Sau một thời gian giảm sâu, giá cà phê Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi và liên tục tăng trở lại trong các tháng 3, 4 và 5/2016.

Bất chấp hàng loạt vụ phòng vệ thương mại đổ lên các sản phẩm sắt thép xuất khẩu của Việt Nam, nhưng kết thúc năm 2018, ngành thép vẫn có một năm xuất khẩu bội thu, khi giá trị xuất khẩu, chỉ tính riêng sắt thép các loại, đã tăng thêm gần 1,5 tỷ USD so với năm 2017.
Sang năm 2019, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 1/2019 xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép tăng so với tháng 12/2018, nhưng tháng 2/2019 đã suy giảm 39,7% so với tháng 1/2019. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép đã tăng trưởng trở lại trong tháng 3/2019 khi số liệu ước tính từ Cục XNK (Bộ Công Thương) đạt 280 triệu USD, tăng 60,3% so với tháng 2/2019 và tăng 6,8% so với tháng 3/2018. Nâng kim ngạch 3 tháng đầu năm 2019 lên 744 triệu USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ.
Trong hai tháng đầu năm 2019, sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, chiếm 19,64% tỷ trọng đạt 91,17 triệu USD, tăng 23,77% so với cùng kỳ, riêng tháng 2/2019 đã xuất khẩu 32,99 triệu USD sang Mỹ, giảm 43,37% so với tháng 1/2019 và tăng 23,16% so với tháng 2/2018.
EU và Đông Nam Á cũng là những thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng này của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang những thị trường này chiếm 34% tỷ trọng.
Ngoài ra, Việt Nam còn xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Nhìn chung, 2 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất sang các thị trường hầu hết đều tăng trưởng chiếm 58,82%, trong đó tăng mạnh sang thị trường Hongkong (TQ), tăng gấp 2,2 lần (tức tăng 197,61%) tuy kim ngạch chỉ đạt 3,3 triệu USD, mặc dù tháng 2/2019 xuất sang thị trường này giảm 37,94% so với tháng 1/2019 chỉ với 1,2 triệu USD, nhưng tăng gấp 2,1 lần (tức tăng 142,48% so với tháng 2/2018. Bên cạnh đó, xuất sang thị trường Anh và Nam Phi cũng có mức độ tăng mạnh, tăng lần lượt gấp 2,2 lần (tức tăng 159,59%) đạt 18,7 triệu USD; tăng gấp 2 lần (tức tăng 100,7%) đạt 1,2 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất sang thị trường các thị trường như Saudi Arabia và Myanmar đều giảm mạnh trên 60% với kim ngạch lần lượt 1,1 triệu USD; 6,6 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép 2 tháng năm 2019
Thị trường | T2/2019 (USD) | +/- so với T1/2019 (%)* | 2T/2019 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* |
Mỹ | 32.990.486 | -43,37 | 91.177.005 | 23,77 |
Nhật Bản | 22.157.636 | -49,87 | 66.330.247 | 8,54 |
Hàn Quốc | 12.878.235 | -18,17 | 28.262.237 | 37,67 |
Ấn Độ | 8.710.174 | -47,95 | 25.429.950 | 3,77 |
Thái Lan | 6.878.193 | -49,37 | 20.463.429 | -54,79 |
Australia | 14.797.192 | 248,67 | 19.041.023 | -21,72 |
Anh | 9.864.144 | 11,55 | 18.706.564 | 159,59 |
Đức | 5.996.538 | -51,72 | 18.405.678 | 24,49 |
Campuchia | 6.356.239 | -29,6 | 15.356.243 | 20,32 |
Hà Lan | 4.399.612 | -57,23 | 14.660.176 | 28,65 |
Indonesia | 2.295.081 | -77,76 | 12.622.326 | 79,4 |
Bỉ | 4.449.396 | -38,85 | 11.725.930 | -15,39 |
Trung Quốc | 6.534.512 | 132,77 | 9.341.796 | 22,68 |
Đài Loan | 4.592.023 | 17,25 | 8.508.366 | 22,66 |
Thụy Điển | 5.902.126 | 449,68 | 6.975.868 | -26,24 |
Myanmar | 2.150.768 | -51,67 | 6.600.931 | -61,07 |
Ba Lan | 1.636.058 | -65,76 | 6.414.298 | -8,7 |
Canada | 2.037.091 | -39,26 | 5.480.866 | -39,6 |
Lào | 1.983.840 | -38,01 | 5.180.782 | 7,35 |
Philippines | 978.272 | -70,06 | 4.249.170 | 19,37 |
Tây Ban Nha | 758.125 | -73,07 | 3.573.554 | 17,46 |
Hồng Kông (TQ) | 1.293.925 | -37,94 | 3.378.921 | 197,61 |
Italy | 765.304 | -67,26 | 3.103.158 | -15,3 |
Pháp | 936.426 | -54,72 | 3.004.667 | -21,88 |
Brazil | 539.196 | -71,55 | 2.434.137 | -45,84 |
Singapore | 765.320 | -50 | 2.296.002 | 28,91 |
Malaysia | 1.093.581 | 1,9 | 2.166.749 | -36,86 |
Đan Mạch | 773.345 | -39,87 | 2.059.367 | 2,78 |
Thụy Sỹ | 452.394 | -47,26 | 1.310.199 | 30,49 |
Nam Phi | 221.732 | -78,08 | 1.233.178 | 100,17 |
Saudi Arabia | 358.398 | -51,99 | 1.104.894 | -63,35 |
UAE | 40.450 | -92,01 | 546.512 | 32,5 |
Hy Lạp | 180.416 | 67,77 | 287.957 | -33,75 |
Na Uy | 21.638 | -74,84 | 107.645 | -29,73 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Đạt được kết quả tăng trưởng như vậy, bởi tiếp đà tăng của năm 2018, những hợp đồng xuất khẩu lớn vẫn được các doanh nghiệp xuất đi trong những tháng đầu năm 2019, kể cả thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hơi, báo hiệu một năm xuất khẩu bận rộn của ngành.
Cụ thể, Tập đoàn Hoa Sen đã ký được đồng xuất khẩu 4.300 tấn tôn, trị giá 3,7 triệu USD đi thị trường một số nước châu Mỹ, cùng với đó là lô hàng 17.000 tấn tôn, trị giá hơn 14 triệu USD được xuất thành công từ Cảng quốc tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) sang Hoa Kỳ. Theo Phó chủ tịch HĐQT Thường trực điều hành Tập đoàn Hoa Sen, suốt dịp nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, các hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, các dây chuyền trọng yếu ở các nhà máy trên cả nước vẫn hoạt động, các bộ phận bán hàng, kinh doanh xuất khẩu vẫn đảm bảo liên tục phục vụ cho nhu cầu khách hàng trong nước và xuất khẩu.
Tập đoàn lớn khác trong ngành thép là Hòa Phát cũng công bố đã chốt được đơn hàng xuất khẩu gần 1.000 tấn ống thép tôn mạ sang Ấn Độ, trị giá trên 600.000 USD. Ngoài thị trường Ấn Độ, trong tháng 1, Hòa Phát cũng mở hàng đầu năm với nhiều đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và Canada
Theo Vinanet.vn
Sau một thời gian giảm sâu, giá cà phê Việt Nam đang có dấu hiệu phục hồi và liên tục tăng trở lại trong các tháng 3, 4 và 5/2016.
Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đã có sự chuyển dịch từ sản phẩm thô sang chế biến sâu.
Bộ Tài chính vừa dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung thuế nhập khẩu một số mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô. Theo đó, thuế nhập khẩu 19 dòng linh kiện, phụ tùng ô tô có thể tăng kịch trần.
4 tháng đầu năm 2016, xuất khẩu rau quả đạt 764 triệu USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (47,7%). Hết tháng 5, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt hơn 900 triệu USD.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 5 năm 2016 ước đạt 345 nghìn tấn với giá trị đạt 165 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,35 triệu tấn và 1,06 triệu USD, giảm 2,1% về khối lượng nhưng tăng 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 791,3 triệu USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm trước, tính riêng tháng 4 kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt 215,2 triệu USD, tăng 7,1% so với tháng 3/2016.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng năm 2016, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc trị giá 14,73 tỷ USD, giảm 3,67% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 5,8 tỷ USD, tăng tới 16,5%.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 10 năm trở lại đây. Theo đó, nếu năm 2006 chỉ đạt kim ngạch 5,23 tỷ USD đến năm 2015 là 14,13 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân 14,1%/năm.
“Câu lạc bộ” các mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên đã gia tăng qua các năm. Năm 2016 mới qua 5 tháng đã có 12 mặt hàng đạt từ 1 tỷ USD trở lên.
-Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Nhật, trị giá 1,26 tỷ USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự