Sau nhiều năm gặp khó và thịt gà nhập khẩu, thịt gà của VN sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vào tuần tới và tiếp theo sẽ là thị trường châu Âu.

Từ năm 2011 đến 2015̀ tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam khá lớn và liên tục tăng. Tuy nhiên, sang năm 2016, tỷ trọng này đã bước đầu giảm so với 2 năm trước và so với cùng kỳ năm trước (28,6% so với 29,2%). Đây là tín hiệu khả quan để cả năm 2016, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc có thể đạt 20 tỷ USD, nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 48 tỷ USD; vì vậy nhập siêu từ Trung Quốc sẽ ở mức 28 tỷ USD, thấp hơn mức 32,4 tỷ USD của năm trước.
Nhập khẩu từ Trung Quốc giảm 3,67% so với cùng kỳ năm trước, giảm nhiều hơn mức 1,2% của tổng kim, ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đây là sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu theo xu hướng tích cực về nhiều mặt. Trước hết là góp phần hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa phụ thuộc lớn vào một thị trường là Trung Quốc, để tiếp cận với các thị trường khác. Thị trường khác có thể có thiết bị, kỹ thuật - công nghệ cao hơn của Trung Quốc, thậm chí là thiết bị, kỹ thuật - công nghệ nguồn để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm; có thể nằm trong Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới mà việc ưu đãi thuế suất căn cứ vào xuất xứ của nguyên phụ liệu sản xuất; hoặc có thể là nơi mà hàng hóa Việt Nam nhập khẩu có chất lượng và bảo đảm vệ sinh ATTP hơn.
Tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam giảm, đã góp phần làm cho nhập siêu từ Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay giảm so với cùng kỳ cả về quy mô tuyệt đối (8,9 tỷ USD so với 10,2 tỷ USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu (153,4% so với 204,6%).
Mặc dù tỷ trọng nhập khẩu và nhập siêu từ Trung Quốc giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng vẫn còn rất lớn cả về quy mô, tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu. Mặt khác, các số liệu trên đều là xuất/nhập khẩu chính ngạch, trong khi xuất/nhập khẩu tiểu ngạch giữa Việt Nam với Trung Quốc rất lớn và cán cân vẫn nghiêng về nhập siêu từ Trung Quốc. Hơn nữa, đó là tổng số, nếu tính riêng về một số mặt hàng về thiết bị, một số hàng nguyên phụ liệu, một số mặt hàng thực phẩm chưa bảo đảm an toàn..., thì tỷ trọng còn lớn, không giảm. Đó là sự cảnh báo cần thiết.
Hàng nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc vẫn là máy móc, thiết bị; điện thoại; máy vi tính; vải may mặc; sắt thép. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc 4 tháng đầu năm giảm là do 2 nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch đều giảm. Cụ thể, máy móc thiết bị phụ tùng giảm 11,53%, đạt 2,57 tỷ USD; điện thoại và linh kiện giảm 16,39%, đạt 2,01 tỷ USD.
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng nhập khẩu cũng giảm mạnh về kim ngạch như: Đá quý, kim loại quý (-60,63%); bông (-64,68%); máy ảnh (-57,28%); xăng dầu (-53,32%); ô tô (-53,23%). Ngược lại, nhập khẩu tăng mạnh ở một số nhóm hàng như: Nguyên phụ liệu thuốc lá (+184%); than đá (+145,9%); thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh (+76,4%).
Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc 4 tháng đầu năm 2016
ĐVT: USD
Mặt hàng |
4T/2016 |
4T/2015 | +/- (%) 4T/2016 so với cùng kỳ |
Tổng kim ngạch | 14.729.606.154 | 15.291.374.628 | -3,67 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác | 2.567.497.704 | 2.902.262.818 | -11,53 |
Điện thoại các loại và linh kiện | 2.010.080.087 | 2.403.994.154 | -16,39 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện | 1.657.191.910 | 1.552.444.702 | +6,75 |
Vải các loại | 1.615.393.928 | 1.469.742.538 | +9,91 |
Sắt thép các loại | 1.265.367.325 | 1.230.173.072 | +2,86 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày | 586.424.117 | 531.332.741 | +10,37 |
Kim loại thường khác | 482.406.728 | 212.414.671 | +127,11 |
Sản phẩm từ chất dẻo | 437.381.045 | 321.578.272 | +36,01 |
Hóa chất | 308.624.619 | 313.002.326 | -1,40 |
Sản phẩm từ sắt thép | 299.273.008 | 467.431.170 | -35,97 |
Sản phẩm hóa chất | 243.537.995 | 209.994.944 | +15,97 |
Linh kiện, phụ tùng ô tô | 230.736.877 | 196.413.168 | +17,48 |
Xơ, sợi dệt các loại | 207.250.166 | 194.353.930 | +6,64 |
Chất dẻo nguyên liệu | 177.898.644 | 162.465.324 | +9,50 |
Ô tô nguyên chiếc các loại | 162.357.312 | 347.173.208 | -53,23 |
Phân bón các loại | 159.554.283 | 164.442.948 | -2,97 |
Xăng dầu các loại | 150.976.420 | 323.459.986 | -53,32 |
Dây điện và dây cáp điện | 148.584.333 | 156.215.185 | -4,88 |
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện | 126.179.943 | 295.377.981 | -57,28 |
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu | 112.784.535 | 143.176.910 | -21,23 |
Hàng điện gia dụng và linh kiện | 103.596.524 | 79.486.099 | +30,33 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh | 102.240.244 | 57.960.037 | +76,40 |
Giấy các loại | 88.819.440 | 80.620.664 | +10,17 |
Sản phẩm từ kim loại thường khác | 78.637.048 | 57.040.896 | +37,86 |
Gỗ và sản phẩm gỗ | 77.919.022 | 73.167.422 | +6,49 |
Nguyên phụ liệu dược phẩm | 69.758.258 | 57.128.068 | +22,11 |
Sản phẩm từ giấy | 68.781.110 | 61.955.277 | +11,02 |
Khí đốt hóa lỏng | 64.281.099 | 74.137.675 | -13,29 |
Than đá | 63.522.795 | 25.831.489 | +145,91 |
Sản phẩm từ cao su | 63.459.999 | 60.633.500 | +4,66 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu | 54.595.750 | 82.138.431 | -33,53 |
Hàng rau quả | 50.714.310 | 40.564.217 | +25,02 |
Phương tiện vận tải khác và phụ tùng | 31.903.395 | 24.489.735 | +30,27 |
Hàng thủy sản | 20.355.019 | 19.317.882 | +5,37 |
Nguyên phụ liệu thuốc lá | 17.015.692 | 5.984.941 | +184,31 |
Sản phẩm khác từ dầu mỏ | 16.860.256 | 23.263.877 | -27,53 |
Dược phẩm | 15.461.111 | 13.494.599 | +14,57 |
Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh | 15.353.518 | 10.473.137 | +46,60 |
Cao su | 14.089.596 | 11.319.354 | +24,47 |
Quặng và khoáng sản khác | 13.537.620 | 20.541.018 | -34,09 |
Chế phẩm thực phẩm khác | 9.848.112 | 11.283.406 | -12,72 |
Đá quý, kim loại quý và sản phẩm | 6.106.289 | 15.508.039 | -60,63 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc | 3.185.696 | 3.533.956 | -9,85 |
Dầu mỡ động thực vật | 2.848.503 | 2.749.646 | +3,60 |
Bông các loại | 982.169 | 2.780.756 | -64,68 |
Theo Vinanet
Sau nhiều năm gặp khó và thịt gà nhập khẩu, thịt gà của VN sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vào tuần tới và tiếp theo sẽ là thị trường châu Âu.
Thiếu quy hoạch bài bản đang đẩy ngành dược liệu trong nước vào thế khó và để tuột mất cơ hội phát triển.
Mặc dù xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ và EU sụt giảm mạnh nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc, Brazil, Mexico tăng mạnh đã giúp cho giá trị xuất khẩu cá tra vẫn tăng trưởng nhẹ.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2017, cả nước nhập siêu khoảng 2,7 tỷ USD.
Ở Việt Nam ít tìm thấy những sản phẩm đóng gói đẹp mắt như ở Hàn Quốc hay các quốc gia khác.
Chỉ trong vòng 3 ngày, lực lượng chức năng đã phát hiện hai container chứa hàng trăm thiết bị đồ điện tử đã qua sử dụng nhập lậu tại cảng Cát Lái (quận 2, TP Hồ Chí Minh).
Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam chiếm 47,5% thị phần.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong bốn tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc của nước ta đạt 4,432 tỉ đô la Mỹ, nhưng nhập khẩu từ nước này lên đến 14,374 tỉ đô la Mỹ, tăng 52,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 27/5, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2017.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 5 năm 2017 ước đạt 2,8 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2017 đạt 13,7 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự