Sau một thời gian giảm sâu, giá cà phê Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi và liên tục tăng trở lại trong các tháng 3, 4 và 5/2016.

Tính riêng mặt hàng sắn, tháng 4 đã xuất khẩu 262,2 nghìn tấn, trị giá 45,9 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 9,9% về trị giá so với tháng 3, tính chung 4 tháng xuất khẩu sắn là 900,6 nghìn tấn, trị giá 150 triệu USD, giảm 16,5% về lượng và giảm 37,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam xuất khẩu sắn và sản phẩm sang 6 quốc gia trên thế giới , trong đó Trung Quốc là thị trường chính, chiếm 89,6% tổng lượng sắn và sản phẩm xuất khẩu, đạt 1,4 triệu tấn, trị giá 375,1 triệu USD, giảm 16,57% về lượng và giảm 29,42% về trị giá so với 4 tháng năm 2015. Đứng thứ hai là thị trường Nhật Bản, đạt 37,2 nghìn tấn, trị giá 7 triệu USD, tăng 72,14% về lượng nhưng giảm 0,56% về lượng, kế đến là Hàn Quốc, Malaysia, Philippin và Đài Loan.
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắn và sản phẩm sang các thị trường đều suy giảm cả lượng và trị giá, số thị trường này chiếm 66,6%, trong đó xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm mạnh nhất, 59,62% về lượng và 66,42% về trị giá, tương ứng với 20,4 nghìn tấn và 4,3 triệu tấn. Ngược lại, số thị trường với tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 33,3% và xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh nhất nhưng lại suy giảm kim ngạch.
Đáng chú ý, xuất khẩu sang Malasyia chỉ đứng thứ tư trong bảng xếp hạng, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 47,10% và tăng 25,34%, tương ứng với 17,1 nghìn tấn, trị giá 6 triệu USD.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn 4 tháng 2016
Thị trường | 4 tháng 2016 | 4 tháng 2015 | So sánh +/- (%) | |||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 1.672.475 | 427.793.620 | 1.913.004 | 579.446.673 | -12,57 | -26,17 |
Trung Quốc | 1.499.124 | 375.143.546 | 1.796.868 | 531.488.339 | -16,57 | -29,42 |
Nhật Bản | 37.250 | 7.099.119 | 21.639 | 7.139.252 | 72,14 | -0,56 |
Hàn Quốc | 20.424 | 4.326.858 | 50.575 | 12.886.781 | -59,62 | -66,42 |
Malaixia | 17.139 | 6.062.012 | 11.651 | 4.836.570 | 47,10 | 25,34 |
Philippin | 16.464 | 6.362.444 | 18.229 | 7.649.070 | -9,68 | -16,82 |
Đài Loan | 14.741 | 5.518.833 | 16.805 | 6.923.512 | -12,28 | -20,29 |
Nguồn: VITIC/Vinanet
Sau một thời gian giảm sâu, giá cà phê Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi và liên tục tăng trở lại trong các tháng 3, 4 và 5/2016.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã có sự chuyển dịch từ sản phẩm thô sang chế biến sâu.
Bộ Tài chính vừa dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung thuế nhập khẩu một số mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô. Theo đó, thuế nhập khẩu 19 dòng linh kiện, phụ tùng ô tô có thể tăng kịch trần.
4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu rau quả đạt 764 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (47,7%). Hết tháng 5, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 900 triệu USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 năm 2016 ước đạt 345 nghìn tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,35 triệu tấn và 1,06 triệu USD, giảm 2,1% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 791,3 triệu USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 4 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 215,2 triệu USD, tăng 7,1% so với tháng 3/2016.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng năm 2016, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc trị giá 14,73 tỷ USD, giảm 3,67% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 5,8 tỷ USD, tăng tới 16,5%.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Theo đó, nếu năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 là 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm.
“Câu lạc bộ” các mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên đã gia tăng qua các năm. Năm 2016 mới qua 5 tháng đã có 12 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
-Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Nhật, trị giá 1,26 tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự