Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á là các thị trường chủ đạo tiêu thụ nhóm hàng dây điện, cáp điện của Việt Nam.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2016 đạt 445 USD/tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016 với 36,45% thị phần. Bốn tháng đầu năm 2016 xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 705,96 triệu tấn và 325,32 triệu USD, tăng 10,31% về khối lượng và tăng 23,63% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Indonesia là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2016 với 15,59% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này 4 tháng đầu năm 2016 đạt 350,7 nghìn tấn và 139,14 triệu USD, tăng 72,3 lần về khối lượng và 72,2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Các thị trường khác có giá trị tăng mạnh là Gana (12,87%), Đài Loan (64,29%), Bờ Biển Ngà (65,83%) và Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (10,59%). Các thị trường có giá trị giảm mạnh là Philippin (46,6%), Malaysia (36,57%) và Singapore (31,12%).
Tại thị trường trong nước, trong tháng 5/2016, giá lúa gạo trong nước biến động từ ổn định đến giảm nhẹ trong 20 ngày đầu tháng 5/2016 trước sức ép từ việc Thái Lan tuyên bố xả kho gạo khổng lồ 11,4 triệu tấn. Các thương lái tại khu vực ĐBSCL cho biết, giá lúa tại một số tỉnh liên tục sụt giảm, sức tiêu thụ yếu.
Cụ thể tại Tiền Giang, Long An, giá lúa tươi IR50404 hiện chỉ còn khoảng 4.500 – 4.550 đồng/kg, giảm 250 – 300 đồng/kg so với tuần trước. Giá gạo nguyên liệu tại thị trường chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cũng nhanh chóng rớt xuống mức chỉ còn 6.500 - 6.700 đồng/kg so với mức 6.700 - 6.900 đồng/kg. Một số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo khẳng định việc Thái Lan tuyên bố xả kho không ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo Việt Nam, song trên thực tế, đến thời điểm hiện tại, thông tin Thái Lan xả kho đã có tác động làm giá cả thị trường trong nước giảm mạnh.
Mặc dù vậy, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái, giá lúa gạo hiện tại vẫn còn cao hơn khoảng 300 đồng/kg. Theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá lúa tại một số tỉnh ĐBSCL trong 20 ngày qua diễn biến như sau: tại An Giang, lúa tươi IR50404 ổn định ở mức 4.900 đồng/kg; trong khi lúa OM 2514 giảm 50 đồng/kg, từ 5.200 đồng/kg xuống còn 5.150 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa tươi IR50404 giữ ở mức 5.000 đồng/kg. Tại Kiên Giang, lúa tẻ thường ổn định ở mức 5.900 đồng/kg, lúa dài ở mức 6.500 đồng/kg. Tại Bạc Liêu, giá thu mua lúa của Công ty Lương thực ổn định, với lúa OM 5451 là 5.500 đồng/kg (lúa tươi), 6.000 đồng/kg (lúa khô); lúa OM 4900 là 5.600 đồng/kg (lúa tươi) và 6.100 đồng/kg (lúa khô).
Nguồn: dangcongsan.vn
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á là các thị trường chủ đạo tiêu thụ nhóm hàng dây điện, cáp điện của Việt Nam.
Nhập khẩu máy móc thiết bị đạt trên 10 tỷ USD, giảm 13,1% so với cùng kỳ, chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước
Trong 4 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu rau - quả đạt trên 1,4 tỉ USD, riêng xuất khẩu trái thanh long tươi đạt 427 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam liên tiếp xuất siêu sang Ấn Độ, thặng dư thương mại trong 4 tháng qua đạt 797,09 triệu USD, trong đó riêng tháng 4 đạt 265,38 triệu USD.
Gỗ và sản phẩm gỗ có xuất xứ từ Myanmar nhập khẩu vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay tăng đột biến 502,4% so với cùng kỳ năm trước, đạt 0,72 triệu USD.
Theo Tổng cục Hải quan, trong giai đoạn năm 2011-2014, Việt Nam luôn thặng dư cán cân thương mại trong trao đổi hàng hóa với Nhật Bản thì trong 3 năm trở lại đây (từ năm 2015 đến 2017), cán cân thương mại hàng hóa lại đảo chiều sang trạng thái thâm hụt.
cán cân thương mại việt nam - nhật bảnthương mại việt - nhật
Đến hết tháng 4/2018, xuất khẩu cả nước tiếp tục giữ được mức tăng khá cao 19,2% tương ứng tăng 11,89 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Theo Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4/2018 của Việt Nam là 17,2 tỷ USD, giảm 8,9% về số tương đối và giảm 1,67 tỷ USD về số tuyệt đối. Trong tháng 4/2018, có tới 39/53 nhóm hàng nhập khẩu chính giảm so với tháng trước.
Dù lập nhiều kỳ tích nhưng trái cây Việt Nam xuất khẩu vẫn còn cảnh “sáng rau, chiều rác” vì nhanh héo. Ngày đầu giá bán có thể 10 USD/kg nhưng sang ngày thứ ba chỉ giá chỉ còn 1/3...
Bốn tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm hóa chất đạt 1,5 tỷ USD, chiếm 2,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự