Các hãng chocolate Thụy Sĩ đang chật vật tái định vị mình trong một thị trường đang thay đổi.

Thời điểm phát triển nóng nhất, chuỗi Saigon Cafe có đến 9-10 cửa hàng. Sau chưa đầy 1 năm, nay chỉ còn 1 cửa hàng và không rõ số phận sẽ ra sao!
Tháng 5 năm 2016, “ông lớn” trong ngành Bất động sản là Novaland đã đầu tư mở chuỗi Saigon Cafe, với slogan "Người Sài Gòn uống cà phê Sài Gòn".
Sau khi khai trương cửa hàng đầu tiên, chuỗi Saigon Cafe mở rộng rất nhanh các tháng sau đó. Thời điểm thịnh nhất, chuỗi Saigon Cafe có đến 10 cửa hàng ở khắp TPHCM. Nhờ "số má" của công ty mẹ trong lĩnh vực nhà đất, các cửa hàng của chuỗi đều nằm ở các vị trí đắc địa, nhiều quán có tới 2-3 mặt tiền phố lớn ở các quận trung tâm, với diện tích rộng và đầu tư thiết kế công phu.
Vị trí tốt, không gian rộng, decor có gu (phong cách hoài cổ) và giá đồ uống phải chăng, Saigon Cafe nhanh chóng thu hút rất đông khách hàng và trở thành điểm check in quen thuộc của giới trẻ Sài thành.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, sau gần 1 năm khai trương, chuỗi này đã đóng cửa gần như toàn bộ hệ thống. Hiện tại tính đến ngày 25/4/2017, toàn chuỗi chỉ còn duy nhất 1 cửa hàng tại phố đi bộ Nguyễn Huệ là còn hoạt động.
Chỉ riêng tháng 4/2017, lần lượt 3 cửa hàng tại Hai Bà Trưng, Nguyễn Thái Học, Đồng Khởi đều đã bị đóng cửa.
Theo người quản lý tại cửa hàng Nguyễn Huệ cho biết, trong tháng này, Novaland - công ty mẹ của Saigon Cafe - vừa đóng cửa 3 điểm bán và chỉ còn giữ lại quán ở Nguyễn Huệ.
Trái ngược với băn khoăn của chúng tôi về việc chuỗi Saigon Cafe đóng cửa vì kinh doanh gặp khó khăn, vị quản lý này khẳng định: "Công ty 'đóng để mở, để phát triển', chứ không có chuyện kinh doanh gặp khó khăn. Thời gian tới Novaland sẽ phát triển thêm các lĩnh vực khác như nhà hàng hải sản và vẫn bán cà phê".
Tuy nhiên, trong tình huống hiện tại, khi đã đóng cửa gần như toàn bộ các cửa hàng, số phận của cửa hàng cuối cùng ở phố Nguyễn Huệ không ai dám chắc sẽ đi về đâu trong những ngày tới.
Trong bối cảnh nhiều chuỗi cà phê phải ngừng hoạt động vì kinh doanh không hiệu quả, thông tin việc hệ thống Saigon Cafe đóng cửa hàng loạt càng khẳng định sức ép lớn từ lĩnh vực kinh doanh chuỗi F&B.
Tuy nhiên, với tiềm lực từ công ty mẹ Novaland, có thể ông chủ Saigon Cafe đang có những tính toán để bước những bước tiếp theo phù hợp hơn với những mảnh đất vàng mà đơn vị này đang quản lý.
Theo Thế Trần
Trí thức trẻ, CafeF
Các hãng chocolate Thụy Sĩ đang chật vật tái định vị mình trong một thị trường đang thay đổi.
Nhiều CEO phải thân chinh tới trường đại học để lôi kéo các sinh viên về làm cho mình sau khi tốt nghiệp.
Ngay sau khi trùm đa cấp này xin dừng hoạt động và được Bộ Công Thương chấp nhận thì trên mạng xã hội lại dấy lên nghi vấn công ty này chỉ chuyển đổi mô hình hoạt động và vẫn sẽ tiếp tục kinh doanh tại Việt Nam. Thực hư chuyện này thế nào?
Thành lập từ bộ máy của doanh nghiệp đa cấp từng bị rút giấy phép, Thiên Ngọc Minh Uy đã hoạt động trong hơn 10 năm, thu lãi hàng nghìn tỷ đồng từ người tham gia.
Thông tin The KAfe đóng cửa làm xôn xao giới startup Việt. Xôn xao cũng như thời điểm mà The KAfe nhận khoản đầu tư 5,5 triệu đô. Mọi thứ thật chóng vánh.
Với những doanh nghiệp mà ban lãnh đạo cũng đồng thời là những cổ đông lớn, rủi ro minh bạch trong quá trình phát hành là điều không thể không nhắc tới khi chính ban lãnh đạo cũng là người có thể quyết định số tiền sử dụng sau phát hành.
Nhà sáng lập kiêm CEO Facebook Mark Zuckerberg đang phải đối mặt với nhiều vụ việc tiêu cực nảy sinh từ tính năng livestream – phát sóng trực tiếp trên mạng xã hội này.
Kế hoạch đổi chủ của thương hiệu thời trang xa xỉ đã được giới chức Anh chấp thuận và cổ đông lớn nhất ủng hộ.
Là các chuỗi nổi tiếng trên thế giới, nhưng khi gia nhập thị trường Việt Nam, nhiều thương hiệu cà phê gặp khó khăn và lần lượt ‘âm thầm’ rút khỏi thị trường.
Sau khi giảm tới 76% doanh thu trong năm 2016, triển vọng kinh doanh trong các năm tới cũng chưa có gì sáng sủa cho Gỗ Trường Thành.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự