Nếu thủy sản Việt Nam tiếp tục nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, nhiều thị trường sẽ ngưng nhập khẩu.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2018 lượng sắt thép của Việt Nam xuất khẩu ra thị trường nước ngoài tăng mạnh 43,4% về lượng và tăng 61,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1,91 triệu tấn, trị giá 1,41 tỷ USD.
Riêng trong tháng 4/2018, xuất khẩu giảm 7,2% về lượng và giảm 5,2% về trị giá so với tháng liền kề trước đó, đạt 481.560 tấn, tương đương 369,62 triệu USD, nhưng so với tháng 4/2017 thì tăng rất mạnh 63,3% về lượng và 77% về trị giá.
Giá xuất khẩu sắt thép 4 tháng đầu năm nay cũng tăng tương đối mạnh 12,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 737,3 USD/tấn; Trong đó, một số thị trường xuất khẩu được giá rất cao như: Hồng Kông 2.562 USD/tấn, tăng 31,3%; Ucraina 2.395 USD/tấn; Thụy Sĩ 2.489 USD/tấn, tăng 490,7%; Đức 2.277 USD/tấn, tăng 30% .
Sắt thép của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, chiếm 57% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 53,4% trong tổng kim ngạch, đạt 1,09 triệu tấn, tương đương 750,91 triệu USD. Trong đó, Campuchia đứng đầu trong các nước Đông Nam Á về tiêu thụ sắt thép của Việt Nam đạt 374.095 tấn, chiếm 19,6%, tăng 43,8% so với cùng kỳ. Giá xuất sang Campuchia tăng 15,8%, đạt 637 USD/tấn.
Lượng sắt thép xuất sang Mỹ chiếm 15,2% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước, đạt 289.963 tấn, tăng mạnh 113,8%. Giá trung bình 839,8 USD/tấn, tăng 4%.
Xuất sang Indonesia chiếm 13,9%, đạt 264.526 tấn, tăng 32,8%. Giá trung bình 786,5 USD/tấn, tăng 8,2%.
Trong 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường đều tăng cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Trong đó, các thị trường tăng trưởng mạnh gồm có: Nhật Bản tăng rất mạnh gấp 11 lần về lượng và gấp 6 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đạt 37.168 tấn, tương đương 26,93 triệu USD; Xuất sang Italia tăng 984,8% về lượng và tăng 505% về trị giá, đạt 31.567 tấn, tương đương 29,92 triệu USD; Bỉ tăng 833% về lượng và tăng 564% về trị giá, đạt 123.211 tấn, tương đương 92,85 triệu USD; Anh tăng 134,5% về lượng và tăng 142,5% về trị giá, đạt 27.824 tấn, tương đương 20,77 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu sắt thép sụt giảm mạnh ở các thị trường như: Thụy Sĩ, Bangladesh, Philippines, Pakistan và Brazil với mức giảm tương ứng 99,6%, 68,4%, 66,2%, 59,6% và 56,6% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu sắt thép 4 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 4T/2018 | % tăng giảm so với cùng kỳ | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 1.907.980 | 1.406.682.860 | 43,39 | 61,44 |
Campuchia | 374.095 | 238.334.303 | 43,75 | 66,5 |
Mỹ | 289.963 | 243.522.353 | 113,84 | 122,31 |
Indonesia | 264.526 | 208.051.895 | 32,76 | 43,63 |
Malaysia | 238.624 | 157.996.787 | 97,32 | 111,59 |
Bỉ | 123.211 | 92.851.052 | 833,42 | 564,12 |
Thái Lan | 95.617 | 67.375.591 | 43,35 | 39,1 |
Hàn Quốc | 77.945 | 48.680.378 | -9,66 | -1,24 |
Đài Loan | 73.145 | 39.298.651 | -5,55 | -19,64 |
Lào | 47.197 | 34.486.889 | 30,71 | 51,48 |
Philippines | 39.343 | 23.710.719 | -66,15 | -54,24 |
Nhật Bản | 37.168 | 26.929.442 | 1,042,58 | 486,85 |
Italia | 31.567 | 29.923.090 | 984,78 | 505,32 |
Ấn Độ | 31.448 | 27.691.879 | 108,28 | 106,69 |
Anh | 27.824 | 20.766.857 | 134,49 | 142,54 |
Myanmar | 20.865 | 14.310.012 | 51,4 | 69,09 |
Tây Ban Nha | 19.736 | 14.885.424 | -29,62 | -4,77 |
Australia | 16.479 | 13.055.803 | -47,74 | -30,97 |
Pakistan | 9.224 | 5.471.753 | -59,61 | -50,13 |
Singapore | 6.991 | 6.640.789 | -33,72 | 2,77 |
U.A.E | 4.126 | 6.759.056 | -28,64 | 69,21 |
Trung Quốc | 3.483 | 4.948.299 | -7,39 | -16,97 |
Nga | 2.694 | 3.055.383 | 86,82 | 107,77 |
Saudi Arabia | 1.189 | 737.859 | -36,72 | -44,36 |
Đức | 975 | 2.220.519 | -4,41 | 24,15 |
Ai Cập | 654 | 572.652 |
|
|
Thổ Nhĩ Kỳ | 629 | 928.672 | 83,92 | 142 |
Brazil | 571 | 451.313 | -56,64 | -65,39 |
Bangladesh | 449 | 315.450 | -68,42 | -73,22 |
Hồng Kông | 99 | 253.647 | 110,64 | 176,54 |
Ukraine | 24 | 57.484 |
|
|
Thụy Sỹ | 16 | 39.822 | -99,62 | -97,74 |
(Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet
Nếu thủy sản Việt Nam tiếp tục nhiễm kháng sinh vượt mức cho phép, nhiều thị trường sẽ ngưng nhập khẩu.
Dù tốn kém và chưa có tiền lệ nhưng các nhà chăn nuôi Đông Nam Bộ vẫn quyết gom tiền kiện doanh nghiệp Mỹ bán phá giá thịt gà
Thời gian gần đây, dấu hiệu của thị trường đã ảnh hưởng rất xấu đối với ngành chè của tỉnh Lâm Đồng, khiến cho ngành kinh tế thế mạnh này của tỉnh đang lâm vào cảnh lao đao.
Nếu không kiểm soát được hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm thủy sản, các doanh nghiệp có nguy cơ đánh mất những thị trường trọng điểm
Phí vận chuyển, phí kiểm dịch… đang trở thành một trong những lý do làm giảm sức cạnh tranh của trái cây Việt Nam.
Xuất khẩu xi măng giảm mạnh, sản lượng xuất khẩu 9 tháng năm 2015 khoảng 12 triệu tấn, chỉ bằng sản lượng xuất khẩu của 6 tháng năm 2014. Ngành xi măng đang gặp nhiều cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu.
Doanh nghiệp và người trồng không thể xuất khẩu chè sang Đài Loan, thị trường tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm này.
Tỉ giá vẫn là vấn đề được các doanh nghiệp đề cập khi nói về nguyên nhân khiến các mặt hàng chủ lực của Việt Nam khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định mục tiêu này khả thi nếu tận dụng tốt cơ hội và chiến lược thị trường bên cạnh việc thực hiện tốt chỉ đạo, chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ trong việc cơ cấu lại nền kinh tế.
Giá thành cao, chất lượng không đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu... khiến xuất khẩu thủy sản của VN ngày càng rời xa mục tiêu xuất khẩu 8 tỉ USD đưa ra hồi đầu năm.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự