Việt Nam có chung đường biên giới hữu nghị, hòa bình với Campuchia nên rất thuận lợi cho trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp và cư dân biên giới.

Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu trong 8 tháng của năm 2015 lên mức 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩunông lâm thủy sản tháng 8 ước đạt 2,38 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu trong 8 tháng của năm 2015 lên mức 19,31 tỷ USD, giảm 4,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Giá trị xuất khẩu thủy sản ước đạt 4,13 tỷ USD, giảm 17,5% so với cùng kỳ; các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,52 tỷ USD, tăng 8,2%.
Trong các mặt hàng nông sản chính, giảm mạnh nhất là các mặt hàng như càphê, cao su và gạo. Khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng ước đạt 4,09 triệu tấn với 1,76 tỷ USD, giảm 8,6% về khối lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Mặc dù xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đây vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với 35% thị phần.
Đáng chú ý nhất là thị trường Malaysia có sự tăng trưởng đột biến 74% về giá trị, vươn lên vị trí thứ 3 về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam.
Đối với càphê, trong 8 tháng của năm, khối lượng xuất khẩu đạt 874.000 tấn với tổng giá trị 1,79 tỷ USD, giảm gần 33% về khối lượng và giảm 33% về giá trị so cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu cao su ước đạt 632.000 tấn với giá trị đạt 922 triệu USD, tăng 11% về khối lượng nhưng giảm 10% về giá trị.
Mặt hàng chè xuất khẩu đạt 79.000 tấn với giá trị đạt 134 triệu USD, giảm 5,6% về khối lượng và giảm 4,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Sắn và các sản phẩm từ sắn cũng đã xuất khẩu được 3,05 triệu tấn với giá trị 951 triệu USD, tăng 29,6% về khối lượng và tăng 26% về giá trị so cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chính các sản phẩm này, chiếm tới 89% thị phần.
Tiêu và hạt điều vẫn là điểm sáng trong các mặt hàng nông sản nhờ giá xuất khẩu tăng cao, lần lượt là 28% và 13%. Do khối lượng xuất khẩu tiêu chỉ đạt 104.000 tấn (giảm 21,7%) nên giá trị tiêu giảm 1% xuống 978 triệu USD.
Hạt điều xuất khẩu đạt 214.000 tấn (tăng 8,4%), với 1,55 tỷ USD (tăng 22%) về giá trị so với cùng kỳ./.
Việt Nam có chung đường biên giới hữu nghị, hòa bình với Campuchia nên rất thuận lợi cho trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp và cư dân biên giới.
Tuy là mặt hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch, nhưng tốc độ xuất khẩu nhóm hàng kim loại thường khác và sản phẩm sang thị trường Thụy Điển 4 tháng đầu năm 2019 tăng đột biến, gấp hơn 11,5 lần (tương ứng 1054,02%) so với cùng kỳ 2018.
Xuất khẩu hàng rau quả đã khởi sắc, điều này thể hiện trong 4 tháng đầu năm đã góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 1,4 tỷ USD. Thời gian tới xuất khẩu hàng rau quả tiếp tục tăng trưởng khi nhiều loại trái cây của Việt Nam đã chinh phục được những thị trường khó tính.
Kể từ đầu năm đến hết tháng 4/2019, giá tiêu xuất khẩu biến động với chiều hướng sụt giảm, nếu như tháng đầu tiên của năm đạt bình quân đạt 2943,33 USD/tấn, thì nay giá tiêu xuống chỉ còn 2523,46 USD/tấn, giảm 14,26%.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết Trung Quốc là một trong 4 thị trường có giá trị nhập khẩu thủy sản Việt Nam trên 1 tỷ USD/năm và được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng và có tiềm năng tiêu thụ thủy sản lớn.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hạt điều ra thị trường nước ngoài tăng 8,2% về lượng nhưng giảm 14,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước, đạt 115.101 tấn, thu về 910,49 triệu USD. Giá xuất khẩu trung bình giảm 21%, đạt 7.910,4 USD/tấn.
Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép tăng tháng thứ 2 liên tiếp, tháng 3/2019 tăng 20,9% về lượng và tăng 25,9% về kim ngạch, tháng 4/2019 tăng tiếp trên 2% về lượng và kim ngạch, đạt 569.387 tấn, tương đương 373,87 triệu USD.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép về Việt Nam 4 tháng đầu năm 2019 đạt 4,67 triệu tấn, tương đương 3,13 tỷ USD, tăng 9% về lượng và tăng 3,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018.
Xuất khẩu cao su tháng 4/2019 giảm cả lượng và trị giá so với tháng trước đó. Dự báo xuất khẩu cao su thoát cảnh trầm lắng khi Trung Quốc tăng mua.
Giá xuất khẩu dầu thô trung bình 4 tháng đầu năm giảm 4,9% so với cùng kỳ, đạt 505,1 USD/tấn.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự