Đây là hai thị trường dẫn đầu về nguồn cung thịt nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm tới 35,6% thị phần còn Ấn Độ là 20,8%.

Nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lại tiếp tục leo thang sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố thêm 1.300 mặt hàng Trung Quốc có thể bị đánh thuế.
Theo CNN ngày 4.4, Mỹ dự định đánh thuế 25% đối với 1.300 mặt hàng Trung Quốc có giá trị khoảng 50 tỉ USD. Mỹ nói đây sẽ là đòn trừng phạt vì Trung Quốc "trộm bí mật thương mại", bao gồm phần mềm, bằng sáng chế và các công nghệ khác của Mỹ.
Nhiều mặt hành trong diện "tầm ngắm" lần này thuộc ngành hàng không, công nghệ và máy móc. Các mặt hàng còn lại sẽ bao gồm trang thiết bị y tế, thuốc, sản phẩm giáo dục như sách chữ nổi dành cho người mù.
Đề xuất áp thuế mới chưa có hiệu lực ngay. Chính quyền Tổng thống Trump sẽ điều trần công khai với các doanh nghiệp vào ngày 15.5 trước khi đưa ra quyết định.
Trong một tuyên bố, Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ lên án và phản đối mạnh mẽ đối với danh sách đề xuất mà Mỹ đưa ra.
"Người Trung Quốc có câu: chỉ lịch sự khi trả đũa", tuyên bố nêu rõ. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cho biết dự định đưa vấn đề này ra Tổ chức Thương mại Thế giới và tiến hành "các biện pháp đáp trả với quy mô và sức mạnh tương đương nhằm với hàng hóa Mỹ".
Trước đó, vào ngày 2.4, Trung Quốc quyết định đánh thuế 15% và 25% với tổng cộng 128 mặt hàng nhập từ Mỹ có tổng giá trị lên tới 3 tỉ USD để đáp trả việc Mỹ áp thuế mới lên hàng hóa Trung Quốc.
Theo Thanhnien.vn
Đây là hai thị trường dẫn đầu về nguồn cung thịt nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm tới 35,6% thị phần còn Ấn Độ là 20,8%.
Hàng nông sản, tiêu dùng Việt Nam có tiềm năng tiêu thụ rất lớn tại thị trường 1,3 tỉ dân của Trung Quốc.
Ấn Độ là nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ, chiếm 34% tổng giá trị NK tôm của Mỹ. Indonesia và Thái Lan lần lượt giữ vị trí thứ 2 và 3 với thị phần lần lượt 20% và 10,3%. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4, chiếm 8% tổng giá trị NK tôm vào Mỹ.
Theo Bộ Công thương, xuất khẩu rau quả hiện là thế mạnh của VN với tốc độ tăng trưởng quý 1/2018 đạt tới 35,6% so với cùng kỳ năm 2017, tương đương giá trị 950 triệu USD.
Nhập khẩu than đá trong năm 2017 đạt 14,5 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, một con số giật mình, trong khi xuất khẩu chỉ chưa đầy 300 triệu USD.
Hơn 1 tỷ đôi giày dép xuất khẩu trong năm 2017, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong nhóm 10 nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới.
Nhiều tuần sau khi tổng thống Mỹ công bố áp thuế 25% với nhôm, thép nhập vào Mỹ, Trung Quốc công bố áp mức thuế tương tự với 128 mặt hàng của Mỹ.
Trung Quốc đang mua đến 85% tổng lượng quặng và khoáng sản xuất khẩu của VN, nhưng giá bán cho thị trường này chỉ bằng 60% giá xuất khẩu bình quân.
Than đá và quặng khoáng sản là 2 nhóm hàng tăng trưởng mạnh nhất trong các nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam. Than đá xuất nhiều nhất sang Nhật Bản, quặng khoáng sản xuất khẩu hầu hết sang thị trường Trung Quốc với giá rất rẻ, chỉ bằng hơn một nửa so với mức giá trung bình sang các thị trường khác.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 11 tháng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 7,6 tỉ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2016
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự