩ. Trần Đình Long - Phó Chủ tịch Hiệp hội Điện Việt Nam, xung quanh những việc phát triển thị trường điện cạnh tranh.
Theo ông đâu là những điểm tích cực nhất trong lộ trình phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh mà Bộ Công Thương mới đưa ra?
Theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về xây dựng thị trường điện cạnh tranh, đầu năm 2016 sẽ phải chuyển sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Đây là cấp độ phát triển thứ 2 trong lộ trình thị trường điện có ba cấp độ phát triển.
Nếu như ở thị trường phát điện cạnh tranh, khả năng và quyền thực hiện mua bán điện chỉ do một đơn vị duy nhất thực hiện, tức là công ty mua bán điện của EVN.
Song khi chuyển sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh, số đơn vị được quyền mua bán buôn sẽ tăng lên. Không những công ty mua bán điện mà quyền mua bán điện sẽ được mở rộng.
Ví dụ như, các tổng công ty phân phối điện gồm có 5 tổng công ty; một số khách hàng lớn như xí nghiệp công nghiệp lớn, hộ tiêu thụ điện lớn cũng có quyền mua bán buôn cạnh tranh. Với thiết kế như vậy, quyền được lựa chọn đối tác được mở rộng ra.
Việc có nhiều đơn vị tham gia vào thị trường sẽ mang lại lợi ích gì, thưa ông?
Với nhiều đơn vị bán buôn thì sự lựa chọn của khách hàng sẽ rộng hơn. Cạnh tranh càng cao bao nhiêu thì giá cả sẽ được xác định hợp lý hơn, chất lượng dịch vụ cũng ngày càng tốt hơn.
Và như vậy, mức độ độc quyền của EVN có thể được xóa bỏ. Khi ngày càng có nhiều đối tượng tham gia vào cạnh tranh thì mức độ độc quyền càng giảm và kéo theo đó những ưu việt của cạnh tranh sẽ ngày càng tốt hơn.
Nhưng hiện EVN vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong khâu phát điện và các khâu khác. Liệu vấn đề độc quyền của EVN có được giải quyết khi có thị trường bán buôn?
Hiện nay độc quyền của EVN đã giảm xuống rất nhiều. Trước đây hoàn toàn nguồn điện do EVN nắm, nhưng gần đây còn có điên lực dầu khí, than khoáng sản, hoặc các đơn vị phát điện khác.
Theo thông tin tôi nắm được thì thành phần nguồn điện ngoài EVN hiện chiếm hơn 30%. Có nghĩa, mức độ độc quyền phát điện của EVN đã giảm xuống nhiều và đây là thành quả của thị trường phát điện cạnh tranh.
Mặc dù chuẩn bị chuyển sang cấp độ 2 của thị trường điện cạnh tranh, nhưng xem ra người tiêu dùng vẫn chưa cảm nhận rõ lợi ích của thị trường?
Chúng ta mới đưa vào vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, nên chưa ảnh hưởng trực tiếp lớn đến người tiêu dùng. Do đó, khi cạnh tranh bán buôn được thiết lập, chi phí cho khâu bán buôn giảm do có nhiều đơn vị tham gia, các đơn vị cạnh tranh trong dịch vụ, chất lượng thì người tiêu dùng sẽ thấy rõ hơn.
Người tiêu dùng quan tâm là với nhiều đơn vị tham gia như vậy thì họ có được hưởng giá điện phù hợp, minh bạch hơn?
Tôi nghĩ rằng khi nào người tiêu dùng có quyền được lựa chọn mua điện ở đâu, thì bấy giờ mới cảm nhận được hiệu quả thị trường, tức là khi được quyền lựa chọn nhà cung cấp thì mới là đỉnh cao nhất của hoạt động.
Hiện nay có nhiều đơn vị bán buôn cạnh tranh, phí dịch vụ có thể giảm, anh nào cạnh tranh tốt hơn thì có thể có nhiều hợp đồng mua buôn, bán buôn. Điều này sẽ góp phần phản ánh đúng chi phí giá thị trường, mà người tiêu dùng phải trả.
(Theo CafeF)
Hình ảnh các tập đoàn gia đình lớn tại nước này liên tục xấu đi gần đây, do các scandal lạm dụng quyền lực, tranh đấu nội bộ và được ưu ái hơn người bình thường.
Định giá MobiFone cũng như làm bánh, đừng quá cháy, đừng quá non, phải tính đến điểm ngọt”, đại diện Telstra chia sẻ về việc định giá doanh nghiệp trước khi bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng lần đầu (IPO) và kinh nghiệm cổ phần hoá của tập đoàn này.
Tiền ảo đang được những người ưa mạo hiểm tại Trung Quốc săn đón và được coi là một phần của trào lưu đánh bạc tại quốc gia này.
Tại diễn đàn Xúc tiến đầu tư và thương mại Việt Nam - Nhật 2015 vừa diễn ra tại TP.HCM ngày 31-7, không ít doanh nghiệp (DN) lẫn cơ quan xúc tiến thương mại than phiền rằng việc mua công nghệ cao với giá cao từ Nhật về để ứng dụng vào sản xuất nhưng sản phẩm chất lượng cao làm ra lại… không biết bán đi đâu!
Rất ít công ty có được sự tôn trọng như Toshiba, nên việc tập đoàn nổi tiếng này lún vào một trong những bê bối kế toán lớn chưa từng có ở Nhật Bản đã thật sự gây sốc.
Liên tục 14 năm qua, các đại gia Thái bền bỉ đưa quần áo, đôi tông, chiếc chậu, ca múc nước hay nước rửa bát, dầu gội đầu, gói mỳ tôm... quay lại Việt, thế chân dần hàng Trung Quốc.
Trong lĩnh vực xe tự lái, nhiều ông lớn của ngành công nghiệp ô tô vẫn tỏ ra rất lo ngại trước sự phát triển của Google. Đó là lý do vì sao họ phải bỏ hơn 3 tỷ USD để mua lại HERE từ tay Nokia.
Sáng nay 19/8, UBND tỉnh Bình Dương đã họp báo công bố kết luận thanh tra Công ty CP Đại Nam. Theo đó, ngoài một số sai phạm được nêu ra, công ty này còn phải nộp hơn 99 tỷ đồng tiền thuế vi phạm và tiền xử phạt.
Những startup này đều trên bờ vực thất bại, ngàn cân treo sợi tóc.
Hai doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chăn ga gối đệm là Everpia Việt Nam và Kymdan có doanh thu tương đương nhưng lợi nhuận lại cách biệt khá lớn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự