Đây là thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm của Việt Nam trong năm 2018, chiếm 62,7% tổng kim ngạch, tăng 34,74% so với năm 2017.

Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn trong tháng đầu năm 2019 đều sụt giảm cả lượng và trị giá so với tháng cuối năm 2018. Ước tính tháng 2/2019 vẫn tiếp tục đà sụt giảm. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019 giảm so với cùng kỳ 2018.
Số liệu thống kê từ TCHQ, tháng 01/2019 xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 274,18 nghìn tấn, trị giá 99,64 triệu USD, tăng 35,5% về lượng và tăng 27,8% về trị giá so với tháng 12/2018; nhưng giảm 31,5% về lượng và giảm 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu bình quân tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2018 lên 363,4 USD/tấn.
Trong đó, lượng sắn xuất khẩu 66,4 nghìn tấn, trị giá 10,4 triệu USD, giảm 63,2% về lượng và 68,7% trị giá. Giá xuất bình quân 156,63 USD/tấn, tăng 23,8% so với tháng 1/2018, nếu so với tháng 12/2018 thì tăng gấp 2 lần về lượng (tức tăng 104%) và gấp 2,5 lần trị giá (tức tăng 152,6%). Giá xuất khẩu bình quân tăng 23%.
Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn chủ yếu, chiếm 92,7% tổng lượng xuất khẩu, đạt 254,26 nghìn tấn, trị giá 90,92 triệu USD, tăng 34,5% về lượng và tăng 25,7% về trị giá so với tháng 12/2018, nhưng giảm 31,9% về lượng và giảm 18,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018; Giá xuất khẩu bình quân tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2018, lên mức 357,6 USD/tấn.
Đứng thứ hai là thị trường Philippines, mặc dù so với tháng 1/2018 chỉ tăng 7,7% về lượng và 23,2% về trị giá, giá xuất bình quân tăng 14,4% đạt lần lượt 6,18 nghìn tấn, trị giá 2,6 triệu USD, giá bình quân 420,9 USD/tấn.
Kế đến là thị trường Malaysia, tăng 34,35% về lượng và 24,54% trị giá so với tháng 12/2018, giá xuất bình quân 434,1 USD/tấn giảm 7,3%. Tuy nhiên so với cùng kỳ năm 2018 thì suy giảm 9,58% về lượng và 4,26% trị giá, nhưng giá bình quân tăng 5,88%.
Nhìn chung, tháng đầu năm nay, lượng sắn xuất khẩu sang các thị trường hầu hết đều sụt giảm, trong đó xuất sang thị trường Nhật Bản giảm nhiều nhất 92,66%, đây cũng là thị trường có giá xuất bình quân cao nhất 2639,13 USD, tăng gấp 4,9 lần (tức tăng 387,61%).
Là thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng sắn của Việt Nam, nhưng xuất sang Trung Quốc trong năm 2019 được sẽ báo sẽ tiếp tục khó khăn do Trung Quốc tăng cường kiểm tra, điều chỉnh chính sách và áp dụng nghiêm ngặt các quy định về nhãn mác bao bì, thông tin sản phẩm tinh bột sắn Việt Nam nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, các nhà máy quy mô nhỏ, hộ gia đình phải thực hiện nghiêm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; Người dân và các doanh nghiệp phải thay đổi phương thức sản xuất, quản lý, tăng cường khâu chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng.
Thị trường xuất khẩu sắn và sản phẩm tháng 1/2019
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo ước tính của Cục XNK (Bộ Công Thương), tháng 2/2019 xuất khẩu sắn và sản phẩm đạt khoảng 150 nghìn tấn, trị giá 60 triệu USD, giảm 45,3% về lượng và 39,8% trị giá so với tháng 1/2019, và giảm 12,8% về lượng nhưng tăng 14% trị giá so với tháng 2/2018. Lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 424 nghìn tấn, trị giá 160 triệu USD, giảm 25,9% về lượng và 8,8% trị giá so với cùng kỳ.
Theo đó, riêng mặt hàng sắn ước đạt 12 nghìn tấn, trị giá 2 triệu USD trong tháng 2/2019, giảm 82,3% về lượng và giảm 76,8% trị giá so với tháng 1/2019; nếu so với tháng 2/2018 lượng và trị giá đồng loạt giảm 87,3%. Lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 78 nghìn tấn sắn, trị giá 13 triệu USD, giảm 71,4% về lượng và 75,5% trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Theo Vinanet.vn
Đây là thị trường xuất khẩu chủ lực mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm của Việt Nam trong năm 2018, chiếm 62,7% tổng kim ngạch, tăng 34,74% so với năm 2017.
Giá nhập khẩu sắt thép tháng 1/2019 đạt trung bình 695,1 USD/tấn, giảm 2,5% so với tháng 12/2018 và giảm 0,07% so với tháng 1/2018.
Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Hong Kong hiện đang ở trong giai đoạn cuối cùng.
Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo năm 2019, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc càng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn.
Xuất khẩu giày dép sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với năm 2017, trong đó, tăng mạnh ở thị trường Bồ Đào Nha.
Là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu đứng thứ hai trong nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, chỉ đứng gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh đã đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 995 triệu USD trong năm 2018, giảm 3,3% so với năm 2017.
Tuy không phải là thị trường chủ lực xuất khẩu mặt hàng chất dẻo nguyên liệu, nhưng năm 2018 xuất sang Bờ Biển Ngà tăng đột biến, gấp 11 lần về lượng (tức tăng 987,88%) và gấp 7,9 lần về trị giá (tức tăng 692,75%), tuy chỉ đạt 359 tấn, trị giá 355,42 nghìn USD.
Ngành đồ gỗ và nội thất Việt Nam hiện nay đang đứng số 1 Đông Nam Á, số 2 Châu Á và đứng thứ 5 thế giới về giá trị xuất khẩu. Theo thứ trưởng Bộ Công Thương - Trần Quốc Khánh, mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ và nội thất của Việt Bam đến năm 2025 là 20 tỷ USD và chiếm khoảng 10% thị phần.
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2018, giá trị xuất khẩu mặt hàng xi măng và clinker chạm mức 1,2 tỷ USD, tương ứng với mức tăng trưởng 76% so với năm 2017.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch trong các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam, chiếm 17,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự