Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2018 đạt 350 triệu USD, tăng 2,22% so với tháng trước đó và tăng 31,85% so với cùng tháng năm ngoái.

Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm 34% tổng giá trị NK tôm của Mỹ. Indonesia và Thái Lan lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 3 với thị phần lần lượt 20% và 10,3%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), năm 2017, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang thị trường Mỹ chỉ chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Điều này khiến Mỹ từ dẫn đầu trong số thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 4. Nguyên nhân do thuế chống bán phá giá trong POR11 tăng cao.
Bên cạnh đó, Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ để bù đắp sự sụt giảm ở các thị trường chính khác khiến thị phần tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ sụt giảm trong năm 2017.
Bước sang năm 2018, XK tôm sang Mỹ khởi sắc hơn khi kim ngạch tháng đầu tiên của năm tăng 12% so với cùng kỳ năm 2017. Hai tháng đầu năm 2018, XK tôm sang Mỹ đạt 75 triệu USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2017, đưa Mỹ vươn lên vị trí thứ 2 sau EU về nhập khẩu (NK) tôm từ Việt Nam.
Theo số liệu của Cơ quan Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), NK tôm của Mỹ năm 2017 tăng trưởng tốt cả về khối lượng và giá trị.
Bước sang năm 2018, NK tôm vào Mỹ vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong tháng 1/2018, NK tôm vào Mỹ đạt 61.716 tấn, trị giá 593,2 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 22% về giá trị.
Tại Mỹ, tiêu thụ trong nước khả quan, niềm tin người tiêu dùng cao và triển vọng kinh tế ở mức tích cực. Do vậy, nhu cầu NK và tiêu thụ tôm của Mỹ từ năm 2017 đến nay vẫn tốt.
Tôm thịt nguyên liệu đông lạnh là sản phẩm được NK nhiều nhất vào Mỹ. Kim ngạch và lượng NK mặt hàng này tăng lần lượt 35% và 37% so với cùng kỳ năm 2017.
Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm 34% tổng giá trị NK tôm của Mỹ. Indonesia và Thái Lan lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 3 với thị phần lần lượt 20% và 10,3%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ.
Trong 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, NK tôm từ Ấn Độ vào Mỹ tăng trưởng mạnh nhất với 49% và 53% lần lượt về khối lượng và giá trị. Duy nhất NK từ Thái Lan giảm 16% và 6% lần lượt về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Thị phần tôm Ấn Độ trên thị trường Mỹ từ đầu năm 2017 đến nay liên tục tăng.Năm 2017, Ấn Độ gặp khó khăn tại thị trường EU nên tập trung đẩy mạnh XK sang Mỹ do có nhiều lợi thế hơn về mức thuế chống bán phá giá so với Việt Nam và Thái Lan. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất tôm Ấn Độ thấp hơn Việt Nam mức giá cũng cạnh tranh hơn. Đây là yếu tố chính giúp nâng cao sức cạnh tranh của tôm Ấn Độ trên thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, mới đây Mỹ đã đệ đơn kiện Ấn Độ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) do các chương trình trợ cấp XK áp dụng cho các nước phát triển không còn được áp dụng với Ấn Độ. Mặc dù vậy, Ấn Độ vẫn đang được hưởng lợi từ các chương trình này.Các chương trình trợ cấp XK này ảnh hưởng xấu tới nông dân của Mỹ do tạo ra sân chơi không bình đẳng và họ sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn.
VASEP nhận định XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Ngày 8/3, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 – POR12 (từ 1/2/2016- 31//1/2017). Mức thuế lần này quá cao so với những lần công bố trước đó.VASEP và các doanh nghiệp cho rằng DOC đã có sự nhầm lẫn trong tính toán biên độ. Đồng thời, VASEP đang xem xét tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để khiếu kiện lên Tòa án Thương mại quốc tế Mỹ trong thời gian sớm nhất.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký dự luật ngân sách 2018 trị giá 1,3 nghìn tỷ. Theo một điều khoản trong dự luật này, Cục Nghề cá biển Quốc gia (NMFS) sẽ có 9 tháng để áp dụng Chương trình Giám sát Thủy sản NK (SIMP) tôm và bào ngư. Theo đó, tôm NK vào Mỹ sẽ phải tuân thủ các quy định mới về lưu trữ hồ sơ.
Như vậy, không chỉ phải chịu thuế chống bán phá giá cao, các doanh nghiệp XK tôm còn phải đối mặt với những chính sách nghiêm ngặt của Mỹ nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất trong nước.
Đức Quỳnh
Theo NDH.Vn
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2018 đạt 350 triệu USD, tăng 2,22% so với tháng trước đó và tăng 31,85% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép trong quý 1/2018 tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam tăng nhập từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) gấp gần 12 lần về lượng.
Trong 4 tháng đầu năm, ngành lâm nghiệp đạt giá trị xuất siêu trên 2 tỷ USD, chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành.
Hiệp hội Lương thực VN (VFA) vừa xác nhận thông tin trúng thầu cung cấp 130.000 tấn gạo cho Philippines sau kết quả công bố sáng cùng ngày của Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA).
Đây là hai thị trường dẫn đầu về nguồn cung thịt nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm tới 35,6% thị phần còn Ấn Độ là 20,8%.
Hàng nông sản, tiêu dùng Việt Nam có tiềm năng tiêu thụ rất lớn tại thị trường 1,3 tỉ dân của Trung Quốc.
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả hiện là thế mạnh của VN với tốc độ tăng trưởng quý 1/2018 đạt tới 35,6% so với cùng kỳ năm 2017, tương đương giá trị 950 triệu USD.
Nhập khẩu than đá trong năm 2017 đạt 14,5 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, một con số giật mình, trong khi xuất khẩu chỉ chưa đầy 300 triệu USD.
Hơn 1 tỷ đôi giày dép xuất khẩu trong năm 2017, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong nhóm 10 nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới.
Nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lại tiếp tục leo thang sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố thêm 1.300 mặt hàng Trung Quốc có thể bị đánh thuế.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự