Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, năm 2018 kim ngạch thương mại Việt Nam - Thụy Điển đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2017 (1,3 tỷ USD).

Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Campuchia đạt 5,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 34,98% đạt 3,74 tỷ USD và nhập khẩu 963 triệu USD, giảm 6,46%. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu trên 2 tỷ USD…
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam – Campuchia phát triển nhanh chóng những năm gần đây. Hiện Việt Nam có 210 dự án đầu tư ở Campuchia với tổng vốn đăng ký hơn 3 tỷ USD, đứng trong tốp 5 nước có đầu tư lớn nhất ở Campuchia, tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp, ngân hàng, viễn thông - công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp, chế biến - chế tạo, kinh doanh thương mại, y tế...
Năm 2018, Việt Nam có 8 dự án được cấp mới và 4 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng số vốn đăng ký cấp mới và điều chỉnh là 33,8 triệu USD. Campuchia có 19 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng vốn là 63,42 triệu USD, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, kinh doanh thương mại.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 4,68 tỷ USD năm 2018, tăng hơn 23,76% so với năm 2017. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 3,74 tỷ USD, tăng 34,98%; nhập khẩu đạt khoảng 963 triệu USD, giảm 6,46% so với năm 2017. Kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước kỳ vọng sớm đạt và vượt mục tiêu 5 tỷ USD trước năm 2020. Việt Nam là nước có du khách đến Campuchia lớn thứ hai, tháng 10/2018 đã có khoảng 500.000 lượt khách du lịch Việt Nam thăm Campuchia. Ở chiều ngược lại, năm 2017 khách Campuchia đến Việt Nam đạt 222.000 lượt.
Hai bên cũng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dạy nghề thông qua việc tổ chức các hoạt động phát triển nguồn nhân lực.
Về hợp tác về nông - lâm - ngư nghiệp, hai bên đã tập trung hợp tác tốt trong một số ngành trọng yếu như hợp tác phát triển lương thực, trồng cây công nghiệp, quy hoạch và bảo vệ rừng, nuôi trồng thủy hải sản, kiểm dịch động thực vật…
Hai bên đã hợp tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các tuyến đường hàng không, giao thông đường thủy, phối hợp nâng cấp và xây dựng một số tuyến giao thông bộ nối liền hai nước, tạo thuận lợi cho việc xuất - nhập cảnh hàng hóa, giao lưu qua lại giữa hai bên.
Hai nước đã ký Bản ghi nhớ về Chiến lược hợp tác giao thông vận tải 2018-2025, tầm nhìn đến 2030, nhằm thiết thực góp phần thúc đẩy trao đổi thương mại và kết nối hai nền kinh tế.
Việt Nam và Campuchia đang tích cực triển khai dự án kết nối hệ thống điện giữa hai nước; đồng thời duy trì hợp tác nghiên cứu thăm dò, khai thác khoáng sản.
Sang năm 2019 cụ thể là tháng đầu năm Việt Nam xuất sang Campuchia đạt kim ngạch 377,75 triệu USD, tăng 8,72% so với tháng 12/2018 và tăng 21,57% so với tháng 1/2018.
Sắt thép tiếp tục là mặt hàng chủ lực xuất sang thị trường Campuchia, chiếm 25,1% tỷ trọng, tương ứng 95,13 triệu USD, đạt 160,7 nghìn tấn, tăng 56,48% về lượng và 47,69% trị giá so với tháng 1/2018, giá xuất bình quân 591,73 USD/tấn, giảm 5,62%. Đứng thứ hai là hàng dệt may,đạt 55,89 triệu USD, tăng 46,59%; xăng dầu tăng 53,26% về lượng và 42,64% trị giá, giá xuất bình quân 563,46 USD/tấn, giảm 6,93%....
Đáng chú ý, trong tháng đầu năm nay, Campuchia tăng mạnh nhập khẩu nhóm hàng chất dẻo nguyên liệu, tuy chỉ đạt 1,5 nghìn ấn, trị giá 1,9 triệu USD, nhưng tăng gấp 2,2 lần cả về lượng và trị giá, nhưng giá xuất bình quân giảm 1,76% xuống chỉ còn 1250,7 USD/tấn. Ngoài ra, Campuchia cũng tăng mạnh nhập khẩu giấy và sản phẩm từ giấy, hóa chất, sản phẩm hóa chất với kim ngạch tăng lần lượt 79,57%; 49,73% và 35,37%....
Ở chiều ngược lại, Campuchia giảm mạnh nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam, giảm 99,25% tương ứng với 43,9 nghìn USD. Bên cạnh đó thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh cũng giảm mạnh, 83,91% với 28 nghìn USD; sản phẩm gốm sứ giảm 47,73% chỉ với trên 1 nghìn USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia tháng 1/2019
Mặt hàng | T1/2019 | +/- so với T1/2018 (%) | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 377.759.579 |
| 21,57 |
Sắt thép các loại | 160.775 | 95.135.110 | 56,48 | 47,69 |
Hàng dệt, may |
| 55.897.099 |
| 46,59 |
Xăng dầu các loại | 85.845 | 48.370.337 | 53,26 | 42,64 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 26.869.114 |
| 37,32 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 13.662.747 |
| 30,40 |
Hàng thủy sản |
| 1.746.380 |
| -20,64 |
Hàng rau quả |
| 167.234 |
| 26,35 |
Cà phê | 92 | 295.48 | 22,67 | -15,36 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 5.631.938 |
| 46,28 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 9.826.401 |
| 23,28 |
Clanhke và xi măng | 33.13 | 1.754.054 | 4,85 | 8,93 |
Hóa chất |
| 2.308.248 |
| 49,73 |
Sản phẩm hóa chất |
| 7.605.892 |
| 35,37 |
Phân bón các loại | 17.224 | 6.289.506 | -34,50 | -29,40 |
Chất dẻo nguyên liệu | 1.53 | 1.913.575 | 122,71 | 118,79 |
Sản phẩm từ cao su |
| 542.746 |
| 4,30 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 596.423 |
| -37,06 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
| 8.928.257 |
| 79,57 |
Xơ, sợi dệt các loại | 966 | 2.987.580 | -13,60 | -1,15 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 1.008.178 |
| -47,73 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
| 28.064 |
| -83,91 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 9.028.162 |
| 14,32 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 8.335.748 |
| 59,70 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 43.925 |
| -99,25 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 9.316.500 |
| -11,63 |
Dây điện và dây cáp điện |
| 2.862.508 |
| 25,45 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 5.879.239 |
| 45,31 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ |
| 583.194 |
| -25,26 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Qua những thông tin, số liệu trên cho thấy, trong những năm qua, quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia ngày càng phát triển sâu rộng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước. Thời gian tới hai nước có những biện pháp lớn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương tiếp tục phát triển trong giai đoạn mới.
Nguồn: VITIC tổng hợp
THeo Vinanet.vn
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, năm 2018 kim ngạch thương mại Việt Nam - Thụy Điển đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2017 (1,3 tỷ USD).
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn trong tháng đầu năm 2019 đều sụt giảm cả lượng và trị giá so với tháng cuối năm 2018. Ước tính tháng 2/2019 vẫn tiếp tục đà sụt giảm. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019 giảm so với cùng kỳ 2018.
Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Liên minh châu Âu nói riêng và khu vực châu Âu nói chung. Trong tháng 1/2019, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 609,3 triệu USD, tăng 16,45% so với tháng 12/2018 và tăng 5,34% so với cùng tháng năm 2018.
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2019, cả nước nhập khẩu 11.685 chiếc ô tô, trị giá gần 273,83 triệu USD, giảm 17,8% về số lượng và giảm 10,6% về kim ngạch so với tháng 12/2018 nhưng so với cùng tháng năm 2018 thì tăng đột biến gấp 34,3 lần về số lượng và gấp 12,7 lần về kim ngạch.
Xuất khẩu cao su tháng đầu năm 2019 giảm cả lượng và trị giá. Ước tính sang tháng 2/2019 tiếp tục xu hướng giảm so với tháng 1/2019, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước.
Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam khi cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc chưa kết thúc. Hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại vào Việt Nam trong tháng 1/2019 tăng 1% so với tháng liền kề trước đó nhưng giảm 9,6% so với cùng tháng năm 2018, đạt 156,33 triệu USD.
Việt Nam là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Canada kể từ năm 2015, trong đó Việt Nam ghi nhận xuất siêu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2019 xuất khẩu nhóm hàng thủy sản của Việt Nam ra thị trường nước ngoài giảm 3,5% so với tháng 12/2018 nhưng tăng 10,7% so với cùng tháng năm 2018, đạt gần 741,14 tỷ USD.
Việt Nam và Myanmar đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm qua và không ngừng phát triển. Myanmar là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, với nguồn tài nguyên phong phú và diện tích lớn thứ hai trong ASEAN. Những năm gần đây quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng khả quan.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự