Nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ thị trường Ấn Độ trong quý 1/2018 tuy chỉ đạt 33.935 tấn, tương đương 42,74 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng rất mạnh, với mức tăng tương ứng 168,5% và 153,6%.

Hàng nông sản, tiêu dùng Việt Nam có tiềm năng tiêu thụ rất lớn tại thị trường 1,3 tỉ dân của Trung Quốc.
Thông tin từ Hội thảo giới thiệu thông tin hội chợ nhập khẩu quốc tế Trung Quốc - CIIE 2018 diễn ra sáng nay (13/4) tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy 99% quả điều, 60% thịt cá, 50% cà phê, 40% gạo Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam. 2 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc nhập khẩu 1,3 tỉ USD hàng nông sản Việt Nam. Trong đó, nhập khẩu cá tăng 203%, quả điều tăng 508%.
Việt Nam cũng là nguồn nhập khẩu lớn của Trung Quốc về mặt hàng bông, thanh long, long nhãn, dưa hấu… Chính phủ 2 nước đang bàn bạc tính khả thi về việc mở cửa thị trường hơn nữa cho sản phẩm sữa, thịt và hoa quả Việt Nam.
Về hàng tiêu dùng, giày dép, dệt may, túi xách, đồ dùng trong nhà từ Việt Nam cũng đang được người Trung Quốc tin dùng. 2 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu giày dép Việt Nam sang Trung Quốc tăng 40%.
Ông Hồ Tỏa Cẩm, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cho biết, hàng Việt Nam có triển vọng và cơ hội rất lớn tại thị trường Trung Quốc. Trung Quốc rất coi trọng hợp tác kinh tế thương mại với Việt Nam. Việt Nam đang xếp trong tốp 10 đối tác thương mại của Trung Quốc và là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc tại Asean.
Năm 2017, tổng kim ngạch thương mại 2 bên lần đầu tiên vượt mốc 100 tỉ USD, đạt 121,3 tỉ USD, tăng 23,4% so với năm 2016. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu hơn 50,3 tỉ USD, tăng 35,4% và làm giảm 14% nhập siêu của Việt Nam. 2 tháng đầu năm nay, thương mại 2 bên tăng đột biến đến 57%, đạt 19,75 tỉ USD (Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam đạt 8,62 tỉ USD, tăng 106% so với cùng kỳ năm ngoái.)
Tại hội nghị thượng đỉnh APEC Đà Nẵng 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết trong 15 năm tới Trung Quốc sẽ nhập khẩu hàng hóa với giá trị hơn 24.000 tỉ USD. Cùng với tuyên bố này, Trung Quốc sẽ nới lỏng các điều kiện tiếp cận thị trường, tạo môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn hơn.
Theo Thanh Nhân/nld.com.vn
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ thị trường Ấn Độ trong quý 1/2018 tuy chỉ đạt 33.935 tấn, tương đương 42,74 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng rất mạnh, với mức tăng tương ứng 168,5% và 153,6%.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2018 đạt 350 triệu USD, tăng 2,22% so với tháng trước đó và tăng 31,85% so với cùng tháng năm ngoái.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép trong quý 1/2018 tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam tăng nhập từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) gấp gần 12 lần về lượng.
Trong 4 tháng đầu năm, ngành lâm nghiệp đạt giá trị xuất siêu trên 2 tỷ USD, chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành.
Hiệp hội Lương thực VN (VFA) vừa xác nhận thông tin trúng thầu cung cấp 130.000 tấn gạo cho Philippines sau kết quả công bố sáng cùng ngày của Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA).
Đây là hai thị trường dẫn đầu về nguồn cung thịt nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm tới 35,6% thị phần còn Ấn Độ là 20,8%.
Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm 34% tổng giá trị NK tôm của Mỹ. Indonesia và Thái Lan lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 3 với thị phần lần lượt 20% và 10,3%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ.
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả hiện là thế mạnh của VN với tốc độ tăng trưởng quý 1/2018 đạt tới 35,6% so với cùng kỳ năm 2017, tương đương giá trị 950 triệu USD.
Nhập khẩu than đá trong năm 2017 đạt 14,5 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, một con số giật mình, trong khi xuất khẩu chỉ chưa đầy 300 triệu USD.
Hơn 1 tỷ đôi giày dép xuất khẩu trong năm 2017, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong nhóm 10 nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự