10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu xi măng và clanhke sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến, gấp 47,3 lần về lượng và 56,7 lần về trị giá.

Thủ tục quan đang khiến các doanh nghiệp điều như ngồi trên đống lửa.
Mấy tuần nay, các doanh nghiệp điều như ngồi trên lửa vì không có điều nguyên liệu chế biến, nguyên nhân là do phía hải quan thay đổi thủ tục thông quan. Ngày 25/7, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã gửi công văn đến 3 Bộ: Tài chính, Công Thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kêu cứu vì đang có gần 500.000 tấn điều thô nhập khẩu và điều nhân xuất khẩu bị kẹt cứng ở cảng Tp.HCM do vướng mắc thủ tục hải quan.
Đặc thù của ngành điều là khối lượng hàng hoá xuất, nhập khẩu lớn, chế biến nhanh, nhưng mới đây, việc tăng thêm thủ tục khai báo và kiểm dịch thực vật của ngành hải quan đang gây khó cho các doanh nghiệp chế biến điều.
Lãng phí thời gian và tiền bạc
Là một trong những công ty có container điều đang kẹt cảng, ông Đỗ Tất Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Xuất khẩu và Sản xuất Nông sản Đa Kao cho biết, công ty có 100 container bị kẹt cảng, tương đương 200 ngàn tấn điều thô, có những lô về từ giữa tháng 7 đến nay vẫn nằm ngoài cảng.
Do chưa được khai báo hải quan, chưa lấy hàng ra nên chưa biết hãng tàu sẽ tính phí với công ty như thế nào. Vì theo quy định của họ nếu 1 container vượt quá 10 ngày lưu kho, lưu bãi sẽ bị phạt 1 triệu đồng/container/ngày.
Ngoài việc bị hãng tàu phạt tiền, công ty cũng không có nguyên liệu cho công nhân sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng. Nếu không giao hàng theo đúng hợp đồng khách hàng sẽ khiếu nại và bị phạt hợp đồng, rồi tiền lãi vay ngân hàng, trăm việc khó đang xảy ra với công ty.
Thông thường doanh nghiệp phải đăng ký kiểm dịch thực vật trước khi thông quan hàng hoá. Sau khi lấy mẫu, hải quan căn cứ vào hồ sơ kiểm hoá cũng như kiểm dịch thực vật của Việt Nam cho phép. Lúc đó hàng mới được thông quan.
Nhưng hiện nay khâu kiểm hoá để được phép đăng ký tờ khai hải quan vẫn chưa xong nên doanh nghiệp chưa biết làm gì. Nhà nước nói thủ tục ngày càng thông thoáng cho doanh nghiệp nhưng thực tế có vẻ khó hơn trước.
“Vinacas đã có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng nhưng chưa thấy chuyển biến gì khiến doanh nghiệp như ngồi trên lửa, vì ách tắc nguyên liệu là coi như chết. Vấn đề này xuất phát từ việc hải quan thực hiện Quyết định số 15/TTg về việc khai báo 17 mặt hàng nhạy cảm, trong đó có mặt hàng hạt điều. Chúng tôi thật sự không hiểu tại sao hạt điều lại nằm trong danh sách các mặt hàng nhạy cảm?”, ông Thắng bức xúc.
Thủ tục hải quan “trói” doanh nghiệp
Ông Tạ Quang Huyên, Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Sơn 1 cho biết, trước đây Công ty chỉ làm thủ tuc xuất, nhập ở Chi cục Hải quan Tp.HCM, do Công ty đặt cơ sở ở tỉnh Bình Phước bây giờ phải về Bình Phước đăng ký tờ khai hải quan.
Song, công văn ra nhanh quá doanh nghiệp không kịp trở tay và hải quan Bình Phước vẫn chưa có đủ người làm việc nên doanh nghiệp không kịp kéo hàng về và bị kẹt cảng. Nếu không thông quan được những lô hàng sắp về lại sẽ phải kẹt tiếp.
Trước mắt, hàng hoá bị kẹt nhưng về lâu dài nếu Nhà nước bắt buộc doanh nghiệp làm theo cách này sẽ gây lãng phí về thời gian, tổn thất thêm về tài chính và con người.
Nếu chậm giao hàng sẽ chậm nhận tiền của khách hàng, thậm chí bị khách hàng khiếu nại nếu bị thiệt hại lớn họ sẽ bắt doanh nghiệp bồi thường. Xảy ra câu chuyện này không chỉ lãng phí tiền của, thời gian của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp Việt với khách hàng quốc tế, làm giảm sức cạnh tranh và sự tăng trưởng của ngành điều.
“Tôi thật sự không biết tại sao có thay đổi này? Đây là hàng tạm nhập tái xuất nếu có đóng thuế cũng chỉ tạm thời rồi cũng hoàn trả cho doanh nghiệp, nên không phân bổ được nguồn thu, không mang lại lợi ích cho địa phương. Nhưng về lâu dài, cách làm này sẽ gây khó cho doanh nghiệp, trong khi thực hiện một cửa trở thành hai cửa”, ông Huyên bày tỏ.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vinacas cho biết, theo thông tin từ các doanh nghiệp hội viên Vinacas, từ cuối tháng 6/2017 đến nay, hàng trăm container điều thô và nhân điều xuất khẩu về đến cảng Tp.HCM bắt buộc phải lưu kho, lưu bãi chờ thông quan do vướng mắc các quy dịnh mới về khai báo hải quan.
Trước đây, doanh nghiệp chỉ phải làm thủ tục khai báo hải quan và kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu nơi hàng đến (một cửa) thông quan tại Tp.HCM. Thời gian và thủ tục nhanh chóng, nhưng nay bắt buộc phải khai báo với hải quan của tỉnh/thành phố, nơi doanh nghiệp đặt cơ sở sản xuất mới tiến hành lấy mẫu kiểm dịch.
Như vậy, lô hàng phải được vận chuyển đi các tỉnh/thành phố có liên quan để thông quan và có thể từ đấy kéo về Tp.HCM để kiểm dịch. Sau đó kéo trở về về cơ sở để nhập kho sản xuất, gây lãng phí thời gian và các chi phí liên quan cho doanh nghiệp.
Trước những bức xúc của doanh nghiệp điều, đại diện Chi cục Hải quan Tp.HCM cho biết, đơn vị đã và đang tập hợp các hồ sơ, chứng từ gửi về Tổng cục Hải quan Việt Nam, Bộ Tài chính để có hướng giải quyết tốt nhất, nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp doanh nghiệp nhanh chóng ổn định sản xuất, tránh tình trạng lưu kho kéo dài.
Theo Huyền Nguyễn - VNECONOMY
10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu xi măng và clanhke sang thị trường Trung Quốc tăng đột biến, gấp 47,3 lần về lượng và 56,7 lần về trị giá.
10 tháng đầu năm 2018, sản phẩm gốm sứ chủ yếu xuất sang các nước Đông Nam Á, chiếm 23,5% tỷ trọng với tốc độ tăng 19,31% so với cùng kỳ.
Là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu khá cao trong nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ đứng sau mặt hàng gỗ và sản phẩm, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 830 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2018, giảm 0,07% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2018 đạt 7,22 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó, riêng tháng 10/2018 tăng 18,2% so với tháng 9/2018 và cũng tăng 25,2% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 845,45 triệu USD.
Theo số liệu thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 10 năm 2018, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 194,82 tỷ USD, tăng 12,4%.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 10/2018 tăng 19,2% về lượng và tăng 19,9% về trị giá so với tháng 9/2018, đạt 182,28 nghìn tấn, trị giá 236,29 triệu USD; tăng 57,4% về lượng và tăng 32,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu rau quả ra thị trường nước ngoài 10 tháng đầu năm 2018 tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2017, ước đạt 7,24 tỷ USD; trong đó, riêng tháng 10/2018 đạt 879,16 triệu USD, tăng 13% so với tháng liền kề trước đó và cũng tăng 2,7% so với cùng tháng năm 2017.
Nếu như tháng 9/2018 xuất khẩu than các loại suy giảm cả lượng và trị giá, thì nay sang tháng 10 đã tăng mạnh trở lại, đặc biệt là về lượng tăng gấp 2,2 lần (tức tăng 122%) và trị giá tăng 84,1% so với tháng 9/2018 đạt 246,87 nghìn tấn, trị giá 30,34 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2018 có 52.769 ô tô nguyên chiếc nhập khẩu vào Việt Nam, giảm 31,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt kim ngạch trên 1,84 tỷ USD, giảm 30,3%.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ cao su trong tháng 10 của cả nước đạt 63 triệu USD, tăng 11,7% so với tháng 9/2018, nâng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 10 tháng 2018 lên 583,35 triệu USD, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự