Năm 2018 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Chi Lê đạt 1,09 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2017. Việt Nam xuất siêu sang Chi Lê 475,1 triệu USD, giảm 33,7%.

Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 1/2019, cả nước nhập khẩu 11.685 chiếc ô tô, trị giá gần 273,83 triệu USD, giảm 17,8% về số lượng và giảm 10,6% về kim ngạch so với tháng 12/2018 nhưng so với cùng tháng năm 2018 thì tăng đột biến gấp 34,3 lần về số lượng và gấp 12,7 lần về kim ngạch.
Trong tháng đầu năm nay, ô tô xuất xứ từ thị trường Thái Lan nhập khẩu về Việt Nam dẫn đầu về số lượng, với 7.345 chiếc, tương đương 153,86 triệu USD, chiếm 63% trong tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước và chiếm 56,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu; so với tháng 12/2018 giảm 8,2% về số lượng và giảm 0,2% về kim ngạch, nhưng so với tháng đầu năm 2018 thì tăng rất mạnh gấp 204 lần về số lượng và gấp 127,5 lần về kim ngạch. Giá ô tô nhập khẩu từ thị trường Thái Lan tăng 8,8% so với tháng 12/2018 nhưng giảm 37,5% so với cùng kỳ, đạt trung bình 20.948 USD/chiếc.
Ô tô xuất xứ từ Indonesia đứng thứ 2 về số lượng, với 2.761 chiếc, tương đương 39,3 triệu USD, chiếm 23,7% trong tổng lượng ô tô nhập khẩu của cả nước và chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu; giảm 35% về lượng và giảm 30,9% về kim ngạch so với tháng cuối năm 2018. Ô tô nhập khẩu từ thị trường này hầu hết là loại giá rẻ, với mức trung bình 14.233 USD/chiếc, tăng 6,4% so với tháng 12/2018.
Nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc đứng thứ 3 về số lượng với 397 chiếc, trị giá 15,94 triệu USD, chiếm trên 3,4% trong tổng lượng và chiếm 5,8% tổng trị giá nhập khẩu ô tô về Việt Nam; tăng 510,8% về số lượng và tăng 681,3% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Giá ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc lại tăng mạnh 27,9% so với cùng kỳ, đạt trung bình 40.145 USD/chiếc.
Ô tô nhập khẩu từ Nhật cũng tăng rất mạnh gấp 34,8 lần về số lượng và tăng 7 lần về trị giá so với cùng kỳ, với 383 chiếc, trị giá 15,64 triệu USD, chiếm trên 3,3% trong tổng lượng và chiếm 5,7% tổng trị giá.
Theo thống kê, lượng xe nhập khẩu trong tháng 1 chủ yếu là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống với 7.862 chiếc, chiếm tỷ trọng hơn 67%; ô tô tải với 3.452 chiếc, chiếm tỷ trọng 30%; còn lại là ô tô trên 9 chỗ ngồi và xe chuyên dụng.
Dù chưa có thống kê cụ thể của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), song số liệu từ một số nhà sản xuất, lắp ráp vừa công bố cho thấy sức tiêu thụ ô tô rất tốt từ đầu năm. Chẳng hạn, Hyundai Thành Công Việt Nam cho biết, tổng doanh số tháng 1 đạt 6.807 xe, tăng trưởng 11% so với tháng 12/2018. Trong tháng 1, doanh số Accent có sự sụt giảm nhẹ, tuy nhiên vẫn giữ vũng vị trí đầu bảng với 1.695 xe bán ra. Grand i10 đứng thứ 2 với 1,680 xe, tăng 17% so với tháng trước.
Đặc biệt, mẫu xe SantaFe vừa ra mắt ngày 9/1/2019, đã nhanh chóng tạo nên sức hút trên thị trường, với 836 xe đến tay khách hàng.Elantra cũng chứng kiến sự tăng trưởng đột biến, tăng 42.8% so với tháng trước đó, đạt 797 xe trong tháng 1/2019.
Sự phục hồi của thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2019 còn được hỗ trợ từ nhu cầu tiêu dùng ôtô trên thị trường đang tăng mạnh.
Giới chuyên môn dự báo, năm 2019 và những năm tiếp theo, thị trường ôtô Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh.
Năm 2019, ôtô nhập khẩu nguyên chiếc có xuất xứ từ các nước nội khối kỳ vọng tiếp tục được hưởng lợi từ Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Sau khi loại bỏ thuế nhập khẩu, mức giá của ôtô đến từ các quốc gia này dao động trong khoảng 300 - 500 triệu đồng, phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam.
Bên cạnh mức giá "mềm", người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn hơn với các dòng xe từ Indonesia và Thái Lan. Do đó, doanh số của các dòng xe bình dân và trung cấp vào năm 2019 được kỳ vọng sẽ tăng mạnh ở mức 20% so với cùng kỳ năm trước.
Không chỉ vậy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) nhiều khả năng sẽ có hiệu lực vào giữa năm 2019. Điều này hứa hẹn sẽ mang lại tín hiệu tốt cho dòng xe hơi cao cấp. Bởi theo thỏa thuận, thuế nhập khẩu đối với ôtô có xuất xứ từ châu Âu sẽ được cắt giảm dần từ mức 70% về 0% trong vòng 10 năm tới. Sự cắt giảm này hứa hẹn kích thích sức mua đối với ôtô hạng sang trong dài hạn.
Nhập khẩu ô tô vào Việt Nam tháng 1/2019
Thị trường | T1/2019 | +/- so với T12/2018 | +/- so với T1/2018 | |||
Lượng (chiếc) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 11.658 | 273.829.963 | -17,76 | -10,56 | 3.328,82 | 1.169,30 |
Thái Lan | 7.345 | 153.864.593 | -8,24 | -0,19 | 20.302,78 | 12.649,89 |
Indonesia | 2.761 | 39.298.676 | -35,08 | -30,91 |
|
|
Trung Quốc | 397 | 15.937.521 | 62,7 | 58,65 | 510,77 | 681,27 |
Nhật Bản | 383 | 15.637.905 | -21,84 | -21,79 | 3.381,82 | 697,34 |
EU | 315 | 20.654.386 | -49,52 | -8,87 | 3.050,00 | 1.957,86 |
Đức | 297 | 19.715.178 | -24,62 | 73,71 | 9.800,00 | 20.820,85 |
Hoa Kỳ | 210 | 9.299.558 | 35,48 | 63,81 | 400 | 292,7 |
Nga | 55 | 6.644.239 |
|
| -65,41 | -45,11 |
Hàn Quốc | 47 | 3.062.148 | -76,62 | -89 | 235,71 | 803,61 |
Ấn Độ | 33 | 2.532.577 | 230 | 384,92 |
|
|
Anh | 13 | 671.030 | -94,22 | -93,78 | 225 | 83,57 |
Canada | 5 | 2.275.110 | 150 | 2.294,85 |
|
|
Pháp | 5 | 268.178 | 0 | -49,89 | 66,67 | -50,69 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Năm 2018 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Chi Lê đạt 1,09 tỷ USD, giảm 15% so với năm 2017. Việt Nam xuất siêu sang Chi Lê 475,1 triệu USD, giảm 33,7%.
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu gỗ và lâm sản; đồng thời cũng đứng thứ 2 Châu Á và thứ nhất Đông Nam Á. Thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản ngày càng được mở rộng, đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu là đồ gỗ nội thất chất lượng cao, sản phẩm đồ gỗ ngoại thất.
Là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngay tháng đầu năm 2019 đã có những tín hiệu khởi sắc, khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt trên 5 tỷ USD, tăng trên 42% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển, năm 2018 kim ngạch thương mại Việt Nam - Thụy Điển đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2017 (1,3 tỷ USD).
Xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn trong tháng đầu năm 2019 đều sụt giảm cả lượng và trị giá so với tháng cuối năm 2018. Ước tính tháng 2/2019 vẫn tiếp tục đà sụt giảm. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2019 giảm so với cùng kỳ 2018.
Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở Liên minh châu Âu nói riêng và khu vực châu Âu nói chung. Trong tháng 1/2019, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Đức đạt 609,3 triệu USD, tăng 16,45% so với tháng 12/2018 và tăng 5,34% so với cùng tháng năm 2018.
Xuất khẩu cao su tháng đầu năm 2019 giảm cả lượng và trị giá. Ước tính sang tháng 2/2019 tiếp tục xu hướng giảm so với tháng 1/2019, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ năm trước.
Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam khi cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc chưa kết thúc. Hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Campuchia đạt 5,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 34,98% đạt 3,74 tỷ USD và nhập khẩu 963 triệu USD, giảm 6,46%. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu trên 2 tỷ USD…
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại vào Việt Nam trong tháng 1/2019 tăng 1% so với tháng liền kề trước đó nhưng giảm 9,6% so với cùng tháng năm 2018, đạt 156,33 triệu USD.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự