10 nhóm giải pháp chủ yếu đã được nêu ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1137/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Theo Tổng cục Hải quan, bức tranh xuất khẩu 6 tháng đầu năm của Việt Nam có nhiều khả quan khi đạt tổng kim ngạch 97,21 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ. Trong đó, có 19/45 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, tăng hai nhóm hàng so với cùng kỳ.
Riêng 10 nhóm hàng lớn nhất đã đạt kim ngạch 69,94 tỷ USD, chiếm hơn 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Một số mặt hàng “tỷ đô” tiêu biểu đã được Tổng cục Hải quan thống kê chi tiết.
Điện thoại các loại và linh kiện đứng đầu các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam nửa đầu 2017.
Điện thoại các loại và linh kiện
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 6 tháng năm nay đạt 19,5 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ.
Các thị trường nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam là Mỹ với kim ngạch 2,05 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ; Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) với kim ngạch 1,92 tỷ USD, giảm 13,8%; Hàn Quốc với 1,71 tỷ USD, tăng 30,2%...
Hàng dệt may
Xuất khẩu đạt 11,75 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ. 48,9% trị giá hàng dệt may của cả nước được xuất khẩu sang Mỹ với kim ngạch 5,75 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là khối EU với kim ngạch 1,69 tỷ USD, tăng 3,5%; tiếp theo là thị trường Nhật Bản với kim ngạch 1,37 tỷ USD, tăng 8%…
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
Xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đạt 11,56 tỷ USD, tăng 45,8% so với cùng kỳ.
Các thị trường chủ yếu là Trung Quốc với 2,85 tỷ USD, tăng 99,6% so với cùng kỳ; thị trường EU với kim ngạch 2,12 tỷ USD, tăng 23,7%; thị trường Mỹ với 1,35 tỷ USD, tăng 0,2%…
Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác
Xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đạt 5,93 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Mỹ đạt trị giá 1,22 tỷ USD, tăng 22,7% so với cùng kỳ; Nhật Bản đạt trị giá 833 triệu USD, tăng 15,5%; Trung Quốc đạt trị giá 733 triệu USD, tăng 70%…
Gỗ và sản phẩm gỗ
Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2017 đạt 3,66 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ.
Gỗ và sản phẩm gỗ chủ yếu được xuất khẩu đi các thị trường sau: Mỹ với 1,51 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ; Trung Quốc với 556 triệu USD, tăng 29%; Nhật Bản với 503 triệu USD, tăng 5,3%…
Hàng nông sản
Xuất khẩu nhóm hàng nông sản gồm hàng rau quả, hạt điều, cà phê, chè, hạt tiêu, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn; cao su đạt 8,51 tỷ USD, tăng tăng 19,8% so với cùng kỳ.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Trung Quốc với 3,05 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ, xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 35,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của cả nước; thị trường EU đạt kim ngạch 1,53 tỷ USD, tăng 13,8%; Mỹ với 1,04 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ.
Trong đó, xuất khẩu hàng rau quả đạt 1,67 tỷ USD, tăng 43,5% so với cùng kỳ; xuất khẩu điều đạt 1,47 tỷ USD, tăng 22,4%; cà phê đạt 1,88 tỷ USD, giảm 10,4%; cao su đạt 896 triệu USD...
Một số mặt hàng khác cũng có kim ngạch xuất khẩu lớn như giày dép (7,04 tỷ USD), thuỷ sản (3,59 tỷ USD), xơ sợi (1,67 tỷ USD), phương tiện vận tải và phụ tùng (3,36 tỷ USD)...
Theo Bạch Dương - VNECONOMY
10 nhóm giải pháp chủ yếu đã được nêu ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1137/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.
Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề ra mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 8%/năm thời kỳ 2016-2020.
Mới đây, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu vào Việt Nam.
Tổng cục Hải quan cho biết, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 7/2017 ước đạt 35,3 tỷ USD, giảm hơn 1,6% so với tháng trước. Lũy kế tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 7 tháng đầu năm 2017 của nước ta đạt gần 233,52 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2016.
Bắt đầu từ ngày 2-8 tới, tất cả các lô hàng cá tra xuất sang Mỹ sẽ phải đưa về các kho được chỉ định sẵn để kiểm tra trước khi được đưa về kho của doanh nghiệp và bán ra thị trường.
Thủ tục quan đang khiến các doanh nghiệp điều như ngồi trên đống lửa.
Rất nhiều container bị ách lại cảng dỡ hàng không thể chuyển đến cảng đích vì quy định mới phải làm thủ tục tại “cửa khẩu nhập”. Nhưng "cửa nhập khẩu" là gì thì hải quan không thông khiến doanh nghiệp rối.
Trong nửa đầu năm 2016, Indonesia đã vượt qua Thái Lan để trở thành thị trường mà Việt Nam nhập khẩu ô tô nhiều nhất, với số lượng 8,9 nghìn chiếc, trị giá 171 triệu USD, tăng 66 lần về lượng và 103 lần về trị giá so với cùng kỳ năm trước, đơn giá khai báo bình quân đạt 19,3 nghìn USD/chiếc.
Hàn Quốc đã vượt Trung Quốc, trở thành thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Điều này cho thấy, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc chưa thúc đẩy được xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc.
Thanh long vào Nhật có giá 200.000 đồng một kg, xoài 100.000 đồng một trái, tía tô 700 đồng mỗi lá nếu qua được quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự