Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam khi cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc chưa kết thúc. Hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại vào Việt Nam trong tháng 1/2019 tăng 1% so với tháng liền kề trước đó nhưng giảm 9,6% so với cùng tháng năm 2018, đạt 156,33 triệu USD.
Thủy sản nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất có xuất xứ từ NaUy, Ấn Độ; Trung Quốc, Indoneisa, Nga; trong đó nhập khẩu từ Na Uy trị giá 19,87 triệu USD, chiếm 12,7% trong tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 1,8% so với tháng 12/2018 và tăng 4,2% so với tháng 1/2018. Nhập khẩu từ Ấn Độ 17,76 triệu USD, chiếm 11,4%, giảm mức tương ứng 22,8% và 59,3%. Nhập khẩu từ Trung Quốc 15,25 triệu USD, chiếm 9,8%, tăng tương ứng 7,7% và 31,6%. Nhập khẩu từ Indonesia 13,94 triệu USD, chiếm 8,9%, tăng tương ứng 36,3% và 25,3%. Nhập khẩu từ thị trường Nga 10,04 triệu USD, chiếm 6,4%, giảm 3,4% so với tháng 12/2018 nhưng tăng 29,7% so với tháng 1/2018.
Nhìn chung, trong tháng đầu năm nay, nhập khẩu thủy sản từ đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng tháng năm 2018; trong đó, tăng mạnh từ các thị trường như: Myanmar tăng 192,9%, đạt 0,51 triệu USD; Singapore tăng 77%, đạt 0,96 triệu USD; Mỹ tăng 63,8%, đạt 7,8 triệu USD; Anh tăng 58,6%, đạt 3,07 triệu USD và Malaysia tăng 56,6%, đạt 0,71 triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu sụt giảm rất mạnh ở các thị trường sau: Philippines giảm 71%, đạt 0,28 triệu USD; Chile giảm 69,5%, đạt 3,77 triệu USD; Ba Lan giảm 41,7%, đạt 0,56 triệu USD.
Nhập khẩu thủy sản tháng 1 năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường | T1/2019 | +/- so với T12/2018(%)* | +/- so với T1/2018(%)* |
Tổng kim ngạch NK | 156.329.324 | 0,99 | -9,64 |
Na Uy | 19.872.964 | 1,76 | 4,15 |
Ấn Độ | 17.764.469 | -22,76 | -59,34 |
Trung Quốc đại lục | 15.250.894 | 7,7 | 31,6 |
Indonesia | 13.936.902 | 36,34 | 25,28 |
Nga | 10.042.661 | -3,44 | 29,71 |
Đài Loan(TQ) | 9.599.795 | 17,51 | -1,71 |
Nhật Bản | 9.321.563 | -4,08 | -4,47 |
Mỹ | 7.804.693 | -7,32 | 63,84 |
Hàn Quốc | 7.062.728 | 63,01 | 44,92 |
EU | 5.595.625 | 49,91 | 1,44 |
Chile | 3.770.770 | -33,96 | -69,48 |
Anh | 3.071.898 | 94,29 | 58,62 |
Canada | 2.852.761 | 93,01 | 50,93 |
Đan Mạch | 1.962.914 | 76,52 | -25,04 |
Thái Lan | 1.593.894 | -51,06 | -30,53 |
Singapore | 958.050 | 150,06 | 77,05 |
Malaysia | 713.966 | -3,93 | 56,55 |
Ba Lan | 560.813 | -46,05 | -41,65 |
Myanmar | 513.625 | 56,65 | 192,87 |
Philippines | 283.214 | -38,24 | -70,99 |
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Áo là một trong những nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam khi cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc chưa kết thúc. Hiện nay, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng phát triển trên nhiều lĩnh vực.
Năm 2018, thương mại hai chiều giữa Việt Nam – Campuchia đạt 5,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tăng 34,98% đạt 3,74 tỷ USD và nhập khẩu 963 triệu USD, giảm 6,46%. Như vậy, Việt Nam đã xuất siêu trên 2 tỷ USD…
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại vào Việt Nam trong tháng 1/2019 tăng 1% so với tháng liền kề trước đó nhưng giảm 9,6% so với cùng tháng năm 2018, đạt 156,33 triệu USD.
Việt Nam là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Canada kể từ năm 2015, trong đó Việt Nam ghi nhận xuất siêu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu năm 2019 xuất khẩu nhóm hàng thủy sản của Việt Nam ra thị trường nước ngoài giảm 3,5% so với tháng 12/2018 nhưng tăng 10,7% so với cùng tháng năm 2018, đạt gần 741,14 tỷ USD.
Việt Nam và Myanmar đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 40 năm qua và không ngừng phát triển. Myanmar là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển, với nguồn tài nguyên phong phú và diện tích lớn thứ hai trong ASEAN. Những năm gần đây quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Myanmar ngày càng khả quan.
Tuy không phải là nhóm hàng chủ lực nhập khẩu từ thị trường Canada trong năm 2018, nhưng nhập khẩu sắt thép từ thị trường này lại có tốc độ tăng vượt trội.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2019, cả nước xuất khẩu 486.712 tấn dầu thô, thu về 225,79 triệu USD, tăng 39% về lượng và tăng 49% về kim ngạch so với tháng cuối năm 2018 và cũng tăng 26% về lượng và tăng 10% về kim ngạch so với tháng 1/2018.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng đầu tiên của năm 2019 nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam sụt giảm rất mạnh so với tháng đầu năm 2018, giảm 50,1% về lượng và giảm 55,3% về kim ngạch, đạt 643.665 tấn, tương đương 353,64 triệu USD; và so với tháng cuối năm 2018 xăng dầu nhập khẩu cũng giảm 7,9% cả về lượng và kim ngạch.
Nếu như trong tháng cuối năm 2018, xuất khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu giảm 7,6% thì nay tháng đầu năm 2019 đã lấy lại đà tăng trưởng 10,1% so với tháng 12/2018 đạt 49,8 triệu USD.
Xuất khẩu thức ăn gia súcXuất khẩu nguyên liệu thức ăn gia súc
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự