tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 15-08-2017

  • Cập nhật : 15/08/2017

Mekong Enterprise Fund III đầu tư 4,9 triệu USD vào YOLA

voi khoan dau tu tu mef iii, yola da mo them 4 trung tam moi tai tp hcm, nang tong so co so yola tren toan quoc len con so 10.nguon anh: yola

Với khoản đầu tư từ MEF III, YOLA đã mở thêm 4 trung tâm mới tại TP HCM, nâng tổng số cơ sở YOLA trên toàn quốc lên con số 10.Nguồn ảnh: YOLA

Quỹ Mekong Enterprise Fund III (MEF III – trực thuộc công ty Mekong Capital) vừa công bố khoản đầu tư trị giá 4,9 triệu USD vào công ty cổ phần YOLA.  Cả hai bên đã từ chối chia sẻ về tỷ lệ cổ phần MEF III mà nắm giữ ở YOLA sau thương vụ này.

Được thành lập năm 2009 bởi 3 sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học Stanford, Bates College và Dickinson College, YOLA bắt đầu bằng việc hình thành mạng lưới sinh viên và giáo viên để phục vụ cho việc dạy tiếng Anh trực tuyến, trước khi chuyển hướng và trở thành một chuỗi trung tâm dạy tiếng Anh như hiện nay. YOLA khá nổi tiếng với các chương trình luyện thi phục vụ cho việc du học (IELTS, TOEFL, SAT, GMAT), chương trình đào tạo Anh ngữ dành cho thanh thiếu niên (YOLA English Junior), trại hè American Paradise Camp và các khóa học về kỹ năng và ngoại khoá. Sau tám năm, YOLA đã đào tạo thành công hơn 30.000 học viên, hơn 1/3 trong số đó là hiện đang du học.

Ông Sjoerd Zwinkels, Trưởng đại diện (Deal Leader) của Mekong Capital trong thương vụ đầu tư vào YOLA cho biết: "YOLA là một tổ chức được lãnh đạo bởi một nhóm những nhà sáng lập xuất sắc, đã xây dựng thành công một nền tảng để thực hiện mục tiêu dài hạn của họ. Chúng tôi tự hào là một đối tác của YOLA. Cùng với nhau, chúng tôi sẽ tăng cường khả năng của YOLA, cho phép nhiều sinh viên Việt Nam chuẩn bị cho nền tảng giáo dục toàn cầu và thành công trong môi trường quốc tế. Chúng tôi chia sẻ cam kết đóng góp xây dựng nền giáo dục chất lượng cao cho gia đình và trẻ em Việt Nam".

Với khoản đầu tư từ MEF III, YOLA đã mở thêm 4 trung tâm mới tại TP HCM, nâng tổng số cơ sở YOLA trên toàn quốc lên con số 10. Doanh nghiệp này đang hướng đến việc cung cấp nền tảng giáo dục tiếng Anh và kỹ năng chất lượng cao trên quy mô lớn ở Việt Nam và Đông Nam Á.

Ông Phạm Anh Khoa, đồng sáng lập, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty YOLA, cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng khi có quan hệ đối tác chiến lược với Mekong Capital vì họ có nhiều kinh nghiệm trong việc tăng giá trị cho các công ty tư nhân ở Việt Nam cũng như ngành giáo dục".

Bà Ngô Thùy Ngọc Tú, đồng sáng lập, Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược và sản phẩm của YOLA, nhận xét: "Không chỉ dạy tiếng Anh, chúng tôi còn tin tưởng vào việc mang lại sức mạnh cho học sinh YOLA xây dựng các kỹ năng tư duy phê bình, giao tiếp, tự nhận thức, có ý thức sâu sắc về mục đích, với mục đích cuối cùng là hiện thực hóa đầy đủ tiềm năng của các em. Cùng với Mekong Capital, YOLA sẽ đầu tư vào phát triển đội ngũ giáo viên, chương trình giảng dạy và các công nghệ học tập mới để đem lại chất lượng giáo dục tốt hơn cho học viên, tăng khả năng tiếp cận của học viên và mang lại sáng tạo trong giáo dục".

Ra mắt vào tháng 5/2015, MEF III là quỹ đầu tư tư nhân, có vốn cam kết 112,5 triệu USD. YOLA là khoản đầu tư thứ sáu của MEF III. Chiến lược của MEF III  là đầu tư vào các doanh nghiệp chuyên phục vụ người tiêu dùng Việt Nam trong các ngành như bán lẻ, nhà hàng, sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng. Các khoản đầu tư của MEF III thường dao động từ 6 đến 15 triệu USD.(NCĐT)
-----------------------------------

Từ ngày 15/8, EVN được tự điều chỉnh giá bán lẻ điện

Cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện sẽ chính thức có hiệu lực thi hành vào ngày 15/8/2017.

Ngày 30/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg, thay thế Quyết định số 69/2013/QĐ-TTg về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, áp dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện lực và sử dụng điện.

Trong trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) quyết định điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng. Sau khi tăng giá, EVN lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.

150711evn2_HHKI

 Hình minh họa.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, EVN được phép điều chỉnh tăng giá bán điện bình quân ở mức tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, Bộ Công Thương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản để EVN triển khai thực hiện. Sau khi thực hiện điều chỉnh, EVN có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, trên cơ sở hồ sơ phương án giá điện do EVN trình, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, rà soát.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN, Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra, rà soát và gửi ý kiến bằng văn bản đến Bộ Công Thương. Bộ Công Thương có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Hàng năm, sau khi có báo cáo quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, báo cáo tài chính của EVN và các đơn vị thành viên đã được kiểm toán độc lập, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của năm trước liền kề.

Trong thời hạn 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra, Bộ Công Thương chủ trì họp báo công bố công khai kết quả kiểm tra. Kết quả kiểm tra được công bố công khai trên trang Thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực.

Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh giảm mà EVN không điều chỉnh giảm, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân.

Nếu phát hiện có sai sót trong kết quả tính toán giá điện, Bộ Công Thương có trách nhiệm yêu cầu EVN dừng điều chỉnh hoặc điều chỉnh lại giá bán điện bình quân.(Infonet)
------------------------------

Sẽ 'bơm' thêm gần 700 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế?

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đứng trước khả năng có điều chỉnh lớn về mức độ cho vay năm nay, theo 'gợi ý' của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ cuối tuần qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tính toán khả năng nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm lên 21-22%.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã định hướng chỉ tiêu này năm nay cần đạt khoảng 20%, thay vì mức 18% mà Ngân hàng Nhà nước dự tính và cân đối từ đầu năm.

0-cbe0d

 2017 có thể sẽ là năm đánh dấu sự trở lại của tăng trưởng tín dụng tiếp cận các mức cao, sau giai đoạn từ 2011 - 2016.

Việc đẩy mạnh và nâng cao mức tăng trưởng tín dụng được đặt trong tính toán các biện pháp mà Chính phủ tập trung thúc đẩy để quyết tâm thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay 6,7%.

Với gợi mở trên, 2017 có thể sẽ là năm đánh dấu sự trở lại của tăng trưởng tín dụng tiếp cận các mức cao, sau giai đoạn từ 2011 - 2016.

Cụ thể, kéo dài trong những năm 2001 cho đến 2010, tăng trưởng tín dụng tại Việt Nam liên tục ghi nhận tốc độ trên 20%, cá biệt riêng năm 2005 ở mức 19,20%; trong đó có những năm đột biến như 2004 tăng tới 41,5%, năm 2007 lên tới 53,89% và năm kích cầu 2009 tăng 37,53%.

Sau giai đoạn bùng nổ đó, từ năm 2011 tăng trưởng tín dụng đột ngột rơi xuống chỉ còn 10,9% và duy trì dưới 20% mỗi năm cho đến nay (cá biệt năm 2012 dưới mức 10%).

Trở lại với gợi ý trên của Thủ tướng Chính phủ, nếu năm nay tăng trưởng tín dụng đạt mức 22%, đồng nghĩa với lượng vốn “bơm” thêm, tăng thêm so với dự tính ban đầu khá lớn.

Tính theo quy mô tổng dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ở mức khoảng 5,5 triệu tỷ đồng vào cuối 2016, ứng với mức tăng trưởng 22% trong giả thiết trên, có thể có thêm khoảng 1,21 triệu tỷ đồng tăng thêm năm nay.

Theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, 7 tháng đầu năm nay tín dụng đã tăng khoảng 9,3%, nếu theo định hướng tăng trưởng 22% nói trên, sẽ còn khoảng 698.500 tỷ đồng tăng thêm dồn trong 5 tháng cuối năm.

So với kế hoạch dự tính ban đầu của Ngân hàng Nhà nước với tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 18%, thì lượng vốn cho vay tăng thêm theo giả định nâng lên 22% nói trên là khoảng 220 nghìn tỷ đồng.(VNeconomy)
------------------------

Dân Venezuela đua nhau mua nhà ở Mỹ, bất chấp khủng hoảng

Cuộc khủng hoảng ở Venezuela đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng tồi tệ, sự thiếu thốn, bạo lực hiện hữu ở khắp mọi ngóc ngách của quốc gia này; nhưng vẫn có rất nhiều người có tiền, có thời gian sang Miami (Mỹ) để mua nhà.

Quốc gia Nam Mỹ - Venezuela - đã từng được mệnh danh là một trong những "vương quốc dầu mỏ" của thế giới. Nhắc đến Venezuela, người ta nghĩ ngay tới dầu mỏ, tới những trung tâm đào tạo hoa hậu có tên tuổi. Vậy mà giờ đây, đất nước này chìm trong bạo động, nghèo đói.

3

 Cộng đồng người Venezuela là một trong những cộng đồng lớn ở Mỹ. (Ảnh: Internet)

Có hai lý do đưa quốc gia này rơi vào tình trạng hiện nay. Thứ nhất là nạn lạm phát ngày càng tăng, theo nhận định của Liên Hiệp Quốc thì Venezuela hiện đang đứng đầu thế giới với tỷ lệ lạm phát hơn 2000%! Thứ hai là sự kém cỏi trong quản lý của bộ máy chính quyền, dần gây mất niềm tin trong dân chúng.

Mục đích, lý tưởng của cố Tổng thống Hugo Chavez ngày trước là giải thoát người nghèo, vậy mà giờ đây dưới thời Tổng thống Maduro, chính người nghèo cũng đang nổi dậy.

Ở đây thiếu từ lương thực cho đến cuộn giấy vệ sinh, người dân thi nhau vơ vét các cửa hàng, siêu thị, còn giới nhà giàu thì tích trữ tiền, ngoại tệ, hàng hoá từ hàng năm trước.

Rất nhiều quan chức của Chính phủ Venezuela đã bị bắt vì tích trữ quá nhiều hàng hoá trong bối cảnh người nghèo không có cái mà dùng.

Nhưng bất chấp khó khăn, thiếu thốn, người Venezuela vẫn dẫn đầu những đại gia ngoại quốc mua nhà ở  Mỹ! Theo nhận định của bà Sandra Benedetti Olivo - giám đốc của công ty môi giới bất động sản First Service Reality, có trụ sở ở thành phố Doral - thuộc tiểu bang Florida, Mỹ; thì trong năm 2016 và những tháng đầu năm 2017, cộng đồng người Venezuela tại đây đã tăng 17% và cho tới hiện tại, người Venezuela đang đứng đầu trong việc mua, bán nhà đất tại đây.

Chỉ trong ba năm, kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, đã có hơn 30 nghìn người Venezuela nhập cư vào Mỹ, họ được nhận visa lao động hoặc thẻ cư trú rất dễ dàng.

Thực ra, người Venezuela là những người có học thức cao trong cộng đồng người Mỹ Latinh tại Mỹ; gần 50% những người đến từ quốc gia này nói hai ngoại ngữ, có bằng đại học hoặc sau đại học. Do đó khả năng tìm việc của họ cũng cao hơn so với các quốc gia khác.Cho tới năm 2016, 80% người Venezuela tại Mỹ có việc làm ổn định, cao hơn nhiều so với các quốc gia Mỹ Latinh khác.

Số lượng người Venezuela đầu tư mua nhà, đất tại Miami tăng mạnh vào năm ngoái,  khi cuộc khủng hoảng ở đây rơi vào tình trạng không thể cứu vãn với những cuộc biểu tình ngày một bạo lực hơn. Người Venezuela đứng đầu trong cộng đồng người nước ngoài đang mua, bán nhà đất ở Mỹ, cao hơn các quốc gia Mỹ Latinh khác tới 20-30%.

Những người Venezuela mua nhà ở Mỹ đều là những người có tiền, họ có thể là những người tị nạn chính trị, hoặc đơn giản chỉ là những người muốn sang Mỹ sống cùng người thân, hoặc tìm kiếm một cơ hội mới.

Ngoài Miami, người Venezuela còn sống rải rác ở nhiều bang, thành phố khác như New York, New Jersey, California...

Người Mỹ Latinh ở Mỹ, đặc biệt là ở Miami từ rất lâu đã hình thành cộng đồng của họ, biến những thành phố, khu phố của Mỹ thành một quốc gia nhỏ bé, nơi mà tất cả mọi sinh hoạt, văn hoá của đất nước được tái hiện lại. Một trong những cộng đồng nổi tiếng nhất là của người Cuba với cái tên La Havana nhỏ bé.

Người Venezuela cũng như đa số người Mỹ Latinh đang đầu tư vào Miami với một khoản tiền không lớn, chỉ khoảng 200.000 đến 500.000 USD, mục đích của họ là được sống thanh bình, không phải lo lắng về bất ổn chính trị. Do đó đã số họ chỉ đầu tư mua những ngôi nhà bé, có khả năng kinh doanh, như vậy là quá đủ với họ.

Để mua được nhà ở Mỹ, người Venezuela chỉ cần xin tị nạn chính trị, đó là lý do nhanh nhất để họ được nhận trợ cấp, được cấp thẻ xanh. Hoặc có thể chuyển tiền dần dần sang Mỹ rồi sau đó mua nhà, vậy là chỉ sau một vài năm họ nghiễm nhiên trở thành công dân Mỹ.

Cho tới nay, số tiền mà người Venezuela đầu tư vào Mỹ đã lên tới hàng trăm tỷ USD, số tiền này đa số là của quan chức và người giàu có đã tích trữ được và họ nhập cư vào Mỹ ngay khi cố Tổng thống Hugo Chavez lên nắm quyền và khi cuộc khủng hoảng hiện nay còn đang nhen nhóm.

Nếu tình trạng khó khăn ở Venezuela còn tiếp tục, có nhiều khả năng Tổng thống Donald Trump sẽ cân nhắc một sự can thiệp quân sự vào quốc gia này. Cho tới hiện tại, tình hình ở Venezuela không có dấu hiệu tích cực nào, hàng ngày vẫn có hàng trăm nghìn người Venezuela chạy qua biên giới Colombia, xin tị nạn chính trị rồi từ đó họ toả đi các quốc gia khác yên bình hơn. Nhưng điểm đến ưu thích của họ vẫn là Mỹ với cộng đồng người Mỹ Latinh rất lớn.(VTC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục