Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng/2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của 10 thị trường lớn nhất của Việt Nam đạt kim ngạch 212,45 tỷ USD, chiếm 91,1% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 7/2017 ước đạt 35,3 tỷ USD, giảm hơn 1,6% so với tháng trước. Lũy kế tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2017 của nước ta đạt gần 233,52 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Lũy kế tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2017 tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2017 ước đạt 17,5 tỷ USD, giảm 1,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 17,8 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2016. Lũy kế tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa cả nước ước đạt 115,22 tỷ USD, tăng 18,7% và tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa ước đạt 118,3 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7/2017 ước tính thâm hụt khoảng 300 triệu USD. Qua đó, nâng mức nhập siêu của Việt Nam đến hết tháng 7/2017 lên gần 3,08 tỷ USD, bằng 2,7% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với các mặt hàng xuất khẩu, trong tháng 7/2017, điện thoại các loại và linh kiện ước tính xuất khẩu đạt 3,1 tỷ USD, giảm 4% so với tháng trước. Ước tính đến hết tháng 7/2017, xuất khẩu hàng điện thoại các loại và linh kiện của cả nước đạt 22,6 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Về mặt hàng dệt may, ước tính trong tháng 7/2017, xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước đạt 2,45 tỷ USD, tăng 3,2% so với tháng trước và nâng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 7 tháng đầu năm 2017 lên 14,2 tỷ USD, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trị giá xuất khẩu trong tháng 7/2017 ước đạt 2,05 tỷ USD, tương đương với mức kim ngạch của tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 13,61 tỷ USD, tăng 43,3% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với dầu thô, xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 7/2017 ước tính đạt 780 nghìn tấn, giảm 19,4% so với tháng trước và trị giá là 276 triệu USD, giảm 18,8%. Lượng xuất khẩu dầu thô trong 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt 4,61 triệu tấn, trị giá ước đạt 1,8 tỷ USD, tăng 12,3% về lượng và tăng 37,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước...
Đối với các mặt hàng nhập khẩu, ước tính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 7/2017 là 2,9 tỷ USD, tăng 0,7% so với tháng trước. Ước tính đến hết tháng 7/2017, nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của cả nước là 19,2 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2017 là 3,1 tỷ USD, giảm 7,1% so với tháng trước. Ước tính đến hết tháng 7/2017, nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng của cả nước là 21,37 tỷ USD, tăng 37,4% so với cùng kỳ năm 2016.
Điện thoại các loại và linh kiện, ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 6/2017 là 1,1 tỷ USD, giảm nhẹ 2,3% so với tháng trước. Ước tính đến hết tháng 7/2017, nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của cả nước đạt 7,34 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước.
Về nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 7/2017 là 500 triệu USD, tăng 5,2% so với tháng trước. Ước tính đến hết tháng 7/2017, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của cả nước đạt 3,23 tỷ USD, tăng 10,5% so với 7 tháng đầu năm 2016.
Về mặt hàng xăng dầu các loại nhập khẩu trong tháng 7/2017 ước tính là 1,1 triệu tấn, giảm 19,8% so với tháng trước và trị giá là 536 triệu USD, giảm 16,7%. Lượng nhập khẩu xăng dầu các loại trong 7 tháng đầu năm 2017 ước đạt gần 7,51 triệu tấn, trị giá ước đạt 3,86 tỷ USD, tăng 4% về lượng và tăng 32,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước…
PV.
Theo Tapchitaichinh.vn
Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng/2017, kim ngạch xuất nhập khẩu của 10 thị trường lớn nhất của Việt Nam đạt kim ngạch 212,45 tỷ USD, chiếm 91,1% kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
Theo Tổng cục Hải quan, sau 20 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, khối này là thị trường tiêu thụ hàng hóa xuất xứ Việt Nam lớn thứ 4, sau Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc với 6 nhóm hàng hóa chính.
Đến thời điểm này, các sản phẩm mãng cầu xiêm của Công ty Thuận Thiên Thành đã có đơn hàng từ Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Đài Loan.
10 nhóm giải pháp chủ yếu đã được nêu ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1137/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 8%/năm thời kỳ 2016-2020.
Mới đây, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.
Bắt đầu từ ngày 2-8 tới, tất cả các lô hàng cá tra xuất sang Mỹ sẽ phải đưa về các kho được chỉ định sẵn để kiểm tra trước khi được đưa về kho của doanh nghiệp và bán ra thị trường.
Thủ tục quan đang khiến các doanh nghiệp điều như ngồi trên đống lửa.
Theo Tổng cục Hải quan, bức tranh xuất khẩu 6 tháng đầu năm của Việt Nam có nhiều khả quan khi đạt tổng kim ngạch 97,21 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ. Trong đó, có 19/45 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng hai nhóm hàng so với cùng kỳ.
Rất nhiều container bị ách lại cảng dỡ hàng không thể chuyển đến cảng đích vì quy định mới phải làm thủ tục tại “cửa khẩu nhập”. Nhưng "cửa nhập khẩu" là gì thì hải quan không thông khiến doanh nghiệp rối.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự