Bộ Công Thương cho rằng không nên quy định thành chương riêng về phòng vệ thương mại trong dự thảo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi)

Thông tin từ Hiệp hội Thép cho biết, Hội đang chuẩn bị để kiện chống bán phá giá sản phẩm tôn mạ nhập từ Trung Quốc.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu sắt thép trong tháng 8 là 1,53 triệu tấn, trị giá 695 triệu USD, giảm 10,2% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 9,91 triệu tấn, tăng 41,1% về lượng. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong 8 tháng/2015 giảm 22,7% nên trị giá nhập khẩu là 5,14 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014.
Đặc biệt, sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua từ Trung Quốc tăng mạnh với gần 6 triệu tấn, tăng 79,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết: “Thép Việt đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt bởi thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng mạnh trong thời gian gần đây. Các sản phẩm từ thép Trung Quốc tràn về Việt Nam từ nhiều năm nay, đặc biệt năm 2015 sản lượng thép Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam tăng đột biến”.
Nguyên nhân sâu xa của việc tháng nào sản lượng thép Trung Quốc cũng tràn vào Việt Nam ào ào với tăng trưởng mạnh được Hiệp hội Thép lý giải bởi sản phẩm thép Trung Quốc nổi tiếng thế giới vì giá rẻ, cạnh tranh. Đặc biệt hiện Trung Quốc đang sản xuất dư thừa nhiều, kinh tế Trung Quốc đang chững lại buộc các doanh nghiệp thép Trung Quốc phải xuất khẩu. Hiện,Trung Quốc có nhiều chính sách ưu đãi thuế xuất khẩu.
Theo Phó Chủ tịch Hiệp hiệp Thép Việt Nam để nâng cao tính cạnh tranh trên sân nhà các doanh nghiệp thép Việt cần phải hạ chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng và sản phẩm bán ra có giá thành rẻ đồng thời mở rộng quy mô, hiện đại hóa công nghệ sản xuất.
Theo ông Sưa, Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng hàng rào kỹ thuật đối với các mặt hàng thép trước khi nhập về, sử dụng các công cụ thương mại phòng hộ chống bán phá giá, phòng chống trợ cấp và tự vệ thương mại là ba trụ cột của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thông tin từ Hiệp hội Thép cho biết, tiêu thụ thép Việt đang có nhiều tín hiệu khả quan, tăng trưởng năm 2015 khá.
Từ nay đến cuối năm 2015, vào mùa xây dựng, nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao, nhưng Việt Nam vẫn lo ngại thép Trung Quốc sẽ vào Việt Nam nhiều hơn.
Bộ Công Thương cho rằng không nên quy định thành chương riêng về phòng vệ thương mại trong dự thảo Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi)
Theo Cục Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, mặc dù 2 tháng trở lại đây, giá trị XK các sản phẩm cá ngừ sang ASEAN và Mỹ đang giảm, nhưng với tốc độ tăng trưởng tốt từ đầu năm, tổng giá trị XK cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này trong tháng 8 vẫn tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2014.
Hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường không yêu cầu kiểm dịch thực vật sẽ không phải nộp giấy kiểm dịch thực vật cho cơ quan hải quan khi thông quan.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Úc, trong tháng 8/2015, Việt Nam có 1/20 trường hợp vi phạm khi nhập khẩu hàng thực phẩm vào Úc.
Chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch nhưng hàng rào phi thuế quan (các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm …) rất chặt chẽ.
Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ gồm thủy sản, rau quả, cà phê, điều, thức ăn gia súc và nguyên liệu, cao su, gỗ và sản phẩm từ gỗ, túi xách,...
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tôm nuôi của Việt Nam đã được áp dụng quy trình chứng nhận và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt. Các quy trình này rất phù hợp để loại tôm nuôi ra khỏi danh sách các loài bị dán sai nhãn và gian lận.
Theo các chuyên gia ngành cà phê, trong khi tồn kho của các nước đều đang cao, Brazil có thể hạ giá để thúc đẩy xuất khẩu thì Việt Nam lại ra sức ghìm giữ cà phê. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến tình hình xuất khẩu trong thời gian tới.
Dầu thô và xăng dầu, ô tô nguyên chiếc, linh kiện và phụ tùng ô tô, xe máy, máy móc thiết bị và sắt thép… là những ngành đang đóng thuế xuất nhập khẩu nhiều nhất vào ngân sách.
3 thị trường Đông Nam Á là Indonesia, Thái Lan và nay là Malaysia đều đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với thép Việt Nam.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự