Số liệu thống kê 4 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng quặng và các loại khoáng sản xuất khẩu 4 tháng qua đạt 1,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn 65,5 triệu USD. Bình quân, giá quặng xuất khẩu đạt 988.000 đồng/tấn.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 4/2018 đạt 350 triệu USD, tăng 2,22% so với tháng trước đó và tăng 31,85% so với cùng tháng năm ngoái.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 4/2018 là Achentina, Mỹ, Brazil, Trung Quốc, Thái Lan,... Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này với 161 triệu USD, tăng 58,82% so với tháng trước đó và tăng 35,06% so với cùng tháng năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN &NL từ nước này trong 4 tháng đầu năm 2018 lên hơn 484 triệu USD, chiếm 38,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này, giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN &NL cho Việt Nam. Kế đến là thị trường Mỹ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 4/2018 đạt hơn 51 triệu USD, giảm 36,4% so với tháng 3/2018 nhưng tăng 89,22% so với cùng tháng năm trước đó. Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN &NL từ thị trường này đạt hơn 198 triệu USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 4/2018 là Brazil, với trị giá hơn 29 triệu USD, giảm 5,33% so với tháng trước đó nhưng tăng mạnh 931,1% so với cùng tháng năm trước đó, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2018 lên hơn 109 triệu USD, tăng mạnh 796,83% so với cùng kỳ năm trước đó.
Ngoài ba thị trường trên còn kể đến thị trường Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và UAE với kim ngạch đạt 76 triệu USD, 72 triệu USD, 37 triệu USD, 35 triệu USD, và 27 triệu USD theo thứ tự lần lượt.
Tính chung, trong 4 tháng đầu năm 2018 Việt Nam đã chi gần 1,3 tỉ USD nhập khẩu TĂCN & NL, tăng 7,19% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong 4 tháng đầu năm 2018, nhập khẩu TĂCN & NL của Việt Nam từ một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Brazil với 109 triệu USD, tăng 796,83% so với cùng kỳ, đứng thứ hai là Bỉ với 12 triệu USD, tăng 169,88% so với cùng kỳ, Mexico với hơn 1,8 triệu USD, tăng 82,6% so với cùng kỳ, sau cùng là Hàn Quốc với hơn 14 triệu USD, tăng 46,92% so với cùng kỳ.
Kim ngạch nhập khẩu TĂCN &NL từ Achentina trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt mức cao nhất, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN &NL tiềm năng của Việt Nam.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu TĂCN & NL 4 tháng đầu năm 2018
ĐVT: nghìn USD
Thị trường | 4T/2017 | T4/2018 | +/- So với T3/2018 (%) | 4T/2018 | +/- So với 4T/2017 (%) |
Tổng KN | 1.185.675 | 350.450 | 2,2 | 1.270.957 | 7,2 |
Achentina | 529.822 | 161.801 | 58,8 | 484.252 | -8,6 |
Ấn Độ | 59.710 | 8.635 | -42 | 76.738 | 28,5 |
Anh | 826 | 200 | 25,2 | 545 | -34 |
Áo | 35.063 | 369 | -44,6 | 2.166 | -93,8 |
Bỉ | 4.704 | 2.712 | -24,2 | 12.697 | 169,9 |
Brazil | 12.176 | 29.175 | -5,3 | 109.206 | 796,8 |
UAE | 31.227 | 5.102 | -46 | 27.432 | -12,2 |
Canada | 9.511 | 949 | -67,4 | 7.671 | -19,4 |
Chilê | 2.824 | 1.509 | 496,5 | 2.397 | -15,1 |
Đài Loan | 18.225 | 6.994 | -17,2 | 24.218 | 32,9 |
Đức | 2.390 | 625 | -23,2 | 3.422 | 43,2 |
Hà Lan | 8.965 | 744 | -53,3 | 5.309 | -40,8 |
Hàn Quốc | 9.752 | 4.036 | -13,5 | 14.328 | 46,9 |
Mỹ | 154.053 | 51.592 | -36,4 | 198.110 | 28,6 |
Indonesia | 39.348 | 6.776 | -10,8 | 35.073 | -10,9 |
Italia | 32.261 | 4.339 | 17,7 | 15.896 | -50,7 |
Malaysia | 10.262 | 2.335 | -13,8 | 10.420 | 1,5 |
Mexico | 1.021 | 492 | 37,5 | 1.864 | 82,6 |
Nhật Bản | 2.047 | 363 | 23,7 | 878 | -57,1 |
Australia | 6.517 | 1.110 | 55,3 | 4.117 | -36,8 |
Pháp | 9.260 | 2.060 | -34,8 | 9.869 | 6,6 |
Philippin | 7.411 | 1.191 | -44 | 6.115 | -17,5 |
Singapore | 5.381 | 1.115 | -36,7 | 5.393 | 0,2 |
Tây Ban Nha | 4.893 | 936 | 118 | 2.329 | -52,4 |
Thái Lan | 26.126 | 10.810 | -22,0 | 37.217 | 42,5 |
Trung Quốc | 50.235 | 18.979 | 14,1 | 72.401 | 44,1 |
(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)
Ngoài ra nguồn nguyên liệu sản xuất TĂCN còn bao gồm các loại: lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật.
Thống kê sơ bộ của TCHQ về các nguyên liệu sản xuất TĂCN trong 4 tháng đầu năm 2018
Mặt hàng | 4T/2017 | 4T/2018 | So với cùng kỳ | |||
Lượng (1000 tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng (1000 tấn) | Trị giá (nghìn USD) | Lượng (%) | Trị giá (%) | |
Lúa mì | 1.749 | 355.693 | 1.726 | 404.975 | -1,3 | 13.9 |
Ngô | 2.272 | 463.437 | 3.049 | 596.968 | 34,2 | 28,8 |
Đậu tương | 609 | 270.055 | 562 | 242.341 | -7,8 | -10,3 |
Dầu mỡ động thực vật |
| 233.152 |
| 232.967 |
| -0,1 |
(Nguồn: Vinanet tổng hợp số liệu thống kê của TCHQ)
Lúa mì:Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 4/2018 đạt 533 nghìn tấn với kim ngạch đạt 119 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 4 tháng đầu năm 2018 lên hơn 1,7 triệu tấn, với trị giá 404 triệu USD, giảm 1,28% về khối lượng nhưng tăng 13,86% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong 4 tháng đầu năm 2018 là Nga, chiếm 43%; tiếp đến là Australia chiếm 31%, thị trường Canada chiếm 9%, thị trường Mỹ chiếm 6% và thị trường Brazil chiếm 4% trong tổng giá trị nhập khẩu lúa mỳ. Chỉ một số thị trường nhập khẩu lúa mì tăng mạnh cả về khối lượng và trị giá so với năm 2017 là Mỹ và Nga. Trong 4 tháng đầu năm 2018, thị trường Nga và Mỹ tăng mạnh về lượng tương ứng là hơn 13 lần và 26 lần, về trị giá tăng hơn 14 lần, gần 25 lần theo thứ tự lần lượt. Thị trường có lượng và trị giá nhập khẩu giảm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2017 là Canada.
Đậu tương:Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 4/2018 đạt 171 nghìn tấn với giá trị hơn 75 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương trong 4 tháng đầu năm 2018 lên hơn 562 nghìn tấn và 242 triệu USD, giảm 7,79% về khối lượng và giảm 10,26% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Ngô:Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 4/2018 đạt 1,1 triệu tấn với trị giá đạt 225 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2018 đạt 3 triệu tấn và 596 triệu USD, tăng 34,21% về khối lượng và tăng 28,81% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Achentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính trong 4 tháng đầu năm 2018, chiếm lần lượt là 69,2% và 15,8% tổng giá trị nhập khẩu. Đặc biệt, trong 4 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu ngô của thị trường Thái Lan giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Vũ Lanh
Theo Vinanet.vn
Số liệu thống kê 4 tháng đầu năm 2018 của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng quặng và các loại khoáng sản xuất khẩu 4 tháng qua đạt 1,5 triệu tấn, giá trị xuất khẩu đạt hơn 65,5 triệu USD. Bình quân, giá quặng xuất khẩu đạt 988.000 đồng/tấn.
Trung Quốc - thị trường lớn nhất cung cấp vải may mặc cho Việt Nam, chiếm 52% trong tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này của cả nước.
Xuất khẩu xi măng tăng trưởng ở phần lớn các thị trường; Trong đó, Đài Loan tăng mạnh nhất 114% về lượng và tăng 120% về kim ngạch so với cùng kỳ.
-Kết thúc quý 1/2018, kim ngạch nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện tăng so với cùng kỳ 2017 trong đó xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc chiếm 76% tổng kim ngạch, trong đó Thái Lan chiếm 54,8%.
Quý 1/2018, xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường tăng về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Trong đó, xuất sang Italia tăng đột biến gấp hơn 15 lần.
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa từ thị trường Ấn Độ trong quý 1/2018 tuy chỉ đạt 33.935 tấn, tương đương 42,74 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì tăng rất mạnh, với mức tăng tương ứng 168,5% và 153,6%.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép trong quý 1/2018 tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam tăng nhập từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc) gấp gần 12 lần về lượng.
Trong 4 tháng đầu năm, ngành lâm nghiệp đạt giá trị xuất siêu trên 2 tỷ USD, chiếm gần 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản toàn ngành.
Hiệp hội Lương thực VN (VFA) vừa xác nhận thông tin trúng thầu cung cấp 130.000 tấn gạo cho Philippines sau kết quả công bố sáng cùng ngày của Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA).
Đây là hai thị trường dẫn đầu về nguồn cung thịt nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó Mỹ chiếm tới 35,6% thị phần còn Ấn Độ là 20,8%.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự